Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại cuộc họp
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại cuộc họp
(PLVN) - Sáng 22/2, chủ trì cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sắp được tổ chức tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh yêu cầu các cơ quan liên quan gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị; trong đó công tác an ninh, an toàn là ưu tiên hàng đầu và phải được bảo đảm tuyệt đối.

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TP Hà Nội và một số bộ, ngành liên quan khác.

Tại cuộc họp, sau khi nghe lãnh đạo các bộ, ban, ngành, TP Hà Nội báo cáo công tác chuẩn bị về an ninh, vật chất, hậu cần, Trung tâm báo chí quốc tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá công tác chuẩn bị đang được triển khai quyết liệt, khẩn trương với sự vào cuộc và phối hợp tích cực của tất cả các bộ, ngành liên quan.

Phó Thủ tướng hoan nghênh nỗ lực của các cơ quan và đề nghị các cơ quan tiếp tục quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp ngày 19/2.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định, việc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai tổ chức tại Việt Nam là sự kiện chính trị, đối ngoại có ý nghĩa hàng đầu của Việt Nam trong năm 2019, thể hiện sinh động chủ trương Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế và đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các vấn đề khu vực và quốc tế, qua đó góp phần quảng bá tới bạn bè quốc tế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, điểm đến thuận lợi cho thu hút đầu tư, thương mại, du lịch và trao đổi văn hóa đa dạng, đậm bản sắc Việt Nam.

Nhấn mạnh thời gian từ nay tới khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều còn rất ngắn, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các cơ quan liên quan gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị, trong đó công tác an ninh, an toàn là ưu tiên hàng đầu và phải được bảo đảm tuyệt đối; công tác lễ tân phải bảo đảm chu đáo, trọng thị, tinh thần là hỗ trợ, bảo đảm thuận lợi tối đa cho hai đoàn đàm phán gặp gỡ, trao đổi, làm việc tại Việt Nam đạt kết quả tốt.

Về công tác tuyên truyền, báo chí, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu phải tạo điều kiện tối đa cho phóng viên quốc tế đến Việt Nam đưa tin về Hội nghị và các hoạt động song phương nhân dịp này.

Liên quan đến công tác chuẩn bị, Thượng tá Nguyễn Thành Long - Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hà Nội  khẳng định Công an TP đã sẵn sàng cho việc đảm bảo an ninh tuyệt đối phục vụ Hội nghị. Các phương án bảo vệ Hội nghị sẽ được triển khai ở cấp độ cao nhất.

Hàng nghìn cán bộ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự cùng với lực lượng Công an các quận, phường sẽ được huy động tối đa tham gia công tác đảm bảo an ninh. Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội cũng cho biết đã huy động 100% quân số gồm hơn 1.000 cán bộ, chiến sỹ tham gia dẫn đoàn, phân luồng cho các đoàn đại biểu quốc tế. 

Ngoài ra, hơn 300 nút giao trọng điểm luôn duy trì các tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông, ngăn chặn ùn ứ từ xa. Đội Cảnh sát giao thông dẫn đoàn sẽ huy động gần 30 xe đặc chủng hiện có, phối hợp với các đơn vị khác bổ sung phương tiện khi cần thiết. 

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, so với lần tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tại Singapore thì lần này thời gian để Việt Nam chuẩn bị cho Hội nghị rất ngắn.

Thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo chính thức địa điểm tổ chức tại Việt Nam hôm 6/2, nêu địa điểm là tại Hà Nội sau đó mấy ngày, tức là Việt Nam có chưa đến 20 ngày để chuẩn bị.

Trong khi đó, công tác chuẩn bị gồm rất nhiều nội dung, đó là an ninh, lễ tân, hậu cần và công tác thông tin báo chí.

Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, cho đến nay, có thể nói về cơ bản các công việc chuẩn bị đã triển khai theo đúng tiến độ và hai nước Mỹ - Triều Tiên đều đánh giá cao, cảm ơn công tác chuẩn bị của Việt Nam. Các lĩnh vực an ninh, lễ tân đã được Việt Nam bàn bạc rất sát với hai nước Mỹ - Triều Tiên để có phương án cụ thể, đặc biệt là về an ninh có nhiều phương án khác nhau về bảo vệ, chống cháy nổ, các phương án dự phòng, phương án đảm bảo an ninh trong di chuyển, an ninh, an toàn mạng internet…

Rất nhiều khâu công việc đã được triển khai. Về lễ tân cũng vậy, từ địa điểm họp, khách sạn nơi ở, lễ tân đưa đón trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

Về công tác thông tin báo chí, chúng ta đã chuẩn bị tốt hạ tầng cho Trung tâm báo chí, triển khai đăng ký phóng viên, tạo điều kiện cho phóng viên quốc tế vào Việt Nam tác nghiệp, triển khai hệ thống thông tin mạng để có thể đưa thông tin sớm và nhanh tới phóng viên báo chí nước ngoài. Cho đến nay, việc chuẩn bị cơ bản đạt tiến độ đề ra, được hai nước đánh giá cao.

Để phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sắp diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28/2, đại diện  Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) cho biết việc tăng cường an ninh cấp độ 1 - cấp độ cao nhất bắt đầu áp dụng từ ngày 20/2.

Ngay từ sáng sớm 20/2, lực lượng an ninh kiểm soát sân bay Nội Bài đã được huy động tối đa cả bên trong và bên ngoài. Nhân viên an ninh tăng cường tối đa, hành khách tháo giày, cởi áo khoác, trả lời phỏng vấn khi qua máy soi... là những biện pháp được áp dụng với an ninh cấp độ 1 tại Nội Bài.

Việc đảm bảo an ninh tại cảng những ngày này sẽ do Cục Hàng không Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng Công ty Quản lý bay cùng phối hợp tổ chức. Hơn 800 nhân viên an ninh, cơ động của sân bay được huy động, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài bắt đầu những ngày công tác an ninh được thắt chặt tối đa.

Trong toàn thời gian áp dụng cấp độ tăng cường an ninh cao nhất, lực lượng kiểm soát sẽ tăng tần suất sử dụng máy dò kim loại bằng tay đối với hành khách, hành lý và phương tiện.

Hành lý xách tay, ký gửi đã qua máy soi mà không có hình ảnh nghi vấn sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên lần 2. Việc đón tiễn khách tại khu vực hạn chế sẽ bị cấm hoàn toàn. Khu vực công cộng, khu vực dừng đỗ của máy bay cần được chiếu sáng và giám sát liên tục bằng camera an ninh. Tại mỗi cửa lên máy bay, một nhân viên an ninh sẽ có nhiệm vụ đứng bảo vệ, giám sát.

Để chuẩn bị cho sự kiện, sân bay quốc tế Nội Bài được yêu cầu chuẩn bị ít nhất 5 vị trí đỗ chuyên cơ và các vị trí đỗ cho máy bay chở đoàn tháp tùng của lãnh đạo 2 nước Mỹ và Triều Tiên.

Các máy bay dự kiến hạ cánh tại Nội Bài gồm hai chiếc Không lực 1 (Air Force One) của Tổng thống Mỹ và nhiều chuyến máy bay vận tải C-17 chở đồ đạc hậu cần. Hành trang của Tổng thống Mỹ sang Việt Nam dự kiến có hai chuyên xa limousine bọc thép chống đạn và một trực thăng Marine One.

Ngoài những phương tiện đặc chủng dành riêng cho Tổng thống Trump, Mỹ còn mang sang Việt Nam các xe chở quan chức, bác sĩ, nhân viên báo chí của Nhà Trắng và các cơ quan truyền thông được phép tác nghiệp theo đoàn.

Để đảm bảo hoạt động bay, Công an TP Hà Nội đề nghị các tổ chức, cá nhân gần khu vực sân bay không được sử dụng đèn chiếu laser, đèn pha công suất lớn vào máy bay; không sử dụng các phương tiện bay siêu nhẹ, không được đốt rơm rạ… gây ảnh hưởng đến việc cất, hạ cánh của máy bay.

Công an TP cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân chấp hành các yêu cầu, hướng dẫn của lực lượng đang thi hành công vụ khi có đoàn đi qua như: Đóng hết các cửa sổ quay ra đường chính từ tầng 2 trở lên; Không đứng trên tầng thượng, cửa sổ để quan sát, quay phim, chụp ảnh hoặc có các hành vi đe dọa an ninh, an toàn khi có đoàn đi qua. VOV

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.