Cô bé cao 70cm “leo núi” tri thức

 Thông tin cô bé khuyết tật Trương Thị Thương (22 tuổi, ở thôn Đông Phước, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) được đặc cách tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng làm rộn ràng cả xóm nhỏ ven sông Thu Bồn. Ai cũng mừng cho “cô bé da cam” ham học có tiếng.

Thông tin cô bé khuyết tật Trương Thị Thương (22 tuổi, ở thôn Đông Phước, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) được đặc cách tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng làm rộn ràng cả xóm nhỏ ven sông Thu Bồn. Ai cũng mừng cho “cô bé da cam” ham học có tiếng.

Thương và mẹ - người “bạn học” suốt mười mấy năm qua
Thương và mẹ - người “bạn học” suốt mười mấy năm qua

Không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, Thương đã mang thân hình không lành lặn do di chứng chất độc đi-ô-xin. Đã hơn 20 tuổi đời nhưng hiện nay em chỉ cao 70 cm và nặng chưa tới 30 kg. 12 năm cắp sách đến trường là chuỗi tháng ngày Thương cố gắng, nỗ lực vượt qua số phận để tiến dần hơn đến giấc mơ giảng đường đại học. Không thể tự di chuyển, từ nhỏ đến lớn, đôi chân ba mẹ chính là bàn đạp giúp Thương đến trường. Và có lẽ những đôi chân ấy sẽ còn theo em bước tiếp chặng đường phía trước, mà trước mắt là 4 năm đại học.

Gian nan tìm chữ

Như bao phụ nữ khác ở xã nghèo miền núi heo hút Đại Hồng - nơi “có làm ra mà lũ lụt hầu như năm nào cũng đổ về, dọn không kịp là tiêu tan hết”, thủa ấy, chị Lương Thị Huệ - mẹ bé Thương vẫn phải tất bật việc nhà nông dù ngày sinh con đã cận kề.

Ngày sinh hạ Thương, chị Thương đang cho bò ăn sau vườn nhà thì nghe dưới bụng đau nhói. Nhìn xuống, thấy một cái chân bé xíu xiu đã nhoài ra, chị hoảng hồn gọi người nhà đi kêu bà đỡ. Rồi chị Huệ chết lặng nhìn con đỏ hỏn, đôi chân nhỏ xíu như hai cái nắm tay dính chặt vào thân người cũng còng queo. Em chỉ nặng 1,5 kg. Ra viện khám bệnh cho con, kết quả Thương có hình hài dị dạng như vậy là do bị phơi nhiễm chất độc da cam.

Lên 5 tuổi, Thương chỉ biết lăn lông lốc trên giường, nhìn những đứa trẻ khác chạy nhảy, nô đùa khắp đầu làng cuối xóm. Mãi 6 tuổi, cô bé mới biết nói. Vậy mà vừa bập bẹ được mấy tiếng, khi nhìn những đứa trẻ trong xóm tung tăng cắp sách đến trường, bi bô đọc những câu chuyện cổ tích, ngân nga những bài hát, Thương đã níu áo mẹ đòi tới trường. Thương con, vợ chồng chị Huệ liều mình bồng Thương ra lớp mẫu giáo. “Thấy nó cứ khóc lóc, nài nỉ cả ngày đòi đi học, cầm lòng không được nên phải chiều cho con vui. Nhưng mà cũng sợ lắm, sợ con dị tật đến lớp bạn bè trêu ghẹo thì khổ” - chị Huệ kể.

“Cũng thật tội, cô giáo hồi đó đang có bầu. Nghe người ta dọa dạy bé Thương, nhìn Thương nhiều rồi sinh con ra sẽ y chang nhưng cô giáo đã gạt ngang. Mỗi ngày tôi bồng Thương tới lớp, cô đều cho Thương ngồi ngay ngắn một chỗ dạy hát, dạy đọc thơ cùng các bạn” - chị Huệ xúc động nhớ lại.

“Vậy mà ông trời cứ trêu lòng người” - chị Huệ không kìm được tiếng than. Thương học hết lớp 2 thì bố em ngã bệnh nhũn não. 3 năm ròng, chồng nằm liệt giường, bé Thương đi lại, sinh hoạt đều phải nhờ người khác ẵm bồng. Mẹ Thương đành cho con nghỉ học. Thấy con nhòm qua cửa sổ nhìn bạn đi học thòm thèm, chị nuốt nước mắt làm ngơ.

Sau này, khi bố Thương đỡ bệnh, kinh tế gia đình đã phần nào bớt chật vật, bố mẹ em mới có thể sắp xếp thay nhau đèo con ngày hai buổi đến trường. Hơn 12 năm trời, thời gian đủ dài để khắc sâu vào tâm trí cô bé những kỉ niệm, kí ức vui buồn. Chị Huệ hồi tưởng: “Hồi bồng bé Thương đi học tiểu học, đi bộ ngày 4 bận, mỗi bận hơn một giờ đồng hồ. Có bữa giữa trưa nắng quá, con bé mệt ngất xỉu, tôi lấy nước kênh vỗ vào mặt con cho tỉnh rồi hai mẹ con đi tiếp. Nhiều phen gặp nạn giữa đường cũng hoảng hồn.

Như đợt hồi năm 2007, đang chở con bé đi học về thì trúng gió lốc bất ngờ. Cây gãy đổ đè hai mẹ con ngã nhào. Bé Thương đợt đó bị gãy cả hai tay. Thiệt khổ!”. Có người thấy chị Huệ cho con đi học cực quá, khuyên: “Con bé bị như vậy rồi học cho nhiều không biết có làm được chi không? Hay cho cháu nghỉ đi rồi còn lo làm ăn”. Nhưng thấy con ham học quá, chị không đành.

