Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: 'Gừng càng già, càng cay'?

Còn nhiều tranh luận về tăng tuổi nghỉ hưu, đặc biệt với ngành đặc thù như nhà giáo.
Còn nhiều tranh luận về tăng tuổi nghỉ hưu, đặc biệt với ngành đặc thù như nhà giáo.
(PLVN) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa chính thức đưa ra phương án sửa đổi quy định hiện hành về đề xuất nâng tuổi hưu cho người lao động bắt đầu từ năm 2021. Theo đó, dự thảo đưa ra 2 phương án, theo đó tuổi nghỉ hưu của nam sẽ tăng dần đến đủ 62 tuổi, nữ tăng dần đến đủ 60 tuổi. Cùng với đó, luật cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 năm hoặc muộn hơn 5 năm để đáp ứng các nhu cầu khác nhau… Nhiều ý kiến cho rằng, không nên đánh đồng tuổi nghỉ hưu với các ngành nghề lao động trực tiếp…

Có “chiếm chỗ” của người trẻ?

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), ba lý do được bộ này lý giải cho đề xuất tăng tuổi hưu gồm: dân số đang già hóa, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để bảo đảm cân bằng ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội và khả năng lao động sau tuổi nghỉ hưu của người Việt Nam còn cao.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá), Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là hợp lý vì thực tế vẫn có 42% người lao động sau nghỉ hưu tham gia vào thị trường lao động. Lương hưu của người lao động hiện rất thấp, bình quân chỉ khoảng ba triệu đồng. Nếu kéo dài thêm thời gian làm việc sẽ giúp người lao động tích lũy thêm quỹ hưu trí để có thể được hưởng tiền lương hưu cao hơn. Bên cạnh đó, việc tăng tuổi hưu cũng giúp Việt Nam có thể chuẩn bị đi trước đón đầu, tiếp cận với quá trình già hóa dân số sắp tới.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cũng khẳng định, việc tăng tuổi nghỉ hưu là “không thể trì hoãn”. Bộ trưởng Dung nhấn mạnh: “Không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc và nếu không tăng tuổi nghỉ hưu thì sẽ truyền gánh nặng cho thế hệ sau”. 

Tuy nhiên, không ít đại biểu Quốc hội vẫn chưa đồng tình với đề xuất này. Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thực tế các quốc gia tăng tuổi nghỉ hưu là quốc gia thiếu lao động. Trong khi đó, Việt Nam mỗi năm có hơn một triệu lao động thất nghiệp, lại đang trong thời kỳ giảm biên chế.

Mặt khác, tại Việt Nam chủ yếu là lao động nặng nhọc, cơ bắp, không phù hợp để làm việc khi đã lớn tuổi. Chủ các doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng người lớn tuổi vào lao động trực tiếp. Do đó, nếu tăng tuổi hưu, năng suất lao động sẽ không cao. Ngược lại, người trẻ sẽ thiếu việc làm, hậu quả đối với xã hội là rất lớn.

Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng cho rằng, việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã được bàn luận từ nhiều năm trước nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của người lao động. Nhiều sinh viên hiện ra trường không có việc làm, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ mất đi cơ hội có việc làm của giới trẻ. Vì vậy, đến ngưỡng nào đấy nên khép lại tuổi lao động để tạo cơ hội cho giới trẻ có việc làm. Theo bà Mai, không nên vì sợ vỡ quỹ bảo hiểm mà đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu mà cần đánh giá rõ tác động của đề xuất này đối với các tầng lớp lao động.

Ở góc độ khác, đại biểu Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chỉ quy định tăng tuổi nghỉ hưu với lao động nói chung. Tuy nhiên, các đối tượng, ngành nghề khác nhau cần có quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau. Chẳng hạn như tuổi nghỉ hưu của thẩm phán toà án nhân dân tối cao hay kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 65 tuổi, song cũng quy định rõ từ tuổi 60 trở đi, người lao động vẫn là thẩm phán và kiểm sát viên nhưng không giữ các chức vụ quản lý…

Ông đồng tình với đề xuất tăng tuổi hưu bởi đây là xu thế của thế giới trước sự già hóa dân số và bảo đảm an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay. Tuy nhiên, Luật Lao động nên có lộ trình tăng tuổi hưu và mức tăng phù hợp với các ngành nghề lao động khác nhau.

Còn theo ông Hiểu, Luật Lao động sửa đổi chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, phần lớn viên chức và những ngành đặc thù đòi hỏi lao động trình độ cao. Ngược lại, không nên tăng tuổi hưu đối với những người lao động trực tiếp. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dẫn kết quả mà Hội đã khảo sát ở 5 tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh khác cho thấy: Lao động ở khu vực hầm lò độc hại, lao động một số ngành nghề nghiệp, cô giáo mầm non… hầu hết muốn được nghỉ hưu sớm.

Nhà giáo - “ Thầy già, con hát trẻ?”

