Lãnh đạo Bộ Công an hai lần yêu cầu báo cáo về sòng bạc trực tuyến, ông Vĩnh và ông Hóa đã lờ đi như thế nào?

Ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa thời còn đương chức
Ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa thời còn đương chức
(PLO) - Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin, kết quả điều tra của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã làm rõ, ông Phan Văn Vĩnh là người hỗ trợ để Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam thiết lập “sòng bạc trực tuyến” Rikvip, hoạt động không phép và khi bị Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo, ông Phan Văn Vĩnh đã báo cáo sai sự thật để sòng bạc này tiếp tục hoạt động.

Tháng 5/2016, Thứ trưởng Lê Quý Vương đã yêu cầu Tổng cục cảnh sát báo cáo về hoạt động của Công ty CNC và việc hợp tác với VTC online liên quan đến hoạt động của 2 game bài Rikvip và 23zdo.com mang tính chất đánh bạc trá hình. Tuy nhiên, ông Phan Văn Vĩnh đã không báo cáo với Lãnh đạo Bộ Công an theo yêu cầu và không chỉ đạo làm rõ tính chất đánh bạc của hai trò chơi do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam hợp tác phát triển và điều hành. Đồng thời, ông Phan Văn Vĩnh tiếp tục chỉ đạo C50 gửi văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông để xin cấp phép cho hai trò đánh bạc này.

Tháng 7/2016, ông Phan Văn Vĩnh đã chỉ đạo C50 soạn thảo văn bản để Phó tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn ký báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an về hoạt động của Công ty CNC và Công ty VTC online liên quan đến hai trò đánh bạc trực tuyến, trong báo cáo này nêu rõ, hai trò chơi này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép (thực chất là không được cấp phép). Báo cáo lãnh đạo Bộ Công an thông tin không trung thực này khiến cho ông Phan Văn Vĩnh nhúng sâu vào vụ án, trở thành người bảo kê cho “sòng bạc trực tuyến” do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành.

Do Tổng Cục cảnh sát không báo cáo theo yêu cầu của Thứ trưởng Lê Quý Vương nên ngày 18/7/2016, Thứ trưởng Lê Quý Vương tiếp tục có văn bản gửi Tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh, Phó tổng cục trưởng và Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa yêu cầu báo cáo theo tinh thần công văn mà lãnh đạo Bộ Công an đã gửi vào tháng 5/2016.

Sau khi nhận được yêu cầu từ lãnh đạo Bộ Công an, ông Nguyễn Thanh Hóa đã có văn bản gửi Công ty CNC yêu cầu chấm dứt hoạt động của sòng bạc trực tuyến Rikvip và 23zdo vì lý do việc hoạt động của hai trò chơi trực tuyến này có diễn biến phức tạp.

Sau khi có yêu cầu Công ty CNC dừng hoạt động của hai trò chơi đánh bạc Rikvip và 23zdo, C50 đã có văn bản báo cáo ông Phan Văn Vĩnh và đến tháng 8/2016 Tổng Cục cảnh sát mới có báo cáo gửi lãnh đạo Bộ Công an về việc này. Trong báo cáo nêu rõ Công ty CNC đã dừng hợp tác với VTC online và chấm dứt hoạt động của hai trang web trò chơi trực tuyến này.

Ngay sau đó, C50 có báo cáo gửi Tổng Cục cảnh sát về tình trạng các trang mạng trò chơi trực tuyến kiểu đánh bạc, trong đó có 2 trang do Công ty CNC của Nguyễn Văn Dương phối hợp điều hành và đề xuất “bóc gỡ” xử lý. Ông Phan Văn Vĩnh đã  bút phê đồng ý để C50 thực hiện việc điều tra, xử lý các trang web trò chơi trực tuyến có dấu hiệu đánh bạc, trong đó có cả trang web Rikvip và 23zdo. Tuy nhiên, C50 đã không xây dựng kế hoạch nào cho việc triệt phá các sòng bạc online, đặc biệt là sòng bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành.

