Không thể chấp nhận hàng loạt cán bộ quản lý giáo dục tham gia gian lận thi cử

TS.Nguyễn Viết Chức phát biểu tại hội nghị.
TS.Nguyễn Viết Chức phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) -TS.Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội (UBTƯ MTTQ Việt Nam) chua xót: Thực tế gian lận thi cử mấy hôm nay rất đau lòng… Không thể chấp nhận hàng loạt cán bộ quản lý giáo dục lại trực tiếp tham gia vào việc gian lận thi cử như ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.

Hôm nay (22/4), tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phản biện đối với dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Dự thảo Luật này đã được Quốc hội cho ý kiến tại 2 kỳ họp vừa qua và dự kiến được xem xét, thông qua tại kỳ họp vào tháng 5 tới đây.

Có thể nói, đây là dự thảo được các đại biểu Quốc hội và nhân dân đặc biệt quan tâm. Bởi vậy, tại hội nghị, các đại biểu đã góp ý thẳng thắn về một số dung của dự thảo Luật này, trong đó có vấn đề nóng bỏng mà dư luận đang bức xúc, đó là gian lận thi cử... 

Cần thiết phải quy định việc ngăn chặn gian lận thi cử

Theo ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường (UBTW MTTQ Việt Nam), Luật sửa đổi lần này cần tạo được chuyển biến tích cực cho nền giáo dục. Đối với những vụ gian lận thi cử vừa qua đã để lại những hậu quả không nhỏ, nhưng khi viện dẫn những văn bản pháp luật thì cơ quan chức năng lại lúng túng, khó khăn trong xử lý.

Chính vì vậy, Luật cần thiết phải đề cập, quy định việc ngăn chặn gian lận thi cử trong thời đại 4.0. Bên cạnh đó theo ông Quang, Luật chưa làm rõ mối quan hệ gia đình - nhà trường, trong khi để nâng cao chất lượng giáo dục, đây là mối quan hệ rất cần được đề cao. Gia đình - nhà trường phải phối hợp để giáo dục, dạy dỗ học sinh. 

Luật cần quan tâm đến việc chống bạo lực học đường, bảo vệ được thân thể, danh dự, nhân phẩm của thầy cô, học sinh...Lấy dẫn chứng việc học sinh Việt Nam ra nước ngoài học ngày càng đông, ông Quang đề nghị làm rõ việc này là do nền giáo dục trong nước gây thất vọng cho học sinh hay vì nguyên dân nào khác nữa. 

Cùng quan điểm, TS.Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội (UBTƯ MTTQ Việt Nam) đề nghị các vấn đề trong Luật Giáo dục sửa đổi phải được quy định rõ ràng. Đơn cử như tiêu chuẩn và quyền hạn của cán bộ quản lý giáo dục đến đâu. 

“Thực tế gian lận thi cử mấy hôm nay rất đau lòng, cho thấy Luật phải ghi rõ cán bộ quản lý giáo dục quyền được làm gì, trách nhiệm đến đâu, tiêu chuẩn, tiêu chí nào để làm cán bộ quản lý giáo dục? Không thể chấp nhận hàng loạt cán bộ quản lý giáo dục lại trực tiếp tham gia vào việc gian lận thi cử như ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang”, TS. Nguyễn Viết Chức nói. 

Cùng với đó, để có cơ sở bảo vệ nhà giáo, theo ông Chức, tiêu chuẩn giáo viên phải được quy rõ trong Luật. Không thể để tình trạng như hiện nay, giáo viên phải “chạy” các loại chứng chỉ, văn bằng, giáo viên đi dạy nhưng cứ nơm nớp vì bị trượt viên chức.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

“Đó là những việc cần làm ngay chứ không chỉ chăm chăm lo viết sách giáo khoa, bởi quan trọng nhất là giáo viên chứ không phải sách giáo khoa. Sách hay đến mấy mà giáo viên không đáp ứng yêu cầu cũng không có hiệu quả”, TS. Nguyễn Viết Chức nêu quan điểm và cho rằng, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm là bất cập, trẻ em bây giờ phát triển tốt hơn cả về thể chất, trí tuệ, do đó nên rút còn 11 năm. 

Phải được tự chủ tuyển dụng giáo viên

Cho rằng thực hiện nhiều bộ sách giáo khoa rất dễ lộn xộn, lúng túng trong lựa chọn bộ sách nào để học, chưa kể việc gây lãng phí về ngân sách, tạo gánh nặng cho gia đình và học sinh, ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật kiến nghị nên có một bộ sách giáo khoa phổ thông quốc gia. Bên cạnh đó cần phải thực hiện bằng được giảm tải, không để nặng về kiến thức hàn lâm như hiện nay.

Đánh giá cao dự thảo Luật lần này có nhiều sửa đổi tích cực, hợp lý hơn trước, nhưng theo Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội Nguyễn Xuân Khang, dự thảo Luật vẫn chưa thể hiện rõ tính đặc thù của lĩnh vực giáo dục. Ông Khang đề nghị giáo dục phải được tự chủ về nhân sự và tài chính. Theo đó, ngành giáo dục phải được tự chủ tuyển dụng giáo viên, không qua ngành nội vụ như hiện nay, tương tự như công an, quân đội được tự chủ tuyển dụng. Tự chủ về tài chính nghĩa là ngân sách đầu tư thẳng cho giáo dục, không phụ thuộc Bộ Tài chính.

Ngoài những nội dung trên, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, Luật cần bao quát nhiều vấn đề đang là nỗi bức xúc hiện nay của xã hội như thực phẩm bẩn vào trường học, bạo lực học đường với thầy cô và học sinh... Giải quyết vấn đề này, dự thảo Luật phải có những quy định cụ thể để điều chỉnh. Nếu không có chế tài  xử lý những vấn đề này thì tình trạng bức xúc trong giáo dục không thể giải quyết được. Đặc biệt, Luật cần xử nghiêm những trường hợp lợi dụng chức vụ quyền hạn để nâng điểm, nâng hạnh kiểm như thời gian vừa qua.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.