Sống trong sợ hãi khi làm “hàng xóm” dự án Goldland Plaza

(PLVN) - Một công trình hàng trăm tỷ đồng đang xây văn phòng, căn hộ cao cấp tọa lạc ở ngã tư khu “đất vàng” đường Lý Thường Kiệt, Đống Đa (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) khiến người dân sống cạnh đó bất an vì nhà nghiêng, nứt; nay lại gây sập trần nhà làm cụ bà 86 tuổi bị thương. Các bên liên quan vẫn chưa tìm được tiếng nói chung khi quá trình thẩm định, đưa ra số tiền đền bù chưa thống nhất.
Bà Liên bị đống la phông rơi xuống đầu nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn không hề thăm hỏi, hỗ trợ
Bà Liên bị đống la phông rơi xuống đầu nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn không hề thăm hỏi, hỗ trợ

Cụ bà nhập viện vì tấm la phông rơi trúng đầu

Khoảng 15h30’ ngày 1/3, tấm la phông trên trần của căn nhà 13/21 đường Ngô Gia Tự (TP Huế) rơi xuống khiến cụ bà Phan Thị Liên (86 tuổi) bị thương. Ngay lúc đó, cụ được con cháu phát hiện rồi nhanh chóng đưa ra khỏi đống gãy đổ cho lên giường nghỉ ngơi, đồng thời gọi điện trình báo cho cơ quan chức năng. 

Trước đây, cụ già này từng có tiền sử bệnh huyết áp, tiểu đường. Vì vậy, sau sự việc trên gia đình lo lắng, đưa cụ vào bệnh viện TW Huế để kiểm tra tình hình sức khỏe. Do chấn động mạnh ở phần đầu nên đến ngày 4/3, cụ vẫn ở bệnh viện điều trị.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, PLVN đã có mặt tại hiện trường và được Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND phường Vĩnh Ninh (TP Huế) cung cấp thông tin là họ đã lập biên bản hiện trường, kết luận vì dự án Goldland Plaza do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Du lịch và Phát triển Đất Vàng (23 Hai Bà Trưng, TP Huế) làm chủ đầu tư và nhà thầu chính là công ty cổ phần xây dựng STOWN (TP Huế) triển khai thi công là nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.  

Nhà chức trách cho biết thêm, nhà bếp bà Liên bị sập trần (la phông nhựa và hai xà gỗ với diện tích 6,67m2 bị rơi xuống) còn tường nhà bếp và nhà vệ sinh có nhiều vết nứt, nguy cơ tiếp tục sập đổ. Sự việc gây nguy hiểm đến tính mạng con người nên cơ quan chức năng đã đình chỉ thi công công trình trên. Đồng thời, yêu cầu nhà bà Liên không sử dụng nhà bếp, nhà vệ sinh nữa để đảm bảo tính mạng con người.

Hai ngày sau khi xảy ra sự việc, bà Liên thất thần cho biết: “Ngủ trưa dậy, tôi xuống nhà bếp ngồi xay tiêu thì bỗng nghe tiếng động lớn rồi xà gỗ, la phông nhựa rơi độp xuống trúng đầu. Tôi la to rồi bất tỉnh, giờ trên đầu vẫn còn đau.

Trong ngày 2/3, chủ đầu tư có cho người tới dọn dẹp hiện trường nhưng không hề hỏi thăm gì đến tôi cả khiến cả gia đình đều bức xúc. Nhà tôi có nhiều cháu nhỏ lắm nhưng cũng may không cháu nào ra vào nhà bếp lúc ấy, không thì cũng nguy hiểm đến tính mạng”.

Hiện trường vụ sập nhà
Hiện trường vụ sập nhà

Theo tìm hiểu, dự án trên từng chậm tiến độ trong một thời gian dài, đã bị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xem xét thu hồi nhưng sau đó vẫn được khởi công lại từ tháng 12/2017. Dự án làm cho nhà dân sống cạnh đây bị nứt, nghiêng, lún, tiếng ồn rất lớn, bụi bặm gây khó chịu.

Có sáu hộ dân nơi đây đã nhận tiền đền bù vì nhà bị nứt, lún còn hai hộ không nhận là hộ bà Liên và hộ ông Bùi Văn Bách (63 tuổi, ngụ kiệt 15/21 Ngô Gia Tự). Hai hộ này cho rằng giá đền bù quá “bèo”, không tương xứng nên chưa chấp nhận.

Sống trong sợ hãi

Chị Phan Thị Hà là con gái đang sống cùng cụ Liên cho hay: “Nhà chúng tôi cạnh ngay công trình, đã có quá nhiều vết nứt, thấy rất nguy hiểm. Mới đây la phông lại bị rơi, bát hương ngã đổ; nếu không may nhà đột ngột sập thì tính mạng chúng tôi không biết sẽ ra sao? Ngoài ra, nhà còn bị nghiêng lún đáng báo động, có hôm chén bát “tự” vỡ tung tóe.

Bỏ viên bi vào nền nhà, nó tự chạy về hướng công trình. Từ ngày dự án này khởi công, đêm nào tôi cũng bị mất ngủ vì tiếng ồn, tiếng rung như búa bổ vào đầu, sức khỏe vì thế giảm hẳn, tinh thần suy nhược. Mong rằng đơn vị thi công phải có trách nhiệm hỗ trợ, khắc phục thiệt hại để dân nơi đây không còn phải sống trong nỗi lo sợ khủng khiếp như thế này”.

Cơ quan chức năng, chủ đầu tư từng giám định chất lượng, định giá sửa chữa căn nhà bà Liên là 38 triệu đồng, gần đây tăng gấp đôi nhưng bà không đồng ý: “Nhà hai tầng, hư hỏng trầm trọng, không sửa chữa lại được. Muốn ở được thì phải xây mới. Chừng đó tiền, làm gì được đây. Mà họ làm hỏng nhà tôi chứ có ai làm đâu, sao đền bù ít thế thì ai mà hài lòng.

Sau sự cố sập trần nhà như vậy, chắc chắn số tiền đền bù cho gia đình tôi phải cao hơn, vừa thiệt hại vật chất rồi tinh thần nữa. Thời gian sắp tới, chúng tôi chắc phải “bỏ nhà” đi thuê trọ, chứ ở đây sợ lắm”.

Còn ông Bách chỉ tay vào từng vết nứt của ngôi nhà, những vết nứt này xuất hiện dày đặc từ tầng 1 lên tầng 3, từ nền nhà bằng gạch men đến tường nhà. Oái oăm thay, ông từng là cán bộ Sở Xây dựng, nay phải tự kêu thợ rồi mua xi măng về tráp lại những nơi bị nứt.

Ông cho hay, từ khi công trình “khủng” đào móng thì ngôi nhà của ông có hiện tượng lún nghiêng sang một bên, nhìn bằng mắt thường đã thấy rất rõ. “Từ tháng 4/2018, trong một lần lau nhà ở tầng 2, tự nhiên tôi thấy hiện tượng lạ. Đó là, nước dùng để lau nhà đổ về hướng khác so với trước đây, từ đó tôi biết nhà mình đã bị nghiêng về hướng của công trình đang thi công.

Công trình vẫn đang thi công, bất chấp lệnh tạm cấm của Thanh tra Sở Xây dựng. (Hình chụp lúc 15h30’ ngày 4/3).
Công trình vẫn đang thi công, bất chấp lệnh tạm cấm của Thanh tra Sở Xây dựng.  (Hình chụp lúc 15h30’ ngày 4/3).

Tôi nhận định, công trình đào sâu cả chục mét khiến nhà tôi nghiêng sang bên đó là điều đương nhiên, nhìn bằng mắt thường cũng thấy. Thời điểm này đơn vị thi công chưa rút cọc nhồi mà đã nghiêng như vậy, nếu khi rút cọc ra chắc nhà tôi còn nghiêng nhiều hơn nữa”.

Ông Bách bức xúc: “Căn nhà cả đời tôi dành dụm mới xây được từ năm 2003, họ kiểm tra rồi “phán” nhà tôi không hư hỏng nặng, chất lượng kết cấu nhà không yếu, nằm trong sự cho phép của xây dựng. Chỉ nghiêng 3cm - 6,5cm rồi định giá bồi thường 8,5 triệu đồng. Tôi có thuê một đơn vị kiểm định, từ tháng 9/2018 đã đo độ nghiêng lên tới 12cm, hiện giờ chắc đã lên 30cm rồi.

Rõ ràng “họ” đã làm hỏng nhà tôi, thế mà còn tìm cách chèn ép, không tính toán đúng thiệt hại thực tế để bồi thường. Gần đây, nhà đầu tư tăng giá đền bù lên 10 lần tức 85 triệu nhưng tôi vẫn không chấp nhận”.

Bà Trần Thị Kim Cúc (Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh) cho biết: “Hiện còn hai hộ gia đình chưa đồng ý nhận tiền đền bù từ chủ đầu tư. Quan điểm của phường là nếu các hộ dân không đồng tình, thấy quyền lợi bị xâm hại có thể làm đơn khởi kiện ra tòa để giải quyết”.

Một diễn biến khác, gần đây ông Phan Ngọc Thọ (Chủ tịch UBND tỉnh) đã trực tiếp đến công trình trên kiểm tra. Vị Chủ tịch tỉnh yêu cầu đơn vị tập trung nguồn lực, tăng ca, đẩy nhanh tiến độ để công trình sớm đưa vào hoạt động.

Đồng thời, phải chịu trách nhiệm với các hộ dân ảnh hưởng do thi công dự án. Vào ngày 8/3 tới đây, ông Phan Thiên Định (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế) cũng sẽ có buổi làm việc với chủ đầu tư để xử lý dứt điểm sự việc này. 

Hai hộ dân trên đã nhiều lần khiếu nại lên chính quyền, trải qua 5 phiên làm việc, từng có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nhưng đến nay việc thẩm định và đền bù từ phía chủ đầu tư cho người dân vẫn chưa thỏa đáng.

Mặc dù cơ quan chức năng đã yêu cầu đơn vị thi công tạm dừng để xử lý sự việc nhưng theo quan sát của PLVN trong chiều 4/3, đơn vị này tiếp tục xây dựng. Một hộ dân đặt câu hỏi: “Phải chăng đơn vị này xem thường chính quyền, coi thường dư luận?”.

PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.