Bước tiến cuối cùng trong bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đón Tổng thống Obama.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đón Tổng thống Obama.
(PLO) - Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama và quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới. 

Trang web của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR)- một tổ chức nghiên cứu độc lập phi đảng phái có trụ sở tại Washington - vừa đăng bài viết với tựa đề “Bước tiến cuối cùng trong bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ”, trong đó nhận định rằng sau giai đoạn đổ vỡ về quan hệ ngoại giao khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975, việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam cho thấy quan hệ hai nước đã hoàn toàn được bình thường hóa.

Đối tác gần gũi

Kể từ khi bắt đầu bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã xây dựng mối quan hệ chiến lược và kinh tế ngày càng chặt chẽ, và Hà Nội hiện là một trong những đối tác an ninh gần gũi nhất của Mỹ ở châu Á. Với một quân đội chuyên nghiệp và một vị trí chiến lược, Việt Nam đang dần trở nên quan trọng đối với lợi ích an ninh của Mỹ trong khu vực, tương tự như các đồng minh và đối tác lâu đời như Thái Lan và Malaysia.

Nền kinh tế của Việt Nam với nhiều cơ hội phát triển nay đã trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn so với Thái Lan, nơi đầu tư nước ngoài giảm khoảng 90% vào năm 2015. Về chính trị, Việt Nam cũng tương đối ổn định so với các nước khác trong khu vực. Dù đã có quá trình bình thường hóa quan hệ về kinh tế và chiến lược, nhưng việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam mà Tổng thống Barack Obama vừa tuyên bố mới chính thức đánh dấu bước cuối cùng trong việc khôi phục quan hệ hoàn toàn. Đây là một bước đi đúng đắn.

Tuy nhiên, việc bãi bỏ cấm vận không có nghĩa là các nhà thầu quốc phòng Mỹ sẽ nhanh chóng giành được các hợp đồng của Hà Nội. Hiện trang bị quân sự của Việt Nam dựa chủ yếu vào nguồn cung từ Nga, vì những lý do lịch sử và vũ khí Nga có giá thành rẻ hơn. Mặc dù các quan chức Việt Nam tỏ ra quan tâm đến máy bay tuần tiễu và trực thăng tuần tra bờ biển do Mỹ sản xuất, có thể phải mất một thời gian trước khi Hà Nội mua máy bay của Mỹ.

Tổng thống Mỹ B.Obama vừa có chuyến thăm Việt Nam rất thành công.

Tổng thống Mỹ B.Obama vừa có chuyến thăm Việt Nam rất thành công.

Vũ khí Mỹ nào có thể mua?

Theo hãng tin Reuters, là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2011-2015 tăng gần 700% so với giai đoạn 2006-2010, Việt Nam đang đứng trước cơ hội đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí cũng như tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình sau việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Theo giới phân tích, quyết định này cũng mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà thầu quốc phòng của Mỹ. Chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh thuộc Tổ chức tư vấn IHS (Mỹ) Mark Bobbi đánh giá rằng quân đội Việt Nam đang có nhu cầu mua máy bay tuần tra biển, chẳng hạn như phi cơ trinh sát săn ngầm P-3C đã qua sử dụng của Tập đoàn Lockheed, cũng như các máy bay tiếp dầu trên không mới KC-46 của Boeing hoặc A330 MRT của Airbus.

Không quân Việt Nam cũng có thể có nhu cầu mua các chiến đấu cơ hiện đại như F-16 của Lockheed hay F/A-18 Super Hornet của Boeing. Việt Nam cũng có thể quan tâm tới các mẫu trực thăng của Boeing và Công ty Sikorsky (trực thuộc Tập đoàn Lockheed) và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao của Raytheon và Boeing. Về hải quân, chuyên gia này nhận định Việt Nam có thể quan tâm tới các tàu chiến đấu ven biển (LCS) có nhiều ưu thế khi hoạt động trên vùng biển nông như biển Đông. Hiện quân đội Mỹ có hai phiên bản tàu LCS do hai Tập đoàn Lockheed Martin và General Dynamics nghiên cứu phát triển. 

Tuy nhiên, chuyên gia Bobbi cho rằng giá cả của những loại vũ khí này là một trở ngại không nhỏ cho Việt Nam nhưng tin tưởng rằng với nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao, thời gian tới Việt Nam hoàn toàn có khả năng mua sắm số lượng lớn trang thiết bị vũ khí từ Mỹ. Ông dự đoán Việt Nam có thể có các đơn hàng vũ khí đầu tiên với Mỹ trong năm 2016. Mặc dù Nhà Trắng sẽ phải thông báo cho Quốc hội Mỹ khi bán một số loại vũ khí nhất định cho Việt Nam, song ông Bobbi tin rằng đa số các nghị sĩ Quốc hội Mỹ sẽ thông qua các giao dịch vũ khí này. 

