Chàng trai giúp điểm nóng ma túy Sơn La 'thay da đổi thịt'

Lực lượng chức năng giúp dân phá nhổ cây thuốc phiện tại Tây Bắc.
Lực lượng chức năng giúp dân phá nhổ cây thuốc phiện tại Tây Bắc.
(PLO) - Gia đình Bua có bảy anh chị em nhưng chỉ có Bua và em gái út được đi học. Bởi vậy Bua cho rằng mình là người may mắn khi được biết cái chữ, từ đó biết những điều hay lẽ phải. Bua biết đồng bào của mình ai cũng là người tốt, ai cũng có tấm lòng yêu nước; nhớ lời dạy của Bác Hồ...

Một thời, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu (Sơn La) từng là điểm nóng ma túy vận chuyển từ Lào về Việt Nam. Không đành lòng nhìn bà con dân tộc Mông của mình nhà tan cửa nát vì rơi vào vòng xoáy tệ nạn, Thào A Bua ngày đêm thuyết phục bà con từ bỏ con đường lầm lỡ để trở về với ruộng nương. Nhờ tấm lòng thương yêu đồng bào và sự kiên trì vận động không mỏi mệt mà đến nay, xã Chiềng Sơn đã trở thành điểm sáng về phòng chống ma túy. Người dân trong bản luôn tin yêu và coi Bua như ngọn đuốc trong đêm tối đã giúp họ nhìn thấy con đường rộng dài phía trước.  

Vừa là học sinh cấp hai, vừa là cán bộ

Lần đầu tiên tiếp xúc với Thào A Bua, tôi lập tức bị cuốn hút bởi lối nói chuyện từ tốn, nhỏ nhẹ và có phần còn ngại ngùng của chàng trai dân tộc Mông. Sinh năm 1982, năm nay 36 tuổi, nhưng Bua đã có thâm niên 10 năm làm công tác Mặt trận. Hiện nay, Bua đang là Trưởng ban công tác Mặt trận bản Dân Quân, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu và đã có khá nhiều thành tích đáng nể phục. 

Nể phục bởi công tác mặt trận luôn đòi hỏi những người có nhiều kinh nghiệm để có thể tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, qua đó củng cố và phát huy tinh thần thi đua yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng Bua thì còn khá trẻ, trong số 70 đại biểu về dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 6/2018 thì Bua là người trẻ nhất. Tham gia công tác mặt trận từ năm 2008, lúc đó Bua đang còn là học sinh Trường cấp hai Chiềng Ve (nay là Chiềng Sơn), trong xã dường như chưa có ai vừa là học sinh lại vừa làm cán bộ như Bua, kể cũng oách lắm. 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Chiềng Sơn, thấu hiểu những phong tục của cha ông để lại, đặc biệt là trong tổ chức ma chay, cưới hỏi; nhưng càng lớn lên, được học tập những điều mới mẻ, bổ ích, Bua tự nhủ: “Đồng bào Mông của mình còn nghèo lắm, nhưng tại sao lại phải tốn khá nhiều tiền của và thời gian cho những phong tục này. Mình được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho ăn học thành người hiểu biết, vậy phải có trách nhiệm với bà con dân bản”. 

Sau nhiều năm bền bỉ thuyết phục, Bua đã vận động được đồng bào của mình thực hiện có hiệu quả việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong tổ chức ma chay, cưới xin…

“Ban đầu cũng khó khăn, vất vả lắm. Có những tập tục đã trải qua nhiều đời, in sâu trong tiềm thức của bà con. Bởi vậy bà con còn chần chừ và chưa thật tin điều mình nói. Nhưng mình đã giải thích rằng, những phong tục tốt đẹp của dân tộc Mông mà ông cha để lại từ xưa vẫn được giữ nguyên, chỉ những cái gì rườm rà, lạc hậu và tốn nhiều kinh phí mới bỏ đi thôi. Từ bỏ tập tục lạc hậu là để chống lãng phí, tiết kiệm tiền vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng kinh tế của gia đình”, Bua tâm sự.

Sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, dần dần bà con cũng nghe ra. Ngay những người già, những người có uy tín trong bản cũng tin tưởng vào chàng trai trẻ: “Ờ đúng rồi, cháu nói thế cũng phải. Ngày xưa chúng ta cũng đã nhìn thấy những tập tục này là lãng phí, lạc hậu nhưng chưa thể bỏ ngay được. Nay chúng ta làm theo lời dạy của Đảng, của Chính phủ, chúng ta sẽ quyết tâm thực hiện”, Bua kể về những ngày đầu bắt tay vào công việc.

Kể từ đó, đời sống tinh thần của người dân tại Chiềng Sơn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Nếu như trước kia, nhà nào có đám tang thường kéo dài vài ngày rồi mới đưa người quá cố đi chôn, nhưng nay “chỉ kéo dài trong 24 tiếng thôi; đưa người quá cố đi chôn sớm thì họ được sạch sẽ mà người sống cũng được ở trong môi trường trong sạch”, Bua lý giải.

