Chính sách NOXH đi vào cuộc sống: Bài 2 - Tháo gỡ bất cập để chính sách thuận đường tới đích

(PLO) - Từ thực tiễn thực hiện chính sách cho vay ưu đãi chương trình nhà ở xã hội (NOXH), cho thấy, còn tồn tại không ít vướng mắc cần tháo gỡ để chính sách an sinh xã hội quan trọng này thuận đường tới đích. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thiếu quỹ đất sạch và lợi nhuận ít ỏi không hấp dẫn nhà đầu tư

Trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 30/10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, cung, cầu NOXH đang mất cân đối, trong đó, nhà cho công nhân  đang thiếu trầm trọng.

Được biết, tính đến nay cả nước đã hoàn thành 1.189 dự án NOXH với diện tích gần 4 triệu m2, mới chỉ đạt 30% trong Chiến lược nhà ở Quốc gia đến năm 2020. 

Khẳng định quan điểm rõ ràng của Đảng, Hiến pháp và luật pháp về nhà ở cho người dân, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội – đã đưa ra câu trả lời rút ra từ giám sát thực tiễn cho câu hỏi “Tại sao chính sách rất cần thiết, rất nhân văn và rất hợp lòng dân nhưng vẫn khó khăn để thực thi?”.

Theo ông Lợi, thứ nhất, thủ tục đất làm nhà rất khó khăn, do các vấn đề liên quan đến chuyển đổi đất, đất thổ cư, đất bao canh, thủ tục chuyển quyền sở hữu đất, cấp quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, giao đất, giao rừng cho đồng bào miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Khó khăn thứ hai là đền bù giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch. Hầu hết các tỉnh từ TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Bình Dương… rất vất vả để có quỹ đất sạch giao cho các chủ đầu tư xây NOXH.

Một khó khăn nữa, theo ông Lợi, là ưu đãi đối với các dự án NOXH chưa thực sự thu hút nhà đầu tư do lợi nhuận định mức không quá 10%, “tức là không hấp dẫn, làm sao nhà đầu tư vào cuộc?”. 

Qua thực tế giải ngân cho vay chương trình NOXH thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho thấy, đa số hồ sơ đã được giải ngân là các hồ sơ vay xây mới, cải tạo nhà ở. Các hồ sơ mua nhà từ dự án NOXH, nhất là từ công nhân khu công nghiệp, vẫn còn rất hạn chế.

Gỡ khó về vốn: nhìn nhận vai trò của các địa phương

Một trong những vấn đề quan trọng thu hút nhiều quan tâm của cả các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và người dân là nguồn ngân sách thực hiện chương trình NOXH.

Từ khi Nghị định 100/2015/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực, phải mất hơn 2 năm, những khoản vay đầu tiên chương trình NOXH mới được giải ngân. Một trong những khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn cho vay NOXH. Từ năm nay tới năm 2020, Chính phủ bố trí được khoảng 2.326 tỷ đồng (riêng năm nay là 1.000 tỷ đồng) cho các đối tượng vay mua NOXH, nhưng theo khảo sát của Bộ Xây dựng thì nhu cầu tới năm 2020 đã lên tới 18.000 tỷ đồng. Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề xuất Chính phủ bố trí thêm 3.000 tỷ. “Trong thời gian tới, tôi hi vọng Quốc hội, Chính phủ có thể cân đối thêm, bởi đây cũng là chương trình nhân văn, nhu cầu chính đáng, sẽ góp phần tạo an ninh xã hội, bảo đảm phát triển xã hội” – ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội – chia sẻ tại Tọa đàm “Cho vay mua NOXH – hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp” vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng ban Dân nguyện – cho rằng, có 4 phương thức để tăng vốn cho chương trình NOXH, trong đó trước tiên các địa phương có nguồn thu nhập tốt có thể dành khoản đó để chuyển sang NHCSXH ủy thác cho vay, vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn, vừa bảo toàn được vốn của địa phương.

Thứ hai, bản thân các ngân hàng thương mại cần có chính sách thực hiện bù lãi suất cho phù hợp, vừa đảm bảo an toàn, độ mở và độ chắc chắn để ngân hàng thương mại thấy được lợi ích và tham gia vào thực hiện chính sách này. 

Một giải pháp khác được ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra là, cần lồng ghép được chương trình NOXH với các chương trình khác. “Các địa phương đô thị hóa nhiều, có vốn giảm nghèo, vốn xây dựng nông thôn mới vậy tại sao chúng ta không điều chỉnh nguồn vốn này, chuyển một phần vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện NOXH? Đương nhiên phải có vì chúng ta đang hưởng lợi từ các khu công nghiệp, mà xây dựng nông thôn mới thì phải gắn liền với chương trình này” – ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Một giải pháp khác được ông Nhưỡng nêu cụ thể: “Tính đến năm 2020, chúng ta thiếu 15.764 tỷ đồng. Chúng ta muốn tăng vốn nhưng lại vướng là trong vốn trung hạn chúng ta phân bổ xong. Thủ tướng yêu cầu sửa Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13, sau đó sửa Quyết định 40/2015/QĐ-TTg nhằm bảo đảm căn cơ và lâu dài. Hiện giờ chỉ còn một “khe cửa hẹp”, đó là chúng ta cần xem xét khả năng bố trí được một phần vào vốn dự phòng được không? Vừa qua, trên diễn đàn Quốc hội, nhiều ĐBQH đã phát biểu, NOXH, nhà ở khu công nghiệp là vấn đề rất cấp bách giống như lũ lụt, lở đất. Vậy cắt ra vài nghìn tỷ trong 180.000 tỷ đồng vốn dự phòng cho thực hiện vấn đề này thì vấn đề sẽ được giải quyết” – ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Nhiệm vụ thiết thực nhất là phải đúng đối tượng

