Ký sự nơi 'cổng trời khô khát'

Quân y Đồn BP Pha Long đến nhà khám chữa bệnh cho người dân.
Quân y Đồn BP Pha Long đến nhà khám chữa bệnh cho người dân.
(PLO) - Từ những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (BP) Pha Long, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lào Cai và người dân, đời sống của nhân dân hai xã biên giới Pha Long và Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương có nhiều khởi sắc. 

Sinh kế giúp dân giảm nghèo

Từ thị trấn Mường Khương ngược lên Đồn BP Pha Long (còn gọi là cổng trời khô khát), qua dốc Tung Chung Phố, con đường vòng cung hiện ra trước mắt, phía dưới là Lũng Pâu, Lũng Núi rộng lớn như một chiếc chảo khổng lồ lớp lớp ruộng bậc thang sắc màu thay theo mùa vụ. Qua đoạn vách đá giăng thành, con đường ngoặt lên gấp những vòng cua tay áo, ngày xưa gọi là dốc Chín Quai. Đếm đủ 9 lần con dốc quặt đi quặt lại để lên một triền đất mới mang tên Tả Ngải Chồ.

Đường uốn lượn quanh những vòm đá nhấp nhô, một bên là vách đá dựng đứng, một bên hun hút vực sâu. Tả Ngải Chồ, nghĩa là chân những núi đá lớn. Đèo Pha Long mang trong lòng bao huyền sử của sông Chảy đã bồi đắp nên những tầng những lớp trầm tích văn hóa bản địa độc đáo. Tên đèo cũng là tên của xã vùng cao vẫn còn giữ được cho mình vẹn nguyên những bản sắc văn hóa của người Mông, Dao, Tày, Nùng cùng những đặc trưng không thể trộn lẫn thể hiện rõ nét trong lễ hội Gầu Tào hàng năm. 

Hai xã Tả Ngải Chồ và Pha Long là nơi cư trú của 6.427 người dân thuộc 12 dân tộc thiểu số khác nhau. Đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt. Tỉ lệ hộ nghèo của hai xã chiếm tới 68,4%. Pha Long là một trong số rất ít xã của huyện Mường Khương còn thôn Ma Lù Thàng chưa có đường giao thông, phải đi bộ bằng đường mòn của dân. 

Những năm qua, nhằm giúp đồng bào các dân tộc Mông, Nùng, Tu Dí, Pa Dí... thoát đói nghèo, cấp ủy, chỉ huy Đồn BP Pha Long, BĐBP Lào Cai đã trăn trở rất nhiều về việc tạo ra sinh kế giúp bà con. Trên cơ sở chọn lựa từ thôn, bản, Đồn BP Pha Long đã hỗ trợ 5 gia đình nghèo giống lợn nái và ngựa để phát triển kinh tế. Sau khi lợn mẹ đẻ được 2 lứa, các hộ dân này mới phải chuyển lợn mẹ sang cho hộ khác chăn nuôi. Cho tới thời điểm này, các con giống mà Đồn BP Pha Long hỗ trợ người dân đều phát triển tốt. Riêng con ngựa hỗ trợ cho gia đình anh Lồ Seo Giả (thôn Tả Lùng Thắng, xã Pha Long) nuôi dưỡng đã đẻ được ngựa con. Lợn mẹ của hộ ông Hoàng Seo Dinh đã đẻ được mấy lứa, lứa sau có 9 con. 

Bản Lồ Suối Tủng, xã Pha Long có 32 hộ, 174 khẩu người Mông nằm cách xa trung tâm huyện Mường Khương 20km. Đường nội thôn của bản là những lối mòn, ngày mưa gió việc đi lại rất khó khăn. Vì vậy, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh Lào Cai và Đồn BP Pha Long, cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân thôn Lồ Suối Tủng đã quyết định bê tông hóa đường nội thôn. Ngoài ngày công của BĐBP, cùng cát, sỏi, xi măng làm tuyến đường nội thôn chiều dài 300 mét. Đoàn thanh niên BĐBP Lào Cai còn quyên góp ủng hộ 80 triệu đồng tiền mặt. Nay bà con đã có con đường mới thuận tiện đi lại. 

