Chính phủ thừa nhận 17 “điểm nóng” còn nhiều tồn tại

Chính phủ thừa nhận 17 “điểm nóng” còn nhiều tồn tại
(PLO) - Theo phân công của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo QH  17 "điểm nóng" còn nhiều tồn tại trong quá trình hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ QH khóa XIII đến năm 2015. 
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành đã nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 
Trong 17 lĩnh vực được giám sát chuyên đề, nhiều việc đã hoàn thành, cơ bản hoàn thành; một số việc mang tính chất thường xuyên, lâu dài, đang được triển khai tích cực và cũng có những việc triển khai còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra do có bất cập trong cơ chế, chính sách, việc triển khai chưa quyết liệt, chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực cần thiết và cần có thời gian.
Lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư
Việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Tình trạng chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số nơi khắc phục chậm. Hiệu quả đầu tư công chưa cao. Thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước tham gia vào đầu tư phát triển chưa thật hiệu quả.
Nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA và vay ưu đãi còn hạn hẹp. Thu hút đầu tư xã hội và đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng chưa nhiều. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Việc sắp xếp, cổ phần hóa DNNN ở nhiều ngành, lĩnh vực và sắp xếp, đổi mới nông lâm trường, công ty nông lâm nghiệp chưa đạt tiến độ đề ra; tỷ lệ vốn được cổ phần hóa còn thấp.
Lĩnh vực Tài chính
Cân đối ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, chi thường xuyên lớn, bội chi còn cao. Quản lý và sử dụng NSNN ở một số bộ ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ. Còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và lãng phí trong chi NSNN. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Việc sử dụng các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương ở một số dự án hiệu quả còn thấp. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhìn chung còn chậm.
Lĩnh vực Ngân hàng
Việc cơ cấu lại một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém và xử lý nợ xấu còn khó khăn. Còn một số vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Việc tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn. Chất lượng tín dụng, quản trị và dịch vụ ngân hàng còn phải tiếp tục cải thiện và tăng cường ngày càng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Lĩnh vực Công Thương
Việc giải quyết đất ở và đất sản xuất, bảo đảm sinh kế cho người dân tái định cư các dự án thủy điện còn khó khăn; một số dự án nguồn điện chậm tiến độ; chất lượng hệ thống lưới truyền tải điện còn hạn chế. Cơ chế chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ chậm được ban hành và thiếu đồng bộ. Đổi mới công nghệ, phát triển các ngành có công nghệ, giá trị gia tăng cao còn chậm. Tiêu thụ một số mặt hàng còn khó khăn. Nhập siêu trở lại. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp.
Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu; sản xuất nông nghiệp nhìn chung hiệu quả chưa cao; chưa xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh; tiêu thụ nông sản và đời sống một bộ phận người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp, vùng nguyên liệu còn nhiều vướng mắc. 
Việc đổi mới, phát triển các mô hình tổ chức, liên kết sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; năng suất lao động nông nghiệp còn thấp. 
Quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu và bảo đảm vệ sinh an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản còn bất cập. Một số tiêu chí nông thôn mới còn chưa phù hợp; vốn đầu tư từ nguồn NSNN chưa đáp ứng được yêu cầu. Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.
Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
Việc sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản một số nơi còn lãng phí, hiệu quả chưa cao. Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều, xử lý chưa nghiêm, gây thất thoát ngân sách. Ô nhiễm môi trường, nhất là tại làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông cải thiện chậm. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về môi trường còn thiếu và chưa đủ mạnh. Tình trạng ngập lụt ở một số thành phố khắc phục còn chậm. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế.
Lĩnh vực Giao thông vận tải
Tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng; chưa khắc phục tốt tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao. Công tác quản lý về kinh doanh vận tải và phương tiện chưa đáp ứng yêu cầu; các phương thức vận tải chưa được kết hợp tốt. Chất lượng một số công trình giao thông chưa bảo đảm. Huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho phát triển hạ tầng giao thông còn hạn chế.
Lĩnh vực Xây dựng
Tồn kho bất động sản vẫn còn khá lớn. Quản lý xây dựng, phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch ở nhiều địa phương còn yếu kém. Chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp. Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn gây nhiều bức xúc.
Lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
Một số chính sách giảm nghèo còn chồng chéo, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Chưa giải quyết dứt điểm vướng mắc, tồn đọng trong thực hiện chính sách người có công. Còn tình trạng lao động làm việc ở nước ngoài vi phạm pháp luật; chưa đạt mục tiêu đề ra đối với xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu dạy nghề; chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề còn hạn chế, nhất là đối với lao động nông thôn.
Lĩnh vực Y tế
Chất lượng khám chữa bệnh còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở tuyến cơ sở; tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trung ương chưa được khắc phục căn bản. Việc thanh toán khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, quản lý và đấu thầu thuốc, thiết bị, vật tư y tế còn bất cập. Một số cơ sở y tế chưa thực hiện nghiêm việc niêm yết, kê khai giá theo quy định. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém.
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục đại học, đào tạo nghề chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội, chất lượng chậm được cải thiện. Việc sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để tuyển sinh đại học, cao đẳng còn lúng túng. Cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.
Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Vẫn còn những biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử; một số hoạt động lễ hội phản cảm, lãng phí; những lệch lạc trong sáng tác, biểu diễn. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động văn hóa còn bất cập. Nhiều công trình thể thao sử dụng không đúng mục đích. Chất lượng dịch vụ du lịch nhìn chung còn thấp; lượng khách quốc tế đến Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực.
Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông
Sai phạm trong hoạt động báo chí còn nhiều; việc ngăn chặn thông tin sai trái, độc hại trên các trang tin điện tử, mạng xã hội rất khó khăn; việc bảo an toàn thông tin, an ninh mạng còn bất cập; chưa xử lý hiệu quả tình trạng tin nhắn rác, sim rác.
Lĩnh vực Tư pháp
Việc chuẩn bị một số dự án Luật, Pháp lệnh vẫn còn chậm. Còn tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Một số quy định thiếu tính khả thi, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật. Hiệu quả kiểm soát thủ tục hành chính chưa cao. Quản lý thi hành án dân sự vẫn còn bất cập; năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một số công chức thi hành án dân sự chưa đáp ứng yêu cầu; số trường hợp vi phạm, bị xử lý có xu hướng tăng.
Lĩnh vực Nội vụ
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc đổi mới chế độ công vụ, công chức còn chậm; tinh giản biên chế còn khó khăn. Chất lượng của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà. Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử còn chậm.
Lĩnh vực Thanh tra
Vẫn còn xảy ra nhiều vụ khiếu kiện đông người, nhất là liên quan đến đất đai, môi trường. Lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt các quy định của Luật Tiếp công dân. Công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu đề ra; thu hồi tài sản tham nhũng tuy có khá hơn nhưng vẫn đạt tỷ lệ thấp.
Lĩnh vực An ninh, trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội tại một số địa bàn vẫn còn phức tạp, đã xảy ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng; một số tổ chức nhen nhóm hình thành trái pháp luật; còn bị động trong xử lý một số trường hợp gây rối trật tự công cộng.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.