Chuyện làm báo ở Trường Sơn

Sau Tết Mậu Thân 1968, do địch phản công quyết liệt nên chiến trường khu 5 nói riêng và miền nam nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Làm báo thời kỳ này cũng có nhiều kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ.

Sau Tết Mậu Thân 1968, do địch phản công quyết liệt nên chiến trường khu 5 nói riêng và miền nam nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Làm báo thời kỳ này cũng có nhiều kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một năm được cầm bút 4 tháng

Báo Quân giải phóng miền trung trung bộ chúng tôi ra mỗi tháng 2 kỳ rồi 3 kỳ, mỗi số 4 trang khổ 29 * 42. Biên chế chỉ có một người phụ trách với 6 phòng viên, một nhân viên chuyên làm ma ket, sửa bản in, một nhân viên vừa là họa sĩ, vừa khắc gỗ, một liên lạc, một công vụ. Cả tòa soạn có 11 người.

Do địch đánh phá ác liệt vùng ranh và hành lang nên sự tiếp tế từ miền bắc vào và từ đồng bằng lên không đủ ăn. Cơ quan quân khu phải tự túc tới 50% chất bột. Thế là các phòng ban của cơ quan chính trị quân khu trong đó có tòa soạn báo phải thành lập các trại tăng gia của mình để lo sản suất để giao đủ sản phẩm lương thực cho đủ chỉ tiêu.

Các phóng viên mỗi năm chỉ được đi chiến trường và ngồi viết khoảng 4 tháng. Thời gian còn lại phần lớn có mặt ở trại sản xuất để phát cây, đốt rẫy, làm nương, chỉa lúa, tra bắp, trồng sắn trồng khoai để tự nuôi sống mình trong 6 tháng. Có anh đi chiến trường về chưa kịp viết gì nhưng do thời vụ thôi thúc đã phải ra ngay trại sản xuất để lao động, ngày nào mưa không ra rẫy được mới ngồi lán viết bài rồi gửi về tòa soạn.

Để đảm bảo bí mật nơi đóng quân, các trại sản xuất phải ở các quân khu 10 cây số đường chim bay, đi bộ cật lực 1 ngày mới tới nên viết xong việc chuyển bài về cũng khá vất vả. Nếu yêu cầu bài gấp thì dù trời không mưa, ngày sản xuất ngoài nương rẫy, đêm về phải thắp đèn dầu để ngồi viết bài cho kịp ra báo.

Mỗi năm các phóng viên chỉ làm chuyên môn 4 tháng, đi sản xuất khoảng 5 tháng, thời gian còn lại là học tập, họp hành, đi cõng gạo, hoặc làm nhà, đào hầm nếu cơ quan di chuyển nơi đóng quân. Năm nào mưa thuận gió hòa hoặc không bị địch rải chất độc hóa học thì được mùa, còn đỡ. Năm nào thất bát là đói, nên phải kiếm thêm sắn khô, rau rừng độn vào ăn cho đỡ đói.

Tôi còn nhớ, có bữa trưa ăn xong, phóng viên Lê Văn Luyện úp bát xuống bàn không rửa, anh em hỏi Luyện nói: “ăn chưa được một góc dạ dày, rửa chi cho mệt, để cuối ngày rửa luôn thể”. Tháng 8 nắm 1972, Luyện đã hy sinh vì bom B52 khi đi tác chiến với sư đoàn 2 để viết bài, cho đến nay vẫn chưa tìm được phần mộ.

Việc lo ăn tốn rất nhiều thời gian, công sức nên có khi chuẩn bị bài cho 1 số báo chỉ có một hoặc hai người làm. Vậy mà báo quân khu vẫn ra đều kỳ, đúng hạn, chất lượng ngày càng được cải tiến. Cán bộ chiến sĩ trong quân khu rất yêu mến tờ báo của mình. Mỗi lần có báo về, anh em chuyền tay nhau đọc hết mọi bài mọi chữ đến nhàu nát không còn rõ được mặt chữ mới thôi. Chính điều này đã động viên chúng tôi rất nhiều khi làm báo ở Trường Sơn những năm đánh Mỹ.

Nhuận bút được trả…bằng bút

Trong hoàn cảnh ác liệt, thiếu đói, quân số ít, tờ báo vẫn đảm bảo được bài vở có chất lượng vì tòa soạn có một mạng lưới cộng tác viên rộng khắp từ các cơ quan của quân khu đến các sư đoàn, trung đoàn, tỉnh đội ở khắp 6 tỉnh duyên hải miền Trung.

Tuy vậy những năm 68,69,70, cộng tác viên có bài, tin đăng báo quân khu không được thù lao gì, chỉ vì một điều đơn giản là không có kinh phí. Tuy anh em viết bài, tin cho báo không hề đòi hỏi gì, nhưng chúng tôi tự thấy cứ để tình trạng như vậy là vô lý, nên trong số tiền kinh phí nghiệp vụ hạn hẹp hàng năm, chúng tôi vẫn trích ra một phần nhờ bộ phận quản trị hậu cần mua hàng từ vùng địch lên để làm quà thù lao cho cộng tác viên.

Tin điểm ngắn khoảng 200 - 300 chữ được tặng một bút bi “BIG” kèm theo 1 hoặc 2 ruột mực, tin dài hơn hoặc bài viết ngắn được biếu một hộp sữa nước hoặc 2 tảng đường nhỏ Quảng Nam để nấu chè. Bài viết chiếm khoảng nửa trang báo được nhận một bút viết Pilot của Nhật, có thể thêm 1 bánh xà phòng thơm Lux. Những vật phẩm này ngày đó rất quý, vì đóng quân trên núi cao, xa đồng bằng, có tiền cũng không mua được hàng.

Với ba cơ quan quân khu bộ và các đơn vị trực thuộc ở gần thì chỉ sau vài ngày, người có tin bài được đăng báo đã được nhận quà do liên lạc của tòa soạn mang đến tận nơi. Còn với các công tác viên ở sư đoàn, trung đoàn, tỉnh đội thì mỗi lần anh em phóng viên đi chiến trường đều kết hợp mang qua xuống tặng những cán bộ chiến sĩ có bài đăng báo. Vì vậy có khi sau nửa năm hoặc hơn thế nữa, người có bài đăng mới nhận được món thù lao nho nhỏ nói trên.

Không ít trường hợp đau lòng đã xảy ra, là khi phóng viên của tòa soạn xuống đến nơi thì công tác viên có bài đăng báo đã hy sinh trong 1 trận đánh ác liệt. Nếu quà thù lao chỉ là đường sữa thì đành nhờ anh em đơn vị (giải quyết) giúp. Còn nếu là bút viết hoặc bút bi thì phải nhập vào túi di vật của liệt sĩ để gửi về cho gia đình.

Được làm báo ở chiến trường thời đánh Mỹ rất gian khổ, thiếu đói và ác liệt nhưng anh em chúng tôi cũng rất tự hào vì đã vượt qua tất cả góp phần nhỏ bé của mình vào thắng lợi lớn lao của toàn dân tộc.

Ngày 21/6/2012

Thế Trường

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.