Có hay không 3 cú rung chấn khiến người Huế xôn xao?

Sáng 5/3 vừa qua, nhiều dãy nhà tại khu tập thể (KTT) Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bất ngờ bị rung chuyển đến 3 lần chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Hiện tượng lạ này khiến người dân đoán già đoán non: “Ở Huế đã lần đầu tiên xuất hiện động đất?”.

Sáng 5/3 vừa qua, nhiều dãy nhà tại khu tập thể (KTT) Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bất ngờ bị rung chuyển đến 3 lần chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Hiện tượng lạ này khiến người dân đoán già đoán non: “Ở Huế đã lần đầu tiên xuất hiện động đất?”.

3 cú rung chấn cạnh Đàn Xã Tắc?

Ngày 6/3 - một ngày sau trận rung đất nêu trên, chúng tôi đã tìm đến hiện trường để tìm hiểu sự việc và người dân nơi đây vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng, ngỡ ngàng.

Em Lê Hồng Sơn (16 tuổi, ở dãy nhà 28, KTT Xã Tắc) kể lại: Khoảng 8h30 hôm đó, Sơn đang học bài ở nhà thì bất chợt thấy sách vở, bút mực trên bàn học rung nhẹ. Đưa mắt ngó quanh, Sơn thấy chiếc bàn thờ trên tường cũng đang “rùng mình”. Tiếp đó, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì Sơn nghe tiếng la ó râm ran trước sân nên vội chạy ra thì biết rằng nhiều nhà khác cũng bị rung chuyển.

Em Lê Hồng Sơn kể lại sự việc rung đất mà mình tận mắt chứng kiến.
Em Lê Hồng Sơn kể lại sự việc rung đất mà mình tận mắt chứng kiến.

“Đợt rung chuyển đầu tiên kéo dài chừng 7 phút, sau đó nhà em tiếp tục bị rung thêm hai lần nữa với cường độ nhẹ hơn và thời gian ngắn hơn” - Sơn hồi tưởng.

Cùng tâm trạng, chị Vũ Thị Nở (54 tuổi, ở phòng 3, dãy 27 KTT Xã Tắc) tiếp chuyện chúng tôi với vẻ mặt lo lắng. Theo chị Nở, thời điểm xảy ra hiện tượng rung đất, chị đang bế cháu xem vô tuyến.

“Thấy cái ti vi rung rung, tôi cứ nghĩ mình hoa mắt nên định chạy đi rửa mặt cho tỉnh táo. Ai dè không chỉ ti vi mà tất cả các vật dụng đều rung chuyển, thậm chí mặt đất cũng rung rung như động đất vậy nên tôi vội bế cháu ra sân để tránh điều dữ chẳng may ập đến” - giọng chị Nở thấp thỏm.

Cũng theo chị Nở, trận rung chuyển còn khiến mái tôn nhà chị phát ra âm thanh kẽo kẹt như bị gió lớn thổi vào, mặc dù thời điểm đó bầu trời hoàn toàn tĩnh lặng.

Một nhân chứng khác là chị Trần Thị Dung (ở dãy nhà 29, KTT Xã Tắc) xác nhận: “Tôi đang nằm ngủ mơ màng thì chiếc giường nệm rùng rùng như thể máy mát-xa chuyên dụng. Cơn rung chuyển kéo dài khoảng 5 phút thì hết, sáng hôm đó xảy ra rung đất đến ba lần như vậy”.

Cơn rung đất kì lạ đã khiến hàng chục hộ dân hốt hoảng di chuyển đồ đạc ra khỏi nhà, tìm nơi thoáng đãng để trú ẩn. “Tui nhớ có lần xem ti vi thấy ngoài Hà Nội bị rung nhà, người ta ồ ạt chạy ra đường nên cũng làm theo” - cụ bà Lê Thị Đương (62 tuổi) thuật lại với vẻ mặt thất thần.