Ông Nguyễn Thanh Hóa đã chỉ đạo cấp dưới không điều tra xác minh sòng bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam vận hành khi sòng bạc đổi tên thành Tib.club
Ông Nguyễn Thanh Hóa đã chỉ đạo cấp dưới không điều tra xác minh sòng bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam vận hành khi sòng bạc đổi tên thành Tib.club

Sau khi Rikvip và 23zdo.com bị yêu cầu dừng hoạt động, Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam đã quyết định di chuyển toàn bộ dữ liệu sang một trang web mới, lấy tên miền của một quốc gia Nam Mỹ và đặt máy chủ tại Singapore để tiếp tục tổ chức đánh bạc trực tuyến, đó chính là trang Tip.club.

Mặc dù để “sòng bạc “ Rikvip hoạt động trở lại dưới vỏ bọc mới là Tip.club, Phòng 2 của C50 đã báo cáo ông Nguyễn Thanh Hóa về việc Rikvip hoạt động trở lại nhưng ông Nguyễn Thanh Hóa không chỉ đạo điều tra xác minh mà chỉ yêu cầu  Công ty CNC báo cáo về việc này. Lúc này, Nguyễn Văn Dương đã gửi bộ hồ sơ về việc thanh lý hợp đồng với Phan Sào Nam và báo cáo ông Hóa đã đã dừng hoạt động của hai trò chơi này. 

Không những không chỉ đạo điều tra hoạt động của Rikvip dưới vỏ bọc mới, tháng 11/2016, ông Nguyễn Thanh Hóa còn chỉ đạo cấp dưới soạn thảo văn bản của Tổng cục cảnh sát để trình ông Phan Văn Vĩnh ký gửi Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị tiếp tục vận hành cổng trò chơi đổi thưởng; làm việc với các cơ quan chức năng để xin phép thí điểm chuyển đổi một phần tài khoản ảo sang ví điện tử nhằm nắm bắt dòng tiền luân chuyển trên thị trường. Sau đó ông Nguyễn Thanh Hóa được giao ký văn bản này nhưng đã không trình Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngay từ khi Rikvip hoạt động, một đơn vị nghiệp vụ của C50 đã phát hiện Rikvip có dấu hiệu của một trò cờ bạc nên đã đề xuất với ông Nguyễn Thanh Hóa để điều tra nhưng đã bị khước từ vì trò chơi này “không vi phạm pháp luật”. Khi trò chơi Rikvip “thoát xác” và đổi sang thành Tib.club, Phòng 2 của C50 cũng đã phát hiện và đề nghị được điều tra xác minh nhưng ông Nguyễn Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo không được xác minh.

Như vậy, trong suốt thời gian sòng bạc trực tuyến của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam vận hành, cấp dưới của ông Nguyễn Thanh Hóa và Phan Văn Vĩnh đã nhìn thấy tính chất cờ bạc của game trực tuyến này, đề nghị được điều tra xác minh làm rõ nhưng không được đồng ý; cấp trên là lãnh đạo Bộ Công an đã yêu cầu báo cáo nhưng lại nhận được báo cáo sai và báo cáo chậm. Điều đó cho thấy, trách nhiệm không nhỏ của hai sỹ quan cấp tướng trong vụ án này.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin. 

Đọc thêm

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.

254 bị can bị truy tố liên quan đến vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bị can Trần Kỳ Hình - Nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. (Ảnh: CA)
(PLVN) - Ngày 26/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau cảnh báo khẩn

Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau cảnh báo khẩn
(PLVN) - Tối 26/3, ông Trần Quốc Chính – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau (TTTT) thông báo về việc cảnh giác với hành vi giả danh cán bộ, công chức Sở này gọi điện nhằm mục đích lừa đảo.

Bắt thêm nhiều bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil

Đại tá Phan Thành Bá thông tin tại buổi họp báo (Ảnh: CAND).
(PLVN) - Đại diện lãnh đạo Cục An ninh điều tra Bộ Công an thông tin, liên quan đến vụ án Xuyên Việt Oil, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 11 bị can, trong đó mới bắt tạm giam thêm 4 người về hành vi "Đưa, Nhận hối lộ".