Chuyên gia nói về xu hướng và cơ hội đầu tư nhà đất năm 2019

(PLO) - Có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản đang rất lớn. Thị trường sẽ ổn định, không xảy ra bong bóng nhà đất. Báo PLVN đã ghi nhận ý kiến nhiều chuyên gia nhằm có cái nhìn sát thực hơn về thị trường này trong thời gian tới…
Chuyên gia nói về xu hướng và cơ hội đầu tư nhà đất năm 2019

Bà Nguyễn Vũ Thiên Diễm, Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group: Thiếu hụt nguồn cung quỹ đất

“Trong năm 2019, thị trường bất động sản tại TP HCM sẽ không sôi động hoàn toàn nhưng cũng sẽ không có việc đi xuống, mà sẽ đi ngang. Ngoài ra, thị trường sẽ đứng trước nhiều thách thức, trước hết là do thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, thiếu hụt nguồn cung dự án phân khúc nhà ở trung cấp và phân khúc nhà ở bình dân.

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh


Phân khúc nhà ở trung cấp vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, phát triển bền vững của thị trường và có tính thanh khoản cao nhất. Phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung, phải đối diện với nhiều thách thức rất lớn.

Còn lại, sự cạnh tranh ở phân khúc căn hộ cao cấp sẽ rất khốc liệt, các dự án sẽ phát triển theo hướng tạo ra đẳng cấp khác biệt, độc đáo, tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ. Phân khúc Condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT HD Mon Holdings: Cơ hội cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, khả năng tài chính lớn

“Thị trường nhà ở dành cho đại đa số người dân, những người có thu nhập thấp sắp tới sẽ dẫn đầu thị trường. Với dân số hơn 90 triệu dân của cả nước, tính sở hữu của đại đa số người dân Việt Nam lại cao, đặc biệt là người dân tỉnh lẻ có con em học, làm việc tại các thành phố lớn thì nhu cầu nhà ở của nhóm này chỉ tăng chứ không giảm.

Thị trường trung cấp đang bão hòa, nên đầu tư vào thị trường này phải tùy vị trí vì thị trường có nguồn cung lớn. Về phân khúc cao cấp, đây là thị trường nhỏ nhưng tiềm năng cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp có khả năng tài chính dồi dào. Về condotel, thị trường thời gian qua đã bão hòa với hàng loạt dự án mở bán tại nhiều địa phương trên cả nước”.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: Doanh nghiệp phải điều chỉnh dự án, phù hợp thị trường

“Trước đây doanh nghiệp tập trung vào các dự án cao cấp, diện tích lớn, không còn phụ thuộc vào thị trường. Để đáp ứng thị trường, doanh nghiệp phải điều chỉnh dự án, phù hợp thị trường, làm sao để đảm bảo tính thanh khoản, làm ra phải bán được.

Việc bong bóng nóng phải thừa hoặc đầu cơ cao nhưng hiện nay tỷ lệ đầu cơ không nhiều, những người mua nhà hiện nay mua nhà để ở. Hàng hóa của thị trường cũng đa dạng, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn.

Hội Môi giới Bất động sản có các báo cáo thường xuyên về thị trường, đơn vị cung cấp thị trường và đương nhiên, các thông tin có sự khác nhau, thông tin thị trường chỉ mang tính tham khảo...”.

Ông Trần Đức Vinh, Tổng Giám đốc Bất động sản Trần Anh Long An: Các vùng ven được nhà đầu tư, khách hàng đón chờ

“Nhiều chuyên gia nhận định quỹ đất TP HCM sẽ cạn kiệt, đây cũng không phải là tin vui hay buồn cho lĩnh vực bất động sản. Sau khi quỹ đất ở TP HCM được sử dụng hết thì nhà đầu tư tìm tới vùng ven là tất yếu. 

Thị trường TP HCM trong những năm tới sẽ sôi động ở vùng lân cận. Các khu vực xung quanh, các vùng ven của TP HCM đang được các nhà đầu tư, khách hàng đón chờ. Tôi nghĩ, nguồn cung năm 2019 đang khan hiếm nên thị trường căn hộ “nóng” lên là điều dễ hiểu.

Một yếu tố thuận lợi cho bất động sản vùng ven là TP HCM chuẩn bị làm nhiều tuyến đường kết nối từ trung tâm tới vùng ven như: Cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP HCM - Mộc Bài, đường vành đai 3 - 4. 

