Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

Hôm qua (12/12), Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 với chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, triển khai toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI” đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hôm qua (12/12), Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 với chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, triển khai toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI” đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Tại lễ khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, toàn ngành ngoại giao nhận thức rõ trách nhiệm trước đất nước là phải góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trên tinh thần đó, Hội nghị Ngoại giao 27 sẽ phát huy trí tuệ tập thể, tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thế giới, khu vực và đất nước; từ đó đề ra phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò quan trọng của mặt trận ngoại giao và nêu bật những thành tựu đối ngoại đã đạt được trong những năm qua như mở rộng quan hệ với các quốc gia; tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ công cuộc phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời thông qua đàm phán từng bước giải quyết nhiều vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển với các nước láng giềng; vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao nhờ những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và tính xây dựng cho xu thế hòa bình, hợp tác trên thế giới.

Bên lề Hội nghị:

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao: Chúng tôi luôn coi vấn đề tuyên truyền là mặt trận hết sức quan trọng nên Sứ quán vừa khai trương một website cách đây 5 tháng, khi mà tôi sang nhận nhiệm vụ. Chúng tôi luôn thông báo tất cả các thông tin đối ngoại cũng như thông tin liên quan đến hoạt động ở Malaysia về chương trình 6P của Chính phủ Malaysia cho bà con ta ở nước bạn và đã có nhiều lượt truy cập vào trang web này.

•Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân: Ngoại giao kinh tế là một trong những trọng tâm của chúng tôi. Trong thời gian qua, tranh thủ các chuyến đi thăm địa phương hoặc các chuyến thăm của lãnh đạo nước ta sang nước bạn, chúng tôi quảng bá, tuyên truyền rộng rãi. Chúng tôi đã làm được một số việc trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế như: thúc đẩy các thỏa thuận hai bên đã đạt được như thỏa thuận vay tín dụng 100 triệu USD, thúc đẩy doanh nghiệp Ấn Độ sang thăm VN để từ đó có được diễn đàn doanh nghiệp hai bên, … Kết quả là kim ngạch thương mại đã tăng lên, năm ngoái là 2,4 tỷ USD, năm nay đạt 3,6 tỷ (tăng hơn 30%). Ngoài ra, Ấn Độ là trung tâm nghiên cứu về nhiều lĩnh vực của thế giới. Chúng tôi đã quan tâm theo dõi việc giải quyết lạm phát, kinh tế vĩ mô từ phía họ để góp phần tìm kiếm những kinh nghiệm giải quyết tình hình khó khăn chung của thế giới.

•Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ: Bà con kiều bào, sinh viên Việt Nam tại Trung Quốc được thông tin, cập nhật thường xuyên về công cuộc đổi mới, chính sách đối ngoại, tình hình kinh tế của Việt Nam, quan hệ Việt – Trung, kể cả những vấn đề liên quan đến Biển Đông... Chúng tôi luôn nỗ lực làm sao để kiều bào cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ở trong nước làm tốt công tác đối ngoại, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, góp phần vào việc giải quyết một cách ổn thỏa những bất đồng, nảy sinh trong quan hệ hai nước. 

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Hội nghị diễn ra trong thời điểm nhân dân ta tiến hành tổng kết 25 năm đổi mới, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Tổng Bí thư yêu cầu ngành ngoại giao bên cạnh việc tổng kết những thành tựu đã đạt được, cần đi sâu phân tích những thiếu sót, yếu kém, rút ra những bài học và đề xuất giải pháp; kiến nghị với Đảng và Nhà nước để công tác đối ngoại có những chuyển biến ngày càng hiệu quả hơn.

Tổng Bí thư chỉ rõ, trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, để góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định bền vững, có lợi nhất cho đất nước, ngành ngoại giao cần nắm vững tư tưởng chỉ đạo là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với nguyên tắc xuyên suốt là lợi ích quốc gia, dân tộc là ưu tiên cao nhất.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, ngành ngoại giao cần phát huy truyền thống ngoại giao của dân tộc, vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, kiên định nguyên tắc, linh hoạt, khôn khéo về sách lược, chủ động, sáng tạo.

Trong thời gian từ ngày 12-19/12, Hội nghị sẽ kiểm điểm việc triển khai công tác đối ngoại trong thời gian qua, đặc biệt là từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 đến nay; quán triệt đường lối đối ngoại Đại hội Đảng lần thứ XI; đề ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế trong những năm tới.

Trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra các phiên họp, thảo luận theo các chủ đề ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin tuyên truyền đối ngoại, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân. Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với Bộ Công thương tổ chức phiên họp chung với Hội nghị Tham tán Thương mại về “Hội nhập quốc tế và những nhiệm vụ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới”.

Trong dịp này, Bộ Ngoại giao cũng sẽ tổ chức Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 16 với chủ đề “Đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại địa phương, đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước” nhằm tổng kết, đánh giá công tác ngoại vụ trong thời gian qua và xây dựng phương hướng hoạt động của ngoại vụ địa phương trong thời gian tới.

Quang Minh

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).