Cán bộ, chiến sĩ của Đồn còn giúp dân quy hoạch và khai hoang được 165ha ruộng nước; trồng hơn 700ha ngô, đậu tương bằng giống cao sản; trồng mới 30ha rừng phòng hộ đầu nguồn sông Chảy. Ðặc biệt, BĐBP đã vận động được 50 hộ đồng bào Mông, Nùng, Tu Dí, Pa Dí... lập trang trại sản xuất nông sản sạch, như gạo Séng Cù, lợn đen Mường Khương, gà Ðông Cảo... đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho đồng bào.

Đồn BP Pha Long đã xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả 28 tổ tự quản an ninh thôn bản, xóa 8/8 thôn bản trắng đảng viên, củng cố, nâng cấp 2 chi bộ lên Đảng bộ cơ sở. Hiện nay, 28/28 thôn, bản có chi bộ độc lập. Đến nay, 90% số hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia, có bể nước sạch, trên 60% số hộ gia đình có nhà vệ sinh hợp quy cách. Mạng internet không dây đã được phủ sóng đến từng thôn, bản. Hệ thống trường, trạm, trụ sở làm việc của chính quyền xã được xây dựng khang trang. Thực hiện cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới” do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, đơn vị đã vận động nhân dân xây dựng 15 ngôi nhà Đại đoàn kết tặng người nghèo.

Đồn BP Pha Long có vinh dự hai lần được phong tặng Anh hùng vào năm 1979 và năm 2012. 

Nhọc nhằn con chữ vùng cao

Trên địa bàn Đồn BP Pha Long quản lý, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục còn rất thiếu thốn. Các thôn bản xa chưa có lớp học, các điểm trường bán trú thiếu phòng ở cho học sinh bán trú, học sinh không có chăn ấm, áo ấm về mùa đông… Thôn Lồ Cồ Chin, xã Pha Long nằm cách cửa khẩu phụ Lồ Cồ Chin 500m có 18 hộ dân.

Để đến được các lớp mầm non, lớp tiểu học của thôn, chúng tôi phải lội qua con đường ngập ngụa phân trâu bò. Các lớp học là những ngôi nhà tạm mượn của người dân, nguyên là nơi nhốt trâu bò của bà con trong thôn. Nhà nào cũng rách rưới, xiêu vẹo với mái được che chắn tạm bợ vài tấm prô-xi-măng. Mỗi khi trời mưa gió, nước mưa đổ xuống ngập phủm sàn nhà, thầy trò phải ôm nhau chạy vào nhà dân để tránh trú.

Về mùa đông, các em học sinh phải gồng mình chống chọi với cái rét thấu xương. Vào những ngày rét đậm, rét hại, thầy trò run bần bật theo từng cơn gió rít. Điều đáng nói, gần lớp mầm non tồi tàn, xiêu vẹo của Lồ Cồ Chin là những phòng học kiên cố bỏ hoang.

Tìm hiểu được biết, trường mầm non của thôn đã được xây dựng khá khang trang nhưng do quy hoạch và khảo sát địa chất không hợp lý, nên công trình đã hoàn thành nhưng không thể đưa vào sử dụng do trường bị sạt lở toàn bộ sân chơi, khoét hàm ếch vào móng nhà. Tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn và ngôi trường có thể đổ sập bất cứ lúc nào, đe dọa đến tính mạng của người dân và các em học sinh.

Thượng tá Nguyễn Quang Trung - Chính trị viên Đồn BP Pha Long cho biết: “Từ năm 2012 đến năm 2017, đơn vị đã trực tiếp kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng 2 phòng học cho học sinh mầm non ở thôn Sín Chải B và 2 phòng học cho học sinh mầm non tại thôn Lùng Vùi. Chúng tôi cũng phối hợp với các đơn vị xây dựng 4 phòng ở, 1 nhà đa năng cho học sinh bán trú, khu nhà vệ sinh cho các cháu học sinh Trường Mầm non Pha Long. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận động các nhà hảo tâm tặng nhiều phần quà cho các cháu học sinh trên địa bàn”. 

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.