Cô Võ Thị Hà, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 12 của Thương cho biết: “Tuy bị dị tật nhưng Thương rất siêng năng, chăm chỉ. Chưa bao giờ em vắng học, dù có hôm lên lớp em nằm li bì vì trở bệnh. Đến lớp em luôn chăm chú nghe giảng, cái gì không hiểu em hỏi thầy cô cho bằng được”.

Trong suốt quá trình học tập, Thương đều được học lực khá, giỏi và nhận nhiều bằng khen, giấy khen của nhà trường, các cấp đoàn. Ngoài ra, nữ sinh này còn là một trong hai gương mặt đại diện của Huyện đoàn Đại Lộc trong lễ trao danh hiệu Thanh niên xuất sắc tỉnh Quảng Nam năm 2006. Cả xóm phục cô bé có tật nhưng cũng rất có tài. Anh Quý, chị Huệ, bố mẹ Thương cũng mừng trong bụng.

Cầm sấp giấy khen dày cộp của con, anh Trương Lương Công Quý (bố Thương) hồ hởi: “Thương được cái học giỏi, chịu khó nên bạn bè thầy cô quý mến tạo điều kiện học tập. Đợt trước, giấy khen của Thương treo đầy tường nhà nhưng do đợt lũ lớn năm vừa rồi, gia đình không cất giữ cẩn thận nên để trôi gần hết”.

Tầm cao mới, khó khăn mới

Được hỏi đi học có sợ khó không, Thương nhỏ nhẹ: “Ở nhà mới buồn. Giờ mà không học thì em không biết làm chi. Mấy năm trước cũng có người biết về hoàn cảnh của em, rồi họ âm thầm, chẳng ghi tên chi hết, gửi cho em nguyên một bộ máy vi tính. Chính vì ghiền cái máy tính đó mà em mê tin học. Nhưng chỉ mày mò tự học được những thao tác căn bản. Ở quê mà, đâu có nhiều sách dạy. Hồi xưa có được một quyển thì năm 2009 lụt ngập nóc nhà, sách cũng trôi mất tiêu. Nên giờ em muốn học ngành Công nghệ thông tin, mở mang kiến thức lĩnh vực mà em yêu thích. Ngành này cũng hợp với người điều kiện khiếm khuyết như em”.

Chia sẻ về ước mơ của mình, Thương cười tươi: “Em đam mê vi tính và mong muốn có thể trở thành một lập trình viên tài giỏi để sau này có thể tự lo cho bản thân, phụ giúp ba mẹ nuôi em ăn học”.

Nhà Thương có 7 người. Hai chị lớn của Thương, một chị đã có chồng, một chị vì nhà nghèo khó quá, đã xin mẹ cho nghỉ học ngang lớp 10, vào Sài Gòn học nghề kiếm sống. Còn lại 5 người: Bà nội, ba mẹ Thương, Thương và em trai út chuẩn bị lên lớp 9. Chừng đó người trông vào quán nước thu nhập mỗi tháng hơn 2 triệu đồng, mấy công ruộng và tiền lương trưởng thôn 400.000 đồng/tháng của bố Thương.

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Thương đã làm 2 hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng và CĐ Việt- Hàn. Em may mắn được đặc cách xét tuyển vào học tại Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Cánh cổng đại học mở ra, con đường tương lai của Thương thênh thang hơn. Nhưng phía trước, cũng sẽ thêm nhiều khó khăn, vất vả với Thương và với gia đình em khi Thương quyết theo đuổi ước mơ tri thức đến cùng. Chị Huệ thở dài: “Tôi bị bệnh nặng mấy năm nay nhưng thương con ham học nên chủ yếu dồn hết tiền của vào cho con bé, chẳng màng chi đến thân mình. Sợ con bé biết lại tủi thân nên cũng chẳng dám kêu ca, than vãn. Giờ cháu đã như vậy thì càng phải học cho có cái chữ, sau này còn tự thân lập nghiệp. Càng nhiều chữ nghĩa càng vững. Chớ lỡ mai kia mốt nọ tôi chết đi, tới cái chữ cũng không có thì con tôi biết sống bằng chi”.

Được hỏi về nỗi lo về điều kiện ăn ở, chị tâm sự: “Thì giờ tôi theo con bé ra Đà Nẵng luôn chớ sao. Đi theo để còn bồng con tới lớp. Nghỉ bán quán ở nhà, tôi tính ra Đà Nẵng rồi làm thuê, làm mướn chi kiếm tiền cho con ăn học, trang trải cơm canh qua ngày. Tôi khổ quen rồi, có ngại chi mô...”.

Nói về nguyện vọng hiện tại của mình, Thương cho biết: “Em chỉ mong có một chiếc máy tính mới để phục vụ cho việc học sắp tới. Máy tính để bàn được mấy cô chú hảo tâm tặng giờ hỏng rồi, không tài nào khởi động được”.

Thương còn nói thêm: “Em nghe nói học đại học khó lắm. Nhưng khó khăn thế nào em cũng sẽ cố gắng vượt qua và sẽ học thật giỏi!”.

Chia tay Thương và gia đình, chúng tôi thầm nghĩ hành trình chinh phục tri thức của cô bé “nấm lùn” phía trước sẽ còn lắm chông gai, thử thách, nhưng chúng tôi cầu mong cho em sẽ gặp được thật nhiều may mắn và thực hiện được ước mơ trở thành lập trình viên mà em luôn ước ao.

Thu Hồng

Đọc thêm

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).