Cụ Đương cho biết thêm, từ ngày về sinh sống tại KTT Xã Tắc hồi năm 1980 đến nay, cụ chưa từng chứng kiến hiện tượng rung đất như vậy. Còn KTT này có tên là Xã Tắc là vì nó vốn được cải tạo lại từ khu nhà binh dưới chế độ cũ, lại nằm ngay cạnh Đàn Xã Tắc, nơi các vua triều Nguyễn tiến hành nghi lễ tế trời đất hàng năm.

Cũng chính vì vậy nên “sự kiện” rung đất đã khiến những người già cả như cụ Đương rất lo lắng, đặc biệt là khi hiện tượng rung đất diễn ra chỉ vài ngày trước khi lễ tế Đàn Xã Tắc năm nay diễn ra (Lễ tế Đàn Xã Tắc diễn ra vào tối nay - 9/3).

Chị Vũ Thị Nở: “Chiếc ti vi và bàn thờ nhà tôi đã rung chuyển đến ba lần trong một buổi sáng”.
Chị Vũ Thị Nở: “Chiếc ti vi và bàn thờ nhà tôi đã rung chuyển đến ba lần trong một buổi sáng”.

Có phải là hiện tượng động đất?

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngay sau khi nhận được tin báo xuất hiện hiện tượng rung đất ở KTT Xã Tắc, chính quyền địa phương đã cử cán bộ, công an xuống hiện trường để kiểm tra, ổn định tình hình trật tự.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Minh - Phó Chủ tịch UBND phường Thuận Hòa cho biết, đến nay vẫn chưa thể xác minh tính xác thực của thông tin xảy ra rung đất bởi khi về kiểm tra hiện trường, cơ quan chức năng không phát hiện bất kì bằng chứng về hiện tượng rung đất như lời người dân trình báo.

Lí giải về mặt khoa học, TS.Trần Hữu Tuyên - Trưởng khoa Địa lí - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế nói: “Nếu thực sự có hiện tượng rung đất xảy ra, có thể do cấu trúc địa chất nền đất ở đó không ổn định, nhạy cảm với những biến động trong lòng đất gây nên rung chuyển”.

Đồng quan điểm, PGS-TS.Trần Ngọc Nam - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, hiện tượng rung đất nhẹ (nếu có) ở KTT Xã Tắc có thể do nguyên nhân nhân tạo (như những hoạt động khoan đục lòng đất, máy móc đầm nền xây dựng công trình lớn tác động gây rung) hoặc nguyên nhân tự nhiên (do những chuyển đổi, vận động trong lòng đất dẫn đến chấn động).

Tuy nhiên, ông Nam phủ nhận ý kiến cho rằng động đất xảy ra ở KTT Xã Tắc bởi nếu là động đất thì phạm vi ảnh hưởng sẽ rộng lớn chứ không chỉ vài dãy nhà như mô tả của người dân. “Thừa Thiên Huế không nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của động đất. Từ trước đến nay cũng chưa từng thấy xuất hiện động đất nên theo tôi hiện tượng rung đất nếu có thực ở khu vực KTT Xã Tắc chỉ là tác động của chuyển động địa chất ngầm nào đó chứ hoàn toàn không phải động đất” - ông Nam nói.

Mặc dù những lý giải khoa học đã chứng minh xác suất xảy ra động đất ở Thừa Thiên - Huế là rất thấp nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra một kết luận cuối cùng nào xung quanh chuyện nhà cửa rung chuyển ở khu vực KTT Xã Tắc. Thế nên, “sự kiện” này vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và ai ai cũng muốn mọi việc sớm được làm sáng tỏ.

“Chúng tôi mong muốn cơ quan hữu quan sớm vào cuộc tìm rõ sự việc để người dân yên tâm sinh sống, làm việc chứ ngày nào cũng thấp thỏm lo lắng đất lún, rung nhà như thể động đất các nơi thì sợ lắm” - cụ bà Lê Thị Đương gửi gắm nguyện vọng.  

Mai Long

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.