“Nút thắt” nhân sự du lịch chất lượng cao

Hầu hết các doanh nghiệp phải thuê hướng dẫn viên là người nước ngoài thông thạo ngoại ngữ trong các tour du lịch nước ngoài
Hầu hết các doanh nghiệp phải thuê hướng dẫn viên là người nước ngoài thông thạo ngoại ngữ trong các tour du lịch nước ngoài
(PLVN) - Ngành công nghiệp không khói của Việt Nam đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ, thể hiện qua con số lượng khách liên tiếp “lập kỷ lục” mới qua các năm. Nhưng đồng hành là vô vàn các bài toán nan giải, trong đó “nút thắt” nhân sự chất lượng cao là điểm hạn chế lớn của ngành du lịch.          

Thiếu và yếu

Trong 6 tháng đầu năm, chỉ tính riêng lượt du khách khách đến hai thành phố lớn là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thấy được sức nóng của ngành du lịch Việt Nam. Thống kê của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cho biết tổng lượt khách đến thành phố đến tháng 6/2019 đạt 17 triệu lượt người, trong đó có 4,2 triệu du khách quốc tế, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu ngành Du lịch trong 6 tháng đầu năm ước đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Còn theo báo cáo mới nhất của Sở Du lịch Hà Nội, ước tính 6 tháng đầu năm nay, khách du lịch đạt hơn 2,6 triệu lượt khách; trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 413.446 lượt khách, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.336 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo đó, chỉ riêng lĩnh vực cư trú, tính  đến cuối năm 2020, dự kiến số lượng cơ sở lưu trú trên toàn quốc sẽ đạt sẽ đạt con số 26.800 với 532.000 phòng, tăng trung bình 10% mỗi năm bao gồm tất cả các hình thức nhà nghỉ, khách sạn, homestay, khu nghỉ dưỡng…

Sự tăng trưởng đáng kể này gắn liền với tiềm năng lớn về cơ hội việc làm trong ngành nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên, đứng trước cơ hội như vậy nhưng số lượng nhân lực chất lượng cao lại thiếu trầm trọng về số lượng, yếu kém về kỹ năng, trình độ và thái độ. 

Đa số cử nhân ngành du lịch đều ít có thời gian trải nghiệm thực tập thực tế
Đa số cử nhân ngành du lịch đều ít có thời gian trải nghiệm thực tập thực tế

Tình trạng này được ghi nhận tại nhiều điểm du lịch trên các đơn vị truyền thông. Đơn cử tại TP Cần Thơ, ông Trần Ngọc Ngà – Phó Giám đốc Nhà hàng khách sạn Ninh Kiều Riverside – chia sẻ luôn gặp khó khăn trong vấn đề tuyển nhân sự: “Có những nhân viên có bằng cấp ngoại ngữ đàng hoàng nhưng “gặp khách Tây thì bỏ chạy hết”, không biết xử lý thế nào”.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Bửu, Giám đốc Khu du lịch Xẻo Nhum (quận Cái Răng, TP Cần Thơ), cũng cho rằng khó khăn nhất tại khu du lịch của ông không phải là vốn mà là… nhân sự: “Hiện tại mức lương trung bình của nhân viên tại khu du lịch vào khoảng 7 triệu đồng/tháng. Không trả cao vậy thì không thu hút được người làm nhưng dù trả lương cao hơn cũng chưa chắc được người làm chất lượng cao”. 

Không chỉ lao động phổ thông, lao động cấp cao có chuyên môn, nghiệp vụ nghề cộng thêm ngoại ngữ tốt cũng là bài toán nan giải. Một lãnh đạo tại khách sạn Caravelle (TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Vị trí Phó Giám đốc Bộ phận ẩm thực của khách sạn có thời điểm để trống hơn 6 tháng vẫn không tìm được người phù hợp. Để có lao động cấp cao thường khách sạn phải bỏ ra một khoản chi phí rất cao. Nhưng cũng có tình trạng phổ biến là nhiều đầu bếp, thợ pha chế khi có tay nghề cao hơn lại có xu hướng “nhảy việc” qua các khách sạn khác trả lương cao hơn”. 

Hiện nhân sự phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng đều chưa có kỹ năng ngoại ngữ mà chỉ biết phục vụ đơn thuần
Hiện nhân sự phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng đều chưa có kỹ năng ngoại ngữ mà chỉ biết phục vụ đơn thuần

Nhiều cơ sở lưu trú cũng phản ánh bị mất nhân viên do bị đối thủ cạnh tranh mời gọi hoặc nhân viên chuyển sang các ngành dịch vụ khác có thu nhập, chế độ tốt hơn. Ví dụ, đối với các vị trí tổ trưởng, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải thông thạo ngoại ngữ bên cạnh chuyên môn về nhà hàng, khách sạn.

Nhưng so với tiếng Anh là tiếng phổ thông, nguồn nhân lực du lịch thông thạo các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, Nhật, Trung, Nga, Pháp… thiếu hơn hẳn, chưa kể tới các ngôn ngữ hiếm. Đây cũng là một thiếu sót, gây cản trở cho việc phục vụ du khách tại các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Khi ngôn ngữ không thạo, nhà tuyển dụng buộc phải “bù đắp” bằng nhân lực người nước ngoài với mức lương cao hơn gấp nhiều lần so với nhân lực người Việt.

“Nút thắt” nhân sự

Nhận thấy, cốt lõi trong câu chuyện thiếu hụt về lượng và chất trong vấn đề nhân sự ngành du lịch là vấn đề “đào tạo”. Hiện cả nước có 346 cơ sở đào tạo du lịch các cấp, riêng TP HCM có 63 cơ sở (24 trường đại học, 20 trường cao đẳng và 19 trường trung cấp). Nhưng theo số liệu của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Đáng chú ý, trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. 

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng phần lớn sinh viên chuyên ngành du lịch ra trường vẫn nặng lý thuyết, thiếu kiến thức thực tế, khi được nhận vào thường phải đào tạo lại từ đầu. Nhưng họ lại yêu cầu mức lương cao, và có xu hướng không gắn bó, “nhảy việc” khi được nơi khác trả cao hơn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay sẵn sàng đầu tư chi phí để đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc bên cạnh việc áp dụng chính sách đãi ngộ cho nhân viên