Ghi âm, ghi hình bảo vệ cả bị can và cán bộ hỏi cung

Đại biểu Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh) phát biểu tại hội trường
Đại biểu Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh) phát biểu tại hội trường
(PLO) - Tại phiên thảo luận Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) hôm qua (17/6), nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định khi hỏi cung phải ghi âm, ghi hình cũng như quy định bị can, bị cáo được đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Trình Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) trước Quốc hội, Chính phủ đề nghị ngoài quy định phải lập biên bản như hiện nay, cần quy định bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can nhằm phản ánh trung thực quá trình hỏi cung, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình; đồng thời đây chính là một trong những căn cứ quan trọng để bảo vệ các cán bộ tư pháp đã tiến hành tố tụng đúng pháp luật. 
Chống bức cung, nhục hình
Đại biểu Quốc hội (ĐB) Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng đây là một quy định tiến bộ, thể hiện sự công khai, minh bạch, khắc phục được việc bức cung, nhục hình. Tuy nhiên, vấn đề ĐB Học băn khoăn là nguồn kinh phí. “Tôi đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật khảo sát để giải trình trước Quốc hội nguồn kinh phí chúng ta trang bị cho việc ghi âm, ghi hình là bao nhiêu, chúng ta có đáp ứng được hay không?”, ông Học nói. 
Ủng hộ quy định phải ghi âm, ghi hình tất cả mọi trường hợp, ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) nhấn mạnh, ngoài việc chống ép cung, chống nhục hình còn  giúp cơ quan tố tụng trong những trường hợp bị phản cung. 
“Không ai thích khi làm một việc luôn luôn có một cái máy theo dõi, quản lý chặt chẽ, nhưng theo tôi, trong thực tế để tránh được những sai sót thì nên áp dụng biện pháp này. Tuy có tốn kém, phải đầu tư, nhưng tôi nghĩ có thể làm được” - ĐB Trường nói.
ĐB Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh) chỉ ra thực tế hiện nay nhiều tỉnh, thành phố đã tiến hành ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung nhằm bảo đảm căn cứ chặt chẽ trong đấu tranh đối với các tội phạm. Tuy nhiên, trước quan điểm của Ủy ban Tư pháp cho rằng chỉ ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung đối với các tội và hình phạt tù chung thân và tử hình, ĐB Trường thẳng thắn “là không phù hợp”. Vì trên thực tế, việc bức cung, nhục hình để xảy ra oan sai không chỉ xảy ra đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà còn xảy ra đối với mọi loại tội phạm.
Trước ý kiến cho rằng, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn như hiện nay, quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can rất khó khả thi. ĐB Trường dẫn chứng: “Trên thị trường hiện nay, giá một chiếc máy ghi âm chỉ trên dưới 1.000.000 đồng. Ngay trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nhiều Bộ, ngành đã áp dụng việc ghi hình, chưa nói đến tư pháp là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến các quyền cơ bản nhất của con người, đó là quyền tự do, quyền sống”, do đó ông tỏ ra lạc quan về tính khả thi trong quy định nói trên.
Ở một khía cạnh khác, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) lại lưu ý: Cần phải rà soát lại các quy định cụ thể trong Dự thảo có liên quan đến thủ tục niêm phong, bảo quản băng ghi âm để các thông tin này trở thành nguồn chứng cứ trực tiếp chứng minh của vụ án, còn nếu theo ý kiến của Ủy ban Tư pháp chỉ ghi âm, ghi hình đối với tội có hình phạt tù chung thân, tử hình, hoặc trường hợp khác xét thấy cần thiết. 
Nếu quy định như vậy, trường hợp khác xét thấy cần thiết là những trường hợp nào?. Như vậy dễ dẫn đến sự tùy tiện trong hỏi cung và không khách quan, là mâu thuẫn với đề xuất trong Báo cáo giám sát oan, sai mà Quốc hội mới thảo luận. 
Bị cáo không biết chữ, có thể nhờ người khác?
Về quyền của bị can, bị cáo đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án, Chính phủ đề xuất, nhằm tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa đã được hiến định, cần bổ sung cho họ quyền này và quy định về điều kiện đọc, thời điểm đọc, phạm vi và cách thức đọc. 
ĐB Đặng Công Lý (Bình Định) đánh giá đây là biện pháp cần thiết để bảo đảm cho họ thực hiện quyền tự bào chữa một cách công bằng. Tuy nhiên, Dự thảo Luật mới quy định bị can, bị cáo được quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội trong vụ án, trong trường hợp bị cáo không mời được người bào chữa mà chưa quy định những bị can, bị cáo theo khung hình phạt chung thân, tử hình. 
Bên cạnh đó, tố tụng hình sự nước ta thuộc mô hình thẩm vấn, do vậy hồ sơ vụ án có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm, đòi hỏi hồ sơ phải được bảo quản hết sức nghiêm ngặt. 
“Quá trình soạn thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự, Ban soạn thảo đã tính đến vấn đề này chưa? Đồng thời, bảo đảm quyền của bị can, đọc hồ sơ vụ án không chỉ liên quan đến Bộ luật Tố tụng Hình sự mà còn liên quan chặt chẽ đến Luật Tạm giữ, Tạm giam đang được Quốc hội thảo luận. Vì vậy, phải bảo đảm sự liên thông giữa hai luật này” - ĐB đề nghị.
Còn ĐB Lê Dân Khiết (An Giang) đề nghị Ban soạn thảo, Quốc hội xem xét thêm cho trường hợp bị can, bị cáo không biết chữ hoặc đọc được, viết không được hoặc bị can, bị cáo phải nhờ phiên dịch thì nên có chế định để được người khác giúp, có thể đó là cán bộ quản giáo hoặc người bị giam cùng phòng. Với sự đồng ý của cơ quan điều tra và giám thị ở trại giam  và để việc cất giữ đảm bảo an toàn cần có một quy định trật tự theo nội quy của trại tạm giam.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng sử dụng các tài liệu vào mục đích bất hợp pháp hoặc gây phương hại cho người khác, ĐB Siu Hương (Gia Lai) và một số ĐB đề nghị quy định cụ thể việc bị can, bị cáo được đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án như số lần đọc, thời gian và nơi lưu trữ, lưu trữ tài liệu mà bị can, bị cáo sao chép… 

Đọc thêm

Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội: Xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngoc Tuấn phát biểu khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/3, HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề khóa XVI HĐND TP để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác cán bộ. Tại Kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.