Theo tôi nghĩ thị trường năm tới sẽ khó khăn ở phân khúc cao cấp còn căn hộ trung bình thì vẫn phát triển và cần được phát triển. Việc Ngân hàng Nhà nước siết vốn vào bất động sản chủ yếu đánh vào nhà đầu tư, tránh tình trạng bong bóng bất động sản, tuy nhiên điều này ảnh hưởng tới người thực sự có nhu cầu”.

Ông Nguyễn Văn Điềm, Tổng Giám đốc Công ty Đô Thị Mới Thủ Thiêm: Các doanh nghiệp bất động sản phải cạnh tranh khốc liệt

“Thị trường đã có sự bứt phá trong một thời gian nhất định, giá sản phẩm tăng đều, đặc biệt giá tăng đột biến ở dòng sản phẩm đất nền. Có những nhận định cho rằng thị trường đang “bong bóng” và sẽ sớm “xì hơi”. Tuy nhiên, theo tôi đánh giá nó không xảy ra. 

Điều này được thể hiện trong việc điều tiết và kiểm soát thị trường của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, nhà đầu tư tại thời điểm này rất thông thái trong việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư để hạn chế rủi ro. Do đó, về tổng quan là quả bóng sẽ không bị xì hơi như một số thông tin truyền tải. 

Sản phẩm dẫn dắt thị trường trong thời gian tới vẫn là dòng sản phẩm nhà ở thuộc phân khúc trung bình khá trên dưới 1,5 tỉ đồng.

Sức bật về phát triển hạ tầng sẽ dịch chuyển mạnh mẽ đối với các sản phẩm bất động sản vùng lân cận. Cụ thể tại TP HCM, các sản phẩm bất động sản khu vực vùng ven đô như Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh… sẽ tạo sức bật trong thời gian tới. 

Ngoài ra, tôi cho rằng, thị trường chung có sự phân hoá, buộc các doanh nghiệp bất động sản phải chủ động điều chỉnh theo. Các chủ đầu tư dự án ngoài việc đầu tư tạo lập sản phẩm thì cần phải đầu tư các giá trị gia tăng rõ nét cho dòng sản phẩm của mình. Người đầu tư không quá khắt khe kỳ vọng vào việc đạt lợi nhuận trong một thời gian ngắn mà họ muốn gửi gắm dòng tiền đầu tư bằng sự khẳng định bởi uy tín, thương hiệu, sự khác biệt của các chủ đầu tư. 

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt... Do đó, sự sàng lọc hệ thống trong thời gian tới được dự báo là rất lớn, nếu không kiểm soát, quản trị tốt thì sẽ có hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh bị loại khỏi cuộc chơi của thị trường...”.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng:

Thị trường bất động sản sẽ phát triển chậm nhưng ổn định cao

“Việc thắt chặt tín dụng nói chung và vào thị trường bất động sản năm 2019 có những tác động nhiều chiều đối với các nhà kinh doanh bất động sản. Đây là điều bất lợi vì chi phí vốn tăng qua việc lãi suất cho vay bất động sản tăng.

Đối với người mua nhà thì đó cũng không phải là điều tích cực vì lãi suất tăng sẽ hạn chế khả năng trả nợ của người dân khi mua nhà. Chính vì thế nhiều người có thể không có khả năng mua nhà hoặc mua được thì cũng vất vả trả nợ.

Tuy nhiên, trên phương diện vĩ mô thì việc thắt chặt cho vay và đặc biệt cho vay bất động sản hạn chế rủi ro “bong bóng” bất động sản. Theo kinh nghiệm của tôi, “bong bóng” bất động sản thường xảy ra khi các ngân hàng dễ dàng cho vay với lãi suất thấp và từ đó rủi ro “bong bóng” xuất hiện.

Ở chiều ngược lại khi tín dụng bất động sản bị thắt chặt và lãi suất cao bắt buộc cá nhà kinh doanh bất động sản phải hạn chế hoạt động kinh doanh bất động sản của mình. Ngay cả người mua bất động sản khi đi vay sẽ rất tính toán trong việc vay ngân hàng vì lãi suất cao.

Điều này làm cho thị trường bất động sản sẽ phát triển chậm nhưng có độ ổn định cao và tránh được “bong bóng” bất động sản. Kết luận của tôi là, tín dụng bất động sản sẽ bị siết chặt trong năm 2019 nhưng đó là điều cần thiết để thị trường bất động sản không rơi vào “bong bóng” bất động sản”.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.