Ngay sau khi chính sách được ban hành, Ngân hàng Chính sách xã hội – đơn vị được Chính phủ chỉ định thực hiện chương trình cho vay NOXH – đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để tập huấn cho cán bộ, từng bước xử lý vướng mắc. “Hiện nay, hầu hết các địa phương lượng NOXH chưa nhiều, do đó nguồn cung để ngân hàng chính sách cho vay còn hạn chế, nhiều tỉnh còn không có NOXH. Đó là chưa kể nhiều dự án chủ đầu tư đã gọi vốn ngân hàng thương mại, buộc chúng tôi phải giải chấp mới cho vay theo diện NOXH được” – ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nói. 

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, thực hiện Chương trình cho vay NOXH theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP, riêng năm 2018 kế hoạch vốn giải ngân là 1.000 tỷ. Đến nay đã triển khai trong toàn quốc, có 55 chi nhánh, giải ngân có dư nợ 310 tỷ đồng, với gần 1.200 người được vay vốn, bình quân dư nợ 1 người được vay 260 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Lý cho hay, từ nay tới cuối năm dự kiến sẽ giải ngân hết 700 tỷ còn lại. “Ngân hàng Chính sách xã hội đi rất sát và tích cực để đưa chính sách này tới từng đối tượng. Nhiệm vụ thiết thực nhất là phải đúng đối tượng. Hiện nay điều kiện giải ngân thông thoáng hơn, thủ tục và thời gian cũng nhanh chóng hơn” – ông Nguyễn Văn Lý nói.  

Một nguyên nhân liên quan đến tiến độ giải ngân vốn vay chương trình này, đó là về phía người vay cũng nhiều người có nhu cầu nhưng không đáp ứng được điều kiện được ngân hàng để vay vốn được như đất một nơi, hộ khẩu một nơi, hoặc đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất xây dựng không theo quy hoạch… “Chúng tôi xác định rằng, vốn của Chính phủ để bảo đảm an sinh xã hội song cũng phải chấp hành quy tắc về pháp luật nhà ở, đất đai, xây dựng. Hơn nữa, đây là chương trình dài hạn, tạo sự tin tưởng cho người dân, khác với gói hỗ trợ cho vay trước đây nên nhiều đối tượng cũng cân nhắc hơn” – ông Lý cho biết.

Song, những vướng mắc này được đánh giá là không đáng kể và dần dần sẽ giải quyết được, nếu ngân hàng, chính quyền địa phương hướng dẫn cụ thể hơn và người vay vốn phải tự đáp ứng yêu cầu để được vay vốn.

Chính sách phải hấp dẫn, thông thoáng, khả thi

Chính sách đi liền với ngân sách thì phải như thế nào? Đầu tiên, phải rà soát lại hệ thống chính sách của chúng ta đối với nhà ở cho thu nhập thấp và NOXH. Chính sách phải gắn liền với thực tiễn đời sống. Từ thực tiễn cơ sở chúng ta đánh giá quá trình xây dựng chính sách. Chính sách phải có tính hấp dẫn, thông thoáng, thủ tục phải gọn nhẹ và thuận lợi, hấp dẫn thì mới có tính thu hút, khả thi. 

(Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban  Các vấn đề xã hội)

Chính sách NOXH đi vào cuộc sống: Bài 1 - “Giấc mơ có thật” ở Quảng Nam

(PLO) - Đến nay, Quảng Nam đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn vay ưu đãi chương trình nhà ở xã hội. Hàng trăm gia đình người lao động, công chức, viên chức thu nhập thấp đã có ngôi nhà mới khang, trang chắc chắn hơn, biến giấc mơ an cư thành câu chuyện có thật.

Chính sách NOXH đi vào cuộc sống: Bài 1 - “Giấc mơ có thật” ở Quảng Nam

Năm 2019, gia đình ông Trương Văn Ngô sẽ được đón Tết trong căn nhà mới xây có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi chương trình nhà ở xã hội

Mấy năm “chờ” vốn

Đưa chúng tôi tới thăm nhà anh Trịnh Văn Kiên – chị Tống Thị Thảo Ngọc (đường Trần văn Ơn, khối 5, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Thọ Pha - Chủ tịch UBND phường – khoe: Nhà này vừa tân gia hôm qua đấy.

Trong ngôi nhà mới còn thơm mùi vôi vữa, ít đồ đạc nhưng ngập tràn hạnh phúc, thân phụ của anh Kiên mới từ Bắc vào thăm con nhân dịp có nhà mới không giấu nổi niềm vui: “Các cụ ta bảo, đàn ông có ba việc lớn: tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, Kiên đã nhập ngũ hai chục năm nay, vợ chồng các cháu sống với nhau 18 năm nay con cái cũng đều sắp lớn cả, giờ có căn nhà mới của riêng các cháu, bố mẹ già chúng tôi ngoài quê cũng an lòng”....

(Đọc tiếp>>>>)

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.