Ở góc độ nghề đặc thù, có nên tăng tuổi hưu cho nhà giáo? Nhiều ý kiến cho rằng nên tăng vì “gừng càng già càng cay”, song cũng không ít ý kiến khẳng định đã hết thời “thầy già, con hát trẻ”. Theo nhiều ý kiến phân tích, nhà giáo, nhất là bậc mầm non và tiểu học, đa phần là phụ nữ, ở tuổi 50, 60, họ thay đổi tâm sinh lý rất nhiều, cơ thể đã mất sức rất nhiều do vừa hoạt động xã hội vừa phục vụ gia đình, sinh đẻ... Họ cần được nghỉ ngơi, do đó không nên tăng tuổi hưu cho họ cũng như phụ nữ nói chung. 

Hình minh họa
Hình minh họa

Và đứng trước dự thảo này, hơn ai hết, các nhà giáo đều cho rằng, với người trực tiếp đứng lớp trên 30 năm, “thầy già, con hát trẻ” không còn phù hợp. Bởi lẽ, công việc của một giáo viên đến lớp, để  đảm bảo kiến thức phải dành thời gian nghiên cứu trau dồi chuyên môn. Ngoài giờ dạy, giáo viên phải chấm trả bài kiểm tra, soạn giáo án, tham gia vô số các phong trào, hội thi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội họp, chuyên đề, bồi dưỡng quanh năm…

Chưa kể,  giáo viên chịu áp lực về thành tích, thi đua, áp lực chất lượng về phía giáo viên và học sinh. Hơn nữa, giáo viên trực tiếp đứng lớp sắp về hưu hầu hết đều mắc bệnh nghề nghiệp như viêm phổi (hít bụi phấn), viêm thanh quản, viêm họng (do nói quá nhiều), đau dạ dày, tiểu đường, viêm khớp (đi lại nhiều), cao huyết áp, tim mạch (nóng giận khi xử lý học sinh vi phạm),… Do đó có thể nói giáo viên tới khi về hưu như hiện nay với nữ đủ 55 tuổi, nam 60 tuổi là trung bình khoảng 35 năm cống hiến là đã quá sức chịu đựng của giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Từ một góc độ khác, chị Nguyễn Thị Phương chia sẻ câu chuyện thực tế: “Các con và cháu tôi lứa tuổi học cấp 2 và 3 hơn chục đứa, chúng nó nói không thích các thầy cô lớn tuổi vì ít cập nhật kiến thức mới, từ tin học tới ngoại ngữ hoặc ứng dụng những điều mới mẻ vào bài học. Chưa kể cách tiếp cận ứng xử với chúng thường thô bạo hơn các thầy cô trẻ bởi tâm lý mình nhiều kinh nghiệm, có “số má” quyền uy.

Bây giờ không phải là thời “thầy già con hát trẻ” mà “thầy trẻ, con hát trẻ”. Bạn tôi là giáo viên thuộc nổi tiếng ở trường chuyên mà còn cay đắng bảo: Lũ trẻ con thấy thầy cô lớn tuổi là chúng nó chán. Không chỉ vấn đề sức khỏe, sức ỳ... Tôi đã từng chứng kiến cảnh cả lớp, hàng chục đứa trẻ chỉ 6, 7 tuổi đầu ngồi lặng lẽ, ngơ ngác, sợ sệt, buồn tủi nhìn cô giáo của mình chì chiết, đay nghiến về một tội mà các em không hề phạm. Đơn giản chỉ vì cô mệt mỏi với tuổi tác, trầm cảm vì vị trí công việc, cuộc sống không như ý mà cứ phải kéo lê...

Nghề giáo là một nghề đặc thù, xin đừng đánh đồng với những nghề khác trong xã hội. Hãy cho các con đến trường với tâm thế chờ đợi một ngày vui.... Cũng có ý kiến đề nghị nên cho phép thầy cô gia hạn thời gian nghỉ hưu, khi đó ai còn sức và tâm huyết với nghề sẽ có thể tiếp tục còn ai muốn về hưu với con cháu thì về…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng: Khi mà những người soạn thảo luật hẳn là chưa hình dung hết cảnh cô giáo mầm non đã ngoài 50 tuổi vẫn phải múa hát; chị công nhân dệt may ngồi còng lưng bên máy 10 tiếng mỗi ngày; hay anh công nhân điện tử mắt đã mờ vẫn phải cố đến ngày về hưu… thì việc tăng thêm 2 năm, 5 năm tuổi hưu là gánh nặng với họ đến mức nào?... Chưa kể, hiện có hàng ngàn cử nhân được đào tạo bài bản, công nghệ thông tin, ngoại ngữ rành rọt rất thích hợp cho việc đổi mới hiện nay, nhưng đành ngậm ngùi chờ kiến thức dần dần mai một theo thời gian vì không tìm được việc… 

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.