Đường chưa thông, ngừng xây cao ốc ở nội thị

(PLO) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP HCM. Chỉ đạo này được đưa ra trong bối cảnh nhiều năm nay, việc giảm ùn tắc giao thông ở 2 thành phố lớn nhất cả nước gần như không có lời giải.
Khu vực trung tâm Hà Nội hiện có quá nhiều nhà chung cư cao tầng
Khu vực trung tâm Hà Nội hiện có quá nhiều nhà chung cư cao tầng

“Mất” kiểm soát ùn tắc giao thông

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội hiện nay đang ở mức rất nghiêm trọng, các cửa ngõ ra vào thành phố cũng như các đường trục chính đều gặp tình trạng ùn tắc. Đặc biệt, vào mỗi giờ cao điểm các phương tiện tham gia tăng đột biến khiến giao thông trở nên ùn tắc kéo dài và xảy ra tình trạng hỗn loạn. 

Giai đoạn 2016 - 2020, HĐND TP Hà Nội đã thông qua kế hoạch giảm ùn tắc và tai nạn giao thông cho Hà Nội với kinh phí 2.167 tỷ đồng. Đây chỉ là một trong vô vàn giải pháp mà Hà Nội hay các thành phố khác ở Việt Nam đề xuất để giảm ùn tắc giao thông. 

Tuy nhiên, liệu những giải pháp này liệu có hiệu quả khi mà hàng loạt cao ốc vẫn không ngừng mọc lên ở những khu đất vàng tại tại đô thị, ý thức của người tham gia giao thông kém và thiếu quyết tâm của chính quyền?

Tại Hà Nội những năm qua, dù được mở rộng nhưng áp lực giao thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Vũ Trọng Phụng, Hồ Tùng Mậu… tăng đột biến. Ngay cả con đường rộng lớn như Phạm Hùng, Đường Láng, đường Nguyễn Chí Thanh cũng thường xuyên ách tắc. 

Một trong những nguyên nhân là do hàng loạt chung cư kết hợp trung tâm thương mại mọc lên dẫn đến mật độ dân số, hoạt động của đô thị ngày càng tăng và vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng giao thông. 

Bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố khác làm cho ách tắc giao thông ở Hà Nội trở nên kinh hoàng. Đơn cử, chủ trương di dời các nhà máy, trường đại học và cơ quan nhà nước ra khỏi trung tâm thành phố đã có từ lâu nhưng việc thực hiện vô cùng chậm chạp. 

Không chỉ vậy mỗi khi nhà máy, cơ quan di dời đáng lẽ thay vào đó là những công trình công cộng, dân sinh thì lại thay thế là những dự án bất động sản với những tòa nhà cao tầng. Điều này không những làm cho hoạt động giao thông giảm mà còn gia tăng rất mạnh khiến cho tình trạng ách tắc giao thông càng trở nên trầm trọng. Việc từ bỏ những mảnh đất vàng có giá trị hàng nghìn tỷ đồng để làm công trình xã hội hoặc nhà thấp tầng tạo ra lợi nhuận ít không phải là dễ dàng.

Với TP.HCM, nếu trước kia ùn tắc giao thông tại đây chỉ xảy ra ở một số điểm cửa ngõ thành phố vào giờ cao điểm thì hiện nay tình trạng ùn tắc ngày càng trở nên nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều nút giao thông và không theo một quy luật nào, gây bức xúc cho người dân.

Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, tình hình kẹt xe ngày càng nghiêm trọng, không chỉ vào giờ cao điểm. TP.HCM ngày xưa ít dân, chỉ có một lõi trung tâm, nhưng hiện nay là đa cực, đa trung tâm. Quy hoạch lại không phân khu rõ ràng, không tách thành các đô thị vệ tinh. Trong khi người dân các quận như Gò Vấp, Tân Bình, quận 12… có nhu cầu tới quận 4, quận 7 sẽ phải đi xuyên cắt qua các quận trung tâm nên ùn tắc giao thông càng nghiêm trọng. 

“Có nhiều bất cập khiến ùn tắc giao thông. Thứ nhất là không cân đối giữa nhu cầu đi lại, hạ tầng và giao thông đô thị. Bất cập thứ hai đó là đô thị TP HCM hiện nay quy hoạch phát triển đa cực và không kiểm soát được. Đây là thách thức và rủi ro lớn của ngành giao thông” - TS Phạm Sanh phân tích.

Những lưu ý của Thủ tướng Chính phủ

Trở lại với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông trên đây, Văn phòng Chính phủ cho biết: Xét báo cáo về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại TP Hà Nội và TP HCM, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan như: Công an, Tư pháp, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia... và UBND 2 TP Hà Nội, TP HCM tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP. Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo Nghị quyết về các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP HCM để thay thế Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6 tới.

Đáng chú ý, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết, các bộ ngành phải lưu ý các giải pháp về không tiếp tục phát triển chung cư căn hộ nhà cao tầng ở khu vực trung tâm; phát triển các khu đô thị vệ tinh để điều phối, bố trí lại dân cư và lực lượng lao động, giảm tải cho các thành phố về áp lực công ăn việc làm, nhà ở, an sinh xã hội, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông; ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hòa giao thông, quản lý phương tiện giao thông và người tham gia giao thông; sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phong trào tự quản... cũng như chế tài xử lý nghiêm các vi phạm.

Trước đó, trong văn bản chỉ đạo về điều chỉnh cục bộ quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến 2030, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng tại các khu vực ngoại ô thành phố, góp phần giảm tải dân số trong khu vực nội đô lịch sử từ 1,26 triệu dân xuống còn 0,8 triệu dân.

Còn tại phiên họp Chính phủ hồi cuối 2016, Thủ tướng Chính phủ đã thẳng thắn phê bình Hà Nội vì đã cho xây quá nhiều nhà cao tầng tại khu vực trung tâm. Khi ấy, Thủ tướng nói: “Hà Nội ùn tắc giao thông cũng có phần do thành phố cho xây quá nhiều nhà cao tầng. Tôi nói thật để các đồng chí biết, thành phố đã cấp phép tràn lan, cho xây dựng quá nhiều chung cư cao tầng trong nội đô. Tôi yêu cầu không được để như thế nữa”.

Đáng chú ý, người đứng đầu Chính phủ cũng tỏ ra không hài lòng với những tồn tại của công tác quản lý hạ tầng, quy hoạch, nhất là tại Hà Nội và TP HCM, và yêu cầu phải chấn chỉnh. 

“Tôi yêu cầu tất cả các địa phương, đặc biệt là TP HCM và Hà Nội cần nghiêm túc rà soát lại, cần chấn chỉnh kịp thời trước khi quá muộn. Tôi đề nghị các đồng chí không được vì lợi ích trước mắt, thậm chí lợi ích nhóm mà quên lợi ích của cộng đồng. Nếu không sớm khắc phục thì sau này ngân sách Nhà nước đổ vào cũng không đủ mà giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng…” - Thủ tướng nói.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.