TP HCM muốn chuyển gần 400ha đất ruộng thành khu công nghiệp

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng, các bộ ngành kiến nghị điều chỉnh quy hoạch, trong đó xin chuyển khoảng 380ha đất nông nghiệp tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh để lập mới một khu công nghiệp (KCN). 
Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

TP HCM nhận định, địa phương là đầu tàu kinh tế của cả nước, là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đảm nhiệm vai trò trọng tâm cho các lĩnh vực, đặc biệt là khoa học, công nghệ và kỹ thuật cao, sản xuất công nghiệp...

Hiện nay và các giai đoạn tiếp theo, Thành phố định hướng sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng cường dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đô thị, giảm các yếu tố liên quan đến sản xuất nông nghiệp thuần. Thành phố cũng sẽ hạn chế sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, đặc biệt là chú trọng phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dịch vại hỗ trợ cho các hoạt động đô thị và công nghiệp (dự kiến qua năm 2020 sẽ chiếm khoảng 56-58%).

Vì vậy, trong thời gian qua, UBND TP HCM đã nghiên cứu, tìm kiếm các địa điểm trên địa bàn thành phố để dự kiến quy hoạch xây dựng một KCN mới, có chất lượng và có tính cạnh tranh cao. Qua quá trình rà soát, nghiên cứu, thành phố xác định khu đất có quy mô diện tích khoảng 380,8ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánhđáp ứng được các điều kiện…

Theo UBND TP HCM, khu đất này nằm trong 668ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh đã được Thủ tướng chấp thuận chuyển đổi sang đất công nghiệp. Đồng thời, toàn thể khu 668ha này chính là phần diện tích mà TPHCM dự kiến đểthay thế cho 3 KCN (khoảng 675ha) đã kiến nghị xóa bỏ trước đây. Diện tích thay thế này để đảm bảo phù hợp cho tổng diện tích đất công nghiệp đã được Thủ tướng phân khai cho TPHCM từ năm 2004.

Trong toàn khu 668ha này có khoảng 287,2ha là đất trồng rừng sản xuất, còn lại khoảng 380,8ha là đất nông nghiệp theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố(chưa trừ diện tích đường giao thông, kênh, mương, đường điện 110KV-220KV...).

Khu đất 380,8ha gần với các KCN hiện có như KCN Vĩnh Lộc, KCN Phạm Văn Hai..., có thể hình thành được một KCN tập trung có tính liên kết về nghiên cứu, sản xuất, thương mại, phân phối và lưu thông hàng hóa thuận lợi... 

Tuy nhiên, theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt, khu đất 380,8ha này thuộc quy hoạch đất nông nghiệp. Do đó, UBND TP kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép TP HCM được lập quy hoạch phân khu xây dựng KCN này. Trong quá trình thẩm định, UBND TP sẽ tổ chức xin ý kiến các Bộ/ngành và các cơ quan liên quan trước khi phê duyệt theo quy định.

Sau khi đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt, UBND TP sẽ cập nhật nội dung quy hoạch phân khu xây dựng KCN này vào đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung.Đồng thời, TP cũng đề xuất Thủ tướng xem xét, cho phép cập nhật KCN này vào Danh mục Quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn TP…

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.