Chuyện về Tổng Cục 2: Đoạt báu vật mặt trận Điện Biên Phủ

Một phần tấm bản đồ đồng chí Trần Phận đoạt được ở sân bay Mường Thanh tháng 12/1954.
Một phần tấm bản đồ đồng chí Trần Phận đoạt được ở sân bay Mường Thanh tháng 12/1954.
(PLO) - “Đầu tháng 1/1954, tôi nhận được tấm bản đồ 1/25.000 mới nhất về Điện Biên Phủ. Một tổ trinh sát 6 người của Đại đội 62 thuộc Tiểu đoàn 426…trong khi tiềm nhập sân bay Mường Thanh đã thu được một chiếc hòm có nhiều tấm ảnh hàng không cỡ lớn và những tấm bản đồ Điện Biên Phủ. Một tấm bản đồ đã lập tức được gửi về hậu phương nhân bản để kịp thời phục vụ chiến dịch”.

Đó là đoạn trích trong cuốn “Tổng tập hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” do NXB QĐND ấn hành năm 2006. Đó cũng là một trong những chiến công đáng tự hào của Đại đội 62 - Tiểu đoàn 122 - Cục Quân báo - BTTM (nay thuộc Đoàn 74 - Tổng cục II). 
Chiến dịch đang vào giai đoạn căng thẳng, quyết liệt. Quân ta chỉ có trong tay bản đồ Điện Biên Phủ tỉ lệ lớn, trong khi tác chiến hiệp đồng binh chủng cần phải có bản đồ chính xác trận địa phòng ngự của địch, mục tiêu, đường hướng tiến công của ta. Lần đầu tiên đánh hiệp đồng binh chủng, nếu không có bản đồ chính xác với tỉ lệ thích hợp thì không thể chỉ huy tác chiến hiệp đồng được. 
Trong hoàn cảnh đó, những tấm bản đồ các chiến sỹ Đại đội 62 thu được đã thực sự trở thành báu vật cho toàn mặt trận, nhất là các đơn vị pháo binh, cao xạ, hỏa tiễn. Chiến công đó chỉ là một nét chấm phá trong bề dày thành tích của Đại đội 62 đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Chiến công ngày đầu thành lập
Nằm trong đội hình Tiểu đoàn 426 mà sau này lần lượt có phiên hiệu là Tiểu đoàn 468, Tiểu đoàn 89, Tiểu đoàn 122, Đại đội 62 được thành lập ngày 20/3/1947 tại Thanh Giã - Lục Nam - Bắc Giang với nhiệm vụ chính là chiến đấu, trinh sát, khai thác tin tức, chuẩn bị chiến trường phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp. 
Ngay sau khi thành lập, với vũ khí thô sơ như súng trường, mã tấu, lưỡi mác, đơn vị đã phối hợp du kích địa phương tổ chức chặn đánh một đại đội địch càn quét tại cầu Mỗ Sơn (Lục Nam), tiễu trừ và tiêu diệt phỉ tại An Châu, Tùng Niểng, Là Bá (Lạng Sơn). Tháng 10/1947, nằm trong đội hình chiến đấu của Tiểu đoàn, Đại đội tập kích đồn Nà U gần Na Dương - Lạng Sơn, làm thiệt hại nặng một trung đội lính Âu - Phi thiện chiến và một trung đội lính ngụy. 
Đồng chí Lê Lương, tiểu đoàn trưởng đầu tiên, anh dũng hy sinh trong trận đánh này. Bộ Tổng chỉ huy tuyên dương công trạng và tặng Tiểu đoàn lá cờ mang dòng chữ “Tiểu đoàn Lê Lương”. Từ đó, Tiểu đoàn còn vinh dự mang tên người anh hùng gắn liền với nhiều chiến công trong những ngày đầu thành lập.
Tháng 3 và tháng 4/1949, Đại đội được giao nhiệm vụ chặn đầu trong trận phục kích địch tại Điền Xá và là lực lượng chiến đấu chủ yếu trong trận phục kích quy mô cấp tiểu đoàn trên đường số 4, góp phần tiêu diệt 110 tên địch, bắt sống 23 tên, phá hỏng 18 xe, thu 41 súng pháo các loại và nhiều trang bị khác. Thắng lợi đó đã góp phần đáng kể vào chiến thắng to lớn của mặt trận Đông Bắc II, cổ vũ, động viên quân dân ta quyết tâm tiêu diệt địch. 
Cũng trong năm 1949, từ tháng 4 đến tháng 10, Đại đội trong đội hình Tiểu đoàn Lê Lương tham gia chiến dịch “Thập vạn đại sơn”, là lực lượng chủ lực của chiến dịch tại mặt trận Điền Quế. Các chiến sỹ đã vượt khó khăn gian khổ, sát cánh cùng quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tiêu diệt và làm tan rã nhiều đơn vị Quốc dân đảng, giải phóng hàng vạn dân, mở rộng khu căn cứ Thập vạn đại sơn của bạn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta ngăn chặn tàn quân Quốc dân đảng tràn xuống Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh của ta.
Lớn mạnh không ngừng cùng với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, từ 1950 đến cuối 1953, Đại đội 62 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia các chiến dịch: Biên Giới, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. 
Đặc biệt, ngày 25/9/1951, dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Nguyễn Ngọc Bảo, đơn vị tham gia chiến dịch Lý Thường Kiệt, tổ chức phục kích đại đội com măng đô số 14 khét tiếng tàn ác của Pháp - ngụy tại chân núi Vệ (huyện Kim Anh - Phúc Yên), gần cứ điểm Mán Tép, diệt 40 tên, bắt sống 20 tên, thu nhiều trang thiết bị. Đây là thắng lợi giòn giã của Đại đội và là thắng lợi đầu tiên của Tiểu đoàn kể từ khi nhận nhiệm vụ trinh sát. Đại đội đã sử dụng cách đánh mới, táo bạo, dũng cảm, đánh nhanh, thắng nhanh, giành thắng lợi dứt điểm.
Tháng 8/1952, đồng chí Nguyễn Việt - Chính trị viên Tiểu đoàn và đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo trực tiếp chỉ huy Đại đội hành quân lên Tây Bắc, tổ chức đặt đài quan sát Nà Sản - Cò Nòi để nắm địch, trinh sát địa hình, xây dựng phương án đánh bắt tù binh, xây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị chiến trường đón các đơn vị bộ đội chủ lực của ta. 
Đơn vị đã báo cáo kịp thời tin tức về địch và địa hình về Cục Quân báo, góp phần giúp Bộ Chính trị xây dựng quyết tâm đánh địch giành thắng lợi trên hướng Tây Bắc.
Địch ở hay rút?
Tháng 11/1953, chấp hành chỉ thị của Bộ về nắm địch ở Điện Biên Phủ, Cục lệnh cho Tiểu đoàn 122 đưa Đại đội 62 nhanh chóng hành quân theo đường số 41 tiến vào Điện Biên Phủ chuẩn bị chiến trường, phục vụ tác chiến chiến lược của Bộ ở rừng núi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại đội có nhiệm vụ khai thác tin tức, điều tra nắm địch, lập hồ sơ binh yếu địa chí, chuẩn bị chiến trường. Đại đội phải xác định được chính xác vấn đề: địch đóng lại ở Điện Biên Phủ hay rút. 
Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo.
 Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo.
Đơn vị đã tổ chức nhiều nhóm, mũi ngày đêm tiềm nhập phát hiện địch, nắm địa hình trong điều kiện địch tuần tra, lùng sục liên tục. Sau nhiều lần tiềm nhập, cán bộ, chiến sỹ của Đại đội đã phát hiện địch đào giao thông hào, xây dựng lô cốt, cứ điểm kiên cố. Tin lập tức được báo về Cục Quân báo: địch chiếm đóng Điện Biên Phủ lâu dài.
Đêm 24/12/1953, phân đội trinh sát thuộc Đại đội 62 do đồng chí Trần Phận, phân đội phó, chỉ huy 6 chiến sỹ tổ chức tiềm nhập điều tra địch tại sân bay Mường Thanh. Phân đội đã có công lớn trong việc phát hiện ra chiếc dù của địch có chứa những tấm bản đồ Điện Biên Phủ vô cùng quý giá cho mặt trận. Với thành tích đó, tổ trinh sát được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, đồng chí Trần Phận được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba ngay tại mặt trận. 
Cuối tháng 12/1953, Đại đội phục vụ tin tức, điều tra và phối hợp đơn vị bạn tổ chức phục kích, bắt được một số tù binh, tập kích phá hủy một máy bay hai thân C119, một máy bay vận tải, bắt sống 13 lính dù, thu nhiều dù và 30 hòm đại bác 105 ly. 
Những tin tức của cán bộ, chiến sỹ Đại đội 62 thu được, cùng với tin tức của trinh sát nói chung đã góp phần vô cùng quan trọng giúp Đảng ủy, chỉ huy chiến dịch họp bàn đề nghị Bộ Chính trị quyết định chuyển phương châm đánh địch ở Điện Biên Phủ từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”.
Phát hiện hầm ngầm đồi A1
Khi đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, bộ đội ta gặp phải sự phản kích điên cuồng của địch ở Đồi A1. Do chưa nắm chắc cấu trúc trận địa bố phòng nên ta tiến công ít hiệu quả. Chiến sỹ ta giành nhau từng tấc đất với địch. Sau mấy ngày đêm kiên cường đánh địch, ta mới chỉ chiếm được một nửa Đồi A1. Xương máu, công sức của bộ đội sẽ tiếp tục đổ xuống nếu ta chưa phát hiện ra vị trí hầm ngầm của địch. Tiểu đoàn 426 được lệnh khẩn trương tổ chức lực lượng phát hiện hầm ngầm ở Đồi A1 phục vụ bộ đội chủ lực ta tiêu diệt cứ điểm này. 
Một tổ trinh sát (do đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo chỉ huy) dũng cảm băng qua làn đạn địch, bí mật tiếp cận mục tiêu, điều tra vị trí hầm ngầm ngay trong đêm 8/4/1954. Tổ trinh sát đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng trong khi tiềm nhập điều tra, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo cùng 6 đồng đội đã anh dũng hy sinh. Phát hiện vị trí hầm ngầm địch chính xác đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng công binh của ta đặt 1.000kg thuốc nổ trong lòng Đồi A1, tạo nên tiếng nổ rung chuyển đất, trở thành hiệu lệnh cho quân ta đồng loạt xông lên, tiến công vào sào huyệt cuối cùng của quân Pháp. 
17h30 ngày 17/5/1954, tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ cơ quan tham mưu và binh sỹ địch bị bắt sống. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị xóa sổ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ mà Pháp là đại diện. Cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới.       
Đại đội 62 đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân. Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Đại đội trưởng Đại đội 62, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 122, vinh dự được truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVTND. Những thành tích của Đại đội đã góp phần tô thắm thêm truyền thống “Dũng cảm mưu trí, bí mật táo bạo, đoàn kết quyết thắng” của Tiểu đoàn Lê Lương anh hùng, Lữ đoàn 74 - Tổng cục II – Bộ Quốc phòng ngày nay.
(Viết nhân 70 năm ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng)
(còn nữa)

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.