Cơ hội đẩy lùi thoát nghèo

Cơ hội đẩy lùi thoát nghèo
(PLO) -  Giai đoạn 2016-2020, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững kỳ vọng một chặng phát triển mới thông qua áp dụng phương pháp đo lường đa chiều.
Hiệu quả chưa bền vững
Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam từ một đất nước lạc hậu bắt tay vào khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng đất nước. Trải qua những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tỷ lệ đói nghèo luôn ở mức cao, nhất là ở những vùng nông thôn, miền núi xa xôi. 
Năm 1993 tỷ lệ nghèo còn 58%, rồi với biết bao nỗ lực, tỷ lệ ấy giảm dần. Đến cuối năm 2015 chỉ còn khoảng 4,5% và sẽ tiếp tục giảm vào năm 2016. Thành quả ấy có được trước hết nhờ vào những chính sách nhân văn, lan tỏa và thiết thực, gắn với sự nhận thức và nỗ lực của đông đảo nhân dân. 
Còn nhớ, vào tháng 9/2000 tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp quốc, Việt Nam là một trong 189 nước thành viên cam kết Mục tiêu Thiên niên kỷ, gồm những cam kết hợp tác toàn cầu về xóa nghèo đói, phát triển và bảo vệ môi trường. Trong 15 năm qua, Việt Nam đã ưu tiên thực hiện các mục tiêu này, đồng thời đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế-xã hội. 
Song đáng nói là trong thực tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm không đều. Ở những vùng núi xa xôi cao gấp 3,5 lần so với tỷ lệ trung bình cả nước. Nhiều học sinh còn chưa được đến trường, tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm ổn định lớn, người dân khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội. Rất nhiều hộ dân đang ở sát ngưỡng nghèo, chỉ cần đổ trọng bệnh, gặp một cú sốc, một tai nạn là tái nghèo. 
Đó là chưa kể đến các dạng nghèo đô thị mới đã xuất hiện trong các nhóm dân di cư và lao động tự do. Thí dụ như ở TP Hồ Chí Minh, theo điều tra của địa phương, tỷ lệ nghèo đa chiều trong nhóm nhập cư cao gấp bốn lần so với cư dân của thành phố.
Một điều dễ nhận thấy là Mục tiêu Thiên niên kỷ chưa hoàn thành tại Việt Nam hiện nằm ở một số địa bàn và nhóm dân cư, trong đó có đồng bào thiểu số ở miền núi, nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Nói đúng hơn, hệ thống an sinh xã hội chủ yếu hướng tới các nhóm lao động chính thức, hưởng lương theo chế độ và các nhóm nghèo nhất nhận trợ cấp xã hội. 
Trong khi đó, nhóm cận nghèo - gồm người có thu nhập thấp, bấp bênh, việc làm không ổn định, dễ tổn thương trước một biến cố chưa được quan tâm đúng mức. Thêm nữa, mức hỗ trợ thường xuyên cho các nhóm đối tượng này quá thấp, không thể tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của họ. Trong khi đó các gia đình có thu nhập thấp này cần được giúp đỡ, bảo đảm an sinh để không chỉ tạo ra năng lực chống chọi với các cú sốc mà còn để đầu tư cho con em mình và tăng khả năng nắm bắt các cơ hội có việc làm tốt hơn.
Đẩy mạnh tiếp cận và trợ giúp hiệu quả
Nhằm giảm nghèo đến mức thấp nhất, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, các vùng hẻo lánh, cần lắm những chính sách đủ mạnh để thực thi hiệu quả. Quyết tâm ấy của Chính phủ đã thể hiện trong Nghị quyết 80, trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo bền vững, và đáng chú ý gần đây là việc thông qua Kế hoạch Hành động đẩy nhanh các Mục tiêu Thiên niên kỷ cho vùng dân tộc thiểu số và Đề án Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, giai đoạn 2016-2020.
Việc triển khai Đề án Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều sẽ hiện thực hóa các luận cứ (như đã nêu trong Nghị quyết 76 của Quốc hội về định hướng giảm nghèo bền vững), giúp Chính phủ cung cấp được các hỗ trợ toàn diện hơn, cho nhiều người nghèo hơn, đặc biệt là người dân các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, người di cư tự do.
Điểm mới của Đề án, trước hết nhằm đổi mới cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, kém hiệu quả, đồng thời lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, ưu tiên các chính sách hỗ trợ đối với phụ nữ và trẻ em nghèo, mở rộng chính sách đối với hộ cận nghèo…
Thứ hai, Đề án không chỉ đánh giá nghèo về thu nhập mà xác định trên cả năm dịch vụ xã hội cơ bản như: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Hiểu đơn giản, nghèo đa chiều là phương pháp tiếp cận nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. 
Theo đó, hộ nghèo được chia thành ba nhóm: Nhóm một gồm những hộ nghèo cùng cực, vừa thiếu hụt thu nhập vừa thiếu hụt 1/3 tổng điểm tiếp cận dịch vụ cơ bản; nhóm hai gồm nghèo thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều; nhóm ba có thu nhập cao hơn chuẩn chính sách và thiếu hụt 1/3 tổng điểm tiếp cận dịch vụ cơ bản. 
Việc chia tách rõ đối tượng nghèo theo từng tiêu chí, theo các cơ quan chức năng, để có chính sách can thiệp cụ thể và tập trung hơn. Với hộ nghèo thu nhập thì tập trung tạo việc làm để họ tăng thu nhập. Hộ nghèo cùng cực thì tập trung hỗ trợ trực tiếp, giúp họ cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, từ đó tăng thu nhập.
Nỗ lực trong tư duy mới
Tuy nhiên, đây là vấn đề không chỉ thực hiện một sớm một chiều bởi còn phải bảo đảm quá trình thiết kế hài hòa các Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững và Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới. Việc phân bổ nguồn lực trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay là vấn đề khá khó khăn. Cụ thể hơn, theo chuẩn mới số hộ nghèo sẽ tăng từ 4,5% lên 12%, do đó gây nên áp lực cho phân bổ ngân sách. 
Hay như việc quy định chuẩn nghèo mới được xây dựng sau Đại hội Đảng ở các tỉnh, thành kéo theo mục tiêu giảm nghèo trong 5 năm tới cũng cần phải điều chỉnh. Đó là chưa kể đến những thách thức về nhân lực, nguồn lực của cán bộ địa phương, hiện vẫn phải kiêm nghiệm, thiếu trình độ chuyên môn dẫn đến việc rà soát, đo lường gặp nhiều khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng: “Chúng ta đang đứng trước thách thức lớn trong giai đoạn mới, đòi hỏi cách làm phải vượt ra khỏi tư duy cũ trong triển khai các chính sách giảm nghèo. Đặc biệt, phải tăng các chính sách cho vay để tạo dựng cơ hội cho người dân có nội lực vươn lên, giảm dần chính sách cho không. Để một chính sách mới thẩm thấu vào cuộc sống, tất nhiên cũng phải có thời gian, nhưng rõ ràng từ cách quản lý, thực hiện buộc phải có nhiều sáng tạo mới”.
Đồng quan điểm ấy, nhiều chuyên gia cho rằng việc bình xét hộ nghèo cần phải được thực hiện công khai, có sự tham gia giám sát của cộng đồng, các đoàn thể, tránh tình trạng “xin-cho” như đã từng diễn ra trong những năm qua.

Đọc thêm

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).