Bẽ bàng phát hiện chồng “gay”!

(PLO) -Tưởng lấy được chồng giàu có và  đầy bản lĩnh đàn ông, Nhi rắp tâm “đánh gục” đối phương. Không ngờ người trong mộng của cô lại là một dân “gay” thực thụ và không có thiên chức làm chồng. 

Đám cưới của Ngọc Nhi dù đã qua mấy ngày nhưng người dân bên con sông Tiền thơ mộng vẫn chưa hết bàn ra tán vào. Người thì bảo cô tốt số nên lấy được chồng giàu, kẻ lại cho rằng cô ham tiền bạc và chắc gì đã sung sướng khi vớ phải ông chồng dặt dẹo, trói gà không chặt.
Chuyện tình của Nhi với Tấn Nhật chẳng khác gì tiểu thuyết, chỉ có điều kết cục cuả nó thì không lãng mạn chút nào.
Nhi là con út trong gia đình có năm chị em gái, gia cảnh khá nghèo túng nên học hết lớp 6, cô đã phải lên thành phố làm người giúp việc. Lớn lên chút nữa, Nhi theo bạn bè “đầu quân” cho một quán Karaoke của một bà chủ vốn là người đồng hương.
Với ngoại hình ưa nhìn, ăn nói lại dễ nghe nên có khá nhiều khách hàng muốn được Nhi phục vụ. Mới đầu, cô còn ý thức giữ gìn, nhưng sau đó, nhìn trước quay sau thấy bạn bè đều chiều khách "tới bến”, Nhi cũng tặc lưỡi làm liều, miễn sao có nhiều tiền tiêu xài. 
Chỉ sau vài tháng làm cái nghề bằng “vốn tự có”, Nhi đã đủ tiền gửi về quê cho ba má xây nhà mới, mua sắm đồ đạc. Trong thâm tâm cô cũng nghĩ đến tương lai, rằng chỉ kiếm tiền bằng nghề này vài ba năm, khi có số vốn kha khá sẽ về quê để lấy chồng.
Nhưng mọi dự định của Nhi đã ngoặt chiều sang hướng khác khi cô gặp một khách hàng đặc biệt.
Người khách này sau vài ba lần được Nhi chăm sóc, chiều chuộng và biết được tâm sự của Nhi nên đã giới thiệu cô với một người bạn chí cốt. Theo giới thiệu thì anh chàng này có lý lịch khá sạch sẽ, gia đình gia giáo và giàu có, chỉ có điều hơi xấu trai một tý.
“Chẳng sao! Miễn là anh ta giàu có và không biết lý lịch của mình”- nghĩ sao làm vậy, vài hôm sau Nhi đồng ý đi gặp mặt người trong mộng với rắp tâm bằng mọi cách phải “đánh gục” chàng trai này.
Gặp được nhau rồi ai cũng thoả lòng mong ước. Chàng trai kia có người yêu đẹp, còn Nhi thì có người chồng tương lai đủ đảm bảo cho mọi nhu cầu vật chất của cô. Hình thức của anh ta cũng chẳng đến nỗi nào, mỗi tội chân đi hơi tập tễnh.
Sau hơn nửa năm quen nhau, họ được đôi bên gia đình tổ chức một đám cưới linh đình. Người dân không ngớt lời khen về nhan sắc của cô dâu, nhiều cô gái còn ghen tỵ với sự may mắn của Nhi. Họ hàng bên nhà gái cũng nở mày nở mặt vì gia đình sui gia khá bề thế, chàng rể lại hiền lành, yêu vợ.
Chỉ có Nhi mới biết, cô đang là diễn viên của một màn kịch khá hoàn hảo mà chính cô là tác giả kịch bản.
Nhưng sau đêm tân hôn, Nhi mới bẽ bàng phát hiện chồng của mình mắc chứng “bất lực”. Đến lúc này người đàn ông trong mộng của Nhi cũng không cần giấu giếm khi cho biết sự thật phũ phàng, anh ta là một dân “gay” đích thực và hoàn toàn không có khả năng làm chồng. Việc cưới vợ là do sức ép của gia đình mà thôi.
Chồng Nhi cũng nói toạc ra rằng, chuyện Nhi làm nghề gì, quá khứ ra sao, anh ta nắm rất rõ.
Vậy ra anh ta không phải là người bị lừa như bấy lâu nay Nhi lầm tưởng.  Nhân vật bị cho ăn “quả đắng” mới chính là cô. Quá thất vọng và đau khổ ê chề, Nhi không biết phải xử trí ra sao khi vở kịch của cô hạ màn quá sớm mà chưa thu đủ “số vé” như dự kiến. 
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ 
Sau vài đêm suy nghĩ, Nhi quyết định rời nhà chồng ra đi với hàng chục cây vàng và một cuốn sổ tiết kiệm trị giá nửa tỷ đồng (đây là quà cưới mà ba má chồng và họ hàng bên chồng tặng cô trong ngày cưới). 
Khỏi phải nói cha mẹ chồng của cô bất ngờ thế nào khi sáng ra không thấy con dâu dậy sớm như mọi khi. Hỏi con trai thì con trai cũng ậm ừ không biết. Và cũng đến lúc này họ mới biết rõ lai lịch của con dâu. Tức tốc sang nhà thông gia hỏi cho rõ ngọn ngành thì cha mẹ đẻ của Nhi cũng bất ngờ không kém khi hay tin con gái mình đã rời nhà chồng từ hồi nào chẳng hay.
Sau một thời gian dò hỏi, cha mẹ Tấn Nhật được biết con dâu đã lên TP.Hồ Chí Minh tìm việc. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, họ cũng không biết tìm con dâu ở đâu để đòi lại quà cưới. “Phải nắm người có tóc chứ không ai túm kẻ trọc đầu”, với suy nghĩ này, cha mẹ Nhật đã đến nhà sui gia yêu cầu phải trả lại hết vòng vàng, tiền bạc mà họ đã cho cô dâu.
Tất nhiên là phía sui gia đã từ chối thẳng thừng vì họ chẳng quản lý số tài sản này và cũng không phải là đối tượng được tặng vòng vàng, nhẫn cưới để cho gia đình thông gia đến đòi lại.
Theo quy định tại Điều 465 Bộ Luật dân sự (BLDS) thì “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”.
Ngoài ra, tại Điều 466 Bộ luật trên cũng quy định về việc tặng cho động sản như sau: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.
 Không chỉ vậy, “người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác”. (Điều 234 BLDS).
Căn cứ các quy định nêu trên, “vòng vàng, tiền bạc” là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên ngay khi người con dâu nhận quà là“vòng vàng, tiền bạc” từ cha mẹ chồng và họ hàng bên chồng thì Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực. Cũng chính tại thời điểm này, người con dâu được pháp luật thừa nhận là chủ sở hữu hợp pháp của “vòng vàng, tiền bạc”. Do đó việc bố mẹ chồng yêu cầu thông gia trả lại tài sản đã tặng cho con dâu là không phù hợp với quy định của pháp luật.
(Luật sư Nguyễn Thị Phượng, Công ty Luật TNHH Đại Việt - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.