An toàn thực phẩm: Phạt nặng để làm gương

Chủ trương phạt nặng để “lập lại trật tự” trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) được nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) đồng tình nhưng cũng lo ngại quy định này khó khả thi.

Chủ trương phạt nặng để “lập lại trật tự” trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) được nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) đồng tình nhưng cũng lo ngại quy định này khó khả thi. Ngày làm việc thứ hai tuần kế tiếp, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật ATTP.

cc
Quy định khắt khe hơn nhưng liệu có thể đảm bảo tốt hơn an toàn vệ sinh thực phẩm

Ghi nhãn: khó cũng phải làm
Trình Quốc hội tại phiên họp sáng qua (1/6), Dự thảo mới nhất Luật ATTP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm trước khi sản phẩm được lưu thông trên thị trường theo  quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, việc ghi nhãn còn phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt khác.

ĐB Phạm Thị Thanh Hương (Bình Định) cho rằng, ngoài tác dụng cung cấp thông tin về sản phẩm thì việc ghi nhãn còn để truy tìm nguồn gốc sản phẩm. “Thời gian qua xảy ra nhiều vụ ngộ độc tập thể, ngoài việc hồi phục sức khỏe cho nạn nhân, ngành Y tế còn phải mất rất nhiều tiền, thời gian để truy tìm nguồn gốc. Nhưng nhiều trường hợp không thể tìm được vì là thực phẩm bày bán tràn lan ở chợ mà không có nguồn gốc xuất xứ” - sau khi phân tích, ĐB Hương đề nghị “tiến tới tất cả các sản phẩm đưa vào lưu thông đều phải ghi nhãn. Cái này khó nhưng không phải không làm được”.

ĐB Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long) chung cách nhìn nhận phải ghi nhãn nhưng đặt vấn đề: “Việc ghi nhãn tiến hành trước khi lưu thông, nếu trong quá trình lưu thông, xảy ra sự cố gì  thì sao?”.

“ Nhãn sản phẩm phải ghi rõ toàn bộ các quá trình lưu thông từ tên người sản xuất, phương thức sản xuất từ ban đầu cho đến vận chuyển, chế biến, lưu thông, bày bán…” , ĐB này đề nghị.

Tuy nhiên, theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc ghi nhãn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản, thực phẩm lớn trên thế giới; có định hướng phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ gen, việc sản xuất, chế biến thực phẩm biến đổi gen còn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm.

Vì vậy, việc quy định về ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen cần phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và yêu cầu của hội nhập quốc tế.

UBTVQH đồng ý phương án phải có quy định về ghi nhãn thực phẩm nhưng giao Chính phủ quy định cụ thể việc ghi hạn sử dụng trên nhãn đối với thực phẩm; quy định cụ thể loại thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn, mức tỷ lệ thành phần thực phẩm có gen biến đổi phải ghi nhãn.

Phân định rõ dễ ”quy” trách nhiệm
Một vấn đề mà lâu nay gây nhiều tranh cãi là lĩnh vực ATTP hiện có quá nhiều Bộ, ngành cũng tham gia quản lý, nhưng khi xảy ra mất ATTP thì không biết quy trách nhiệm cho ai.

ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) mừng vì giao Bộ Y tế chủ trì nhưng ”lo ”ông” này vừa là nhạc trưởng vừa phải kéo violon và thổi kèn trum pet nữa thì không ổn”.

ĐB Thuyết đồng tình Bộ Y tế thay mặt Chính phủ quản lý thống nhất về ATTP, nhưng trong phạm vi của Bộ, ngành, địa phương nào thì bộ ngành, địa phương đó phải quản lý, để xảy ra vụ việc gì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

ĐB Đinh Thị Ngoan (Ninh Bình) tán thành việc phân định trách nhiệm từng bộ, ngành nhưng đề nghị bổ sung thêm chức năng quản lý an toàn thực phẩm của Bộ Khoa học và Công nghệ, vì hiện nay Bộ này đang thực hiện nhiệm vụ xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia cho các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng về thực phẩm.

Ngoài ra, Bộ này còn có hệ thống Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục quản lý chất lượng, hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng đủ năng lực kể cả lực lượng thanh tra chuyên ngành.

”Dự thảo chưa có quy định về trách nhiệm các tổ chức đoàn thể trong công tác ATTP trong khi thực tế ở nhiều nơi, họ làm khá tốt” , ĐB H’ Luộc Ntơr (Đắc Lắk) lên tiếng cần bổ sung thêm quy định này.

Cùng với quy định về ghi nhãn, trách nhiệm của bộ ngành, địa phương, các vấn đề được nhiều ĐB quan tâm là vấn đề về thanh tra chuyên ngành, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…đặc biệt liên quan đến quy định xử lý vi phạm pháp luật về ATTP.

Một số ý kiến cho rằng việc phạt nặng là cần thiết song phải quy định như thế nào cho phù hợp để đảm bảo tính khả thi. 

Nhóm PV

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).