Cựu binh Mỹ hoan nghênh

Báo “Bưu điện Jakarta” số ra mới đây đăng bài viết của hai phóng viên của Hãng thông tấn AP (Mỹ) Tammy Webber và Chris Carola với tiêu đề cho hay: “Cựu binh Mỹ hoan nghênh Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam”. 

Terry Neilen, một cựu binh Mỹ từng tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam (năm 1967-1968) hiện ở Saratoga Springs, New York nói rằng việc chính quyền Obama gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa. Ông Neilen nhấn mạnh: “Nhóm chúng tôi đang tích cực hoạt động để có thể làm được một điều gì đó tốt hơn cho Việt Nam”. 

Foote - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam ở thành phố New York, Mỹ cho biết Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để giúp Mỹ trong việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo các cựu binh Mỹ, việc Tổng thống Obama tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương vốn đã tồn tại nửa thế kỷ đối với Việt Nam, là một kết quả tự nhiên và hợp lý nhất khi Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tổng thống Obama đang tìm cách để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, bỏ lại đằng sau những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước để hướng đến một kỷ nguyên mới. 

Bernard Edelman - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam - cho rằng hành động này của Mỹ được so sánh với hành động tương tự của Mỹ đối với các quốc gia Nhật Bản, Đức, Áo, và Italia sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Ông nói: “Chúng tôi đã cố gắng để làm cầu nối cho Mỹ và Việt Nam” mặc dù hiện vẫn còn một số người không ủng hộ quyết định này của chính quyền Obama. 

Cựu binh Al Huber, 69 tuổi, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam ở bang Illinois cho rằng ông không lo lắng về việc Tổng thống Obama quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Trong khi đó, Tổng thống Obama nói rằng việc làm này của Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thể tự bảo vệ mình trong các diễn biến phức tạp ở biển Đông và mặc dù lệnh cấm vận vũ khí sát thương được gỡ bỏ nhưng mỗi hợp đồng mua bán vũ khí sẽ được phía Mỹ xem xét một cách nghiêm túc.

 

Học giả Mỹ đánh giá cao

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam cũng nhận được những lời đánh giá cao của giới học giả Mỹ.

Marvin Ott, Giáo sư thỉnh giảng thuộc Đại học John Hopkin, học giả cấp cao thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế Woodrow Wilson cho rằng, Tổng thống Obama đã nỗ lực tạo ra những nền tảng cơ bản nhất thúc đẩy tối đa hợp tác an ninh chiến lược ngày càng gắn bó hơn tập trung không chỉ về biển Đông mà còn nhiều vấn đề khác. Mục tiêu đó đã đạt được và hai bên có nhiều lợi ích chung. “Tôi chỉ có ngạc nhiên là trước khi chuyến thăm của Tổng thống diễn ra thì có một số người bảo sẽ dỡ bỏ, còn một số người bảo không. Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận cho thấy mối quan tâm an ninh chiến lược của Mỹ đối với biển Đông và vai trò tiềm tàng của Việt Nam tại đây đã trở thành ưu tiên và ngày một quan trọng”.

Theo Marvin Ott, trong quá trình 40 năm qua, hai nước đã dần dần vượt qua quá khứ chiến tranh và mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương. Bài phát biểu của Tổng thống Obama được xem là sự tổng hợp toàn bộ tiến trình này, theo đó thì nỗi ám ảnh chiến tranh đã kết thúc, giai đoạn mới trong quan hệ song phương đã được thiết lập đầy đủ, hai bên đã có đủ điều kiện để hướng tới tương lai. “Tôi cũng thực sự ngạc nhiên trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân Việt Nam đối với Tổng thống Obama. Ông Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba sang thăm Việt Nam và tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam không quá quan tâm đến chuyến đi này. Trên thực tế thì sự tiếp đón quá nhiều cảm xúc và quá ấn tượng vượt quá những gì mà tôi nghĩ. Ngoài việc coi trọng quan hệ với Mỹ hiện nay thì đây cũng là vấn đề mang tính cảm xúc, sau khi trải qua chiến tranh với những hệ lụy đau thương thì người dân Mỹ và Việt Nam đều nhận ra rằng, họ có những điểm tương đồng cơ bản và cuối cùng thì người dân hai nước đồng cảm và quý mến nhau. Một minh chứng là sự thành công rất lớn của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Sự thành công của họ một phần là do họ rất hòa đồng, đóng góp rất nhiều cho cộng đồng và giành được tình cảm của người Mỹ”.

Đánh giá về triển vọng quan hệ Việt - Mỹ sau khi ông Obama rời nhiệm sở, Giáo sư Marvin Ott lưu ý, gần như không có bất cứ tranh luận lớn nào về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong chiến dịch tranh cử tổng thống, trong Quốc hội hay trên báo chí Mỹ. “Đó là điều vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể thấy sự đồng thuận tuyệt đối trong chính giới Mỹ về chính sách đối với Việt Nam và việc này đã diễn ra từ rất lâu. Và tôi không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ thay đổi nào trong tương lai. Cho dù Tổng thống kế tiếp là ai thì cũng sẽ không có tranh cãi trong chính sách đối với Việt Nam...”.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.