Cũng theo lời kể của Bua, ngày trước, trong đám cưới của đồng bào dân tộc Mông thường kéo dài một ngày một đêm. Khách đến dự cưới thường có thói quen uống rượu rất nhiều, người này uống xong lại rủ người khác uống tiếp, khi uống say lại đổ hết rượu ra ngoài, như thế là lãng phí, tiếc của lắm. Không chỉ vậy, một số người còn xảy ra mâu thuẫn, đánh chửi nhau... Nhưng bây giờ thì khác rồi, đám cưới được làm theo mâm, bà con ai đến mừng cưới nói chuyện vui vẻ với nhau, không uống nhiều rượu như trước nữa; tổ chức đám cưới cũng chỉ trong khoảng thời gian 2 - 3 tiếng.

Đặc biệt, nhận thức rõ giá trị kinh tế của “đầu cơ nghiệp”, trong tổ chức đám cưới hay đám ma, người dân cũng được Bua vận động không giết thịt trâu, bò mà để chăm sóc cho sinh sản, phát triển kinh tế.

Nụ cười hồn hậu của Thào A Bua, “chàng trai Mặt trận”
Nụ cười hồn hậu của Thào A Bua, “chàng trai Mặt trận”

Học Bác ở tinh thần thi đua yêu nước

Sơn La là tỉnh có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với Lào. Từ lâu, nơi đây là điểm nóng buôn bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn từ Lào vào Việt Nam. Xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu nơi Bua sinh sống cũng không nằm ngoài điểm nóng ấy. 

Bua bảo: “Thấy nhiều người trong bản rơi vào vòng xoáy ma túy, rồi nhiều hộ gia đình mất chồng, mất vợ (đi tù cũng coi như là mất rồi theo quan niệm nhiều người Mông); những đứa con của họ không được chăm sóc nên bơ vơ, nhìn tội lắm. Chứng kiến hoàn cảnh đó, mình nói với bà con cần dứt khoát từ bỏ ma túy, vì Đảng và Nhà nước đã dạy rồi, cấm rồi. Nếu ai lao vào ma túy thì gia đình sẽ tan nát, thế thì khổ quá. Nói nhiều, khuyên nhiều, bà con cũng nghe ra. Hiện nay, trong bản của mình không còn ai vận chuyển hay tàng trữ, buôn bán ma túy nữa, số người nghiện cũng hết, những người tầm tuổi như mình đây, thuốc lá cũng không dùng”. 

Tất nhiên, để làm sạch địa bàn trọng điểm về vận chuyển ma túy qua biên giới Lào vào Việt Nam, không phải ngày một, ngày hai. Đó là cả một sự quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của vị cán bộ Mặt trận trẻ. “Mình không sợ khó, sợ khổ, chỉ sợ bà con không nghe theo điều hay lẽ phải mà nghe theo những lời dụ dỗ của bọn người xấu thôi”. 

Theo lời Bua kể, mới đầu những đối tượng vận chuyển, tàng trữ ma túy khi nghe Bua khuyên can, giải thích thì quay sang nhìn Bua với ánh mắt nghi ngờ, thiếu thiện cảm. Họ cho rằng Bua đang nói xấu họ, không muốn cho họ làm giàu. “Nhưng mình bảo không phải như thế, từ bỏ con đường ma túy là để được sống lâu với bà con dân bản, đoàn kết với bà con để làm giàu một cách chính đáng. Mình cũng chỉ cho họ thấy hoàn cảnh đáng thương, tù tội của những gia đình có người vận chuyển, buôn bán ma túy nên họ đã hiểu ra và quyết tâm quay lại làm người tốt”, Bua chia sẻ.

Gia đình Bua có bảy anh chị em nhưng chỉ có Bua và em gái út được đi học. Bởi vậy, Bua cho rằng mình là người may mắn khi được biết cái chữ, từ đó biết những điều hay lẽ phải. Bua biết đồng bào của mình ai cũng là người tốt, ai cũng có tấm lòng yêu nước; nhớ lời dạy của Bác Hồ, Bua thường nói với bà con rằng, yêu nước không nhất thiết phải ra ngoài mặt trận, mà là cố gắng làm những việc có ích cho bản thân, làm giàu cho gia đình và xã hội. Cùng nhau thi đua xóa bỏ tập tục lạc hậu, không sử dụng và vận chuyển ma túy cũng là thể hiện tinh thần yêu nước rồi.

Khâm phục nghị lực của Bua bao nhiêu, tôi cũng không khỏi băn khoăn: Bí quyết gì đã giúp Bua có thể “thu phục” được những suy nghĩ, những tư tưởng còn khác biệt với mình, kể cả những đối tượng vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy?

Thì đây, Bua bật mí điều rất đơn giản: “Khi động viên, thuyết phục bà con, mình phải nói nhẹ nhàng, bình tĩnh; cần nói rõ, trình bày cặn kẽ và đặc biệt không được nặng lời để bà con hiểu. Nói đến đâu thì mình làm đến đấy, có thực tế chứng minh”. Ghi nhận những thành tích của chàng trai trẻ, năm 2013, Bua đã vinh dự được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen cho những việc làm thầm lặng của mình.

Chia tay “chàng trai Mặt trận”, trong tôi vẫn nhớ mãi nụ cười hồn nhiên trên gương mặt rám nắng của em. Nụ cười lấp lánh niềm vui giữa trưa hè Tháng Sáu khi Bua được về Hà Nội, vào lăng Bác báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh và thầm kể cho Bác nghe chuyện đồng bào của mình đã tiến bộ và khác xưa nhiều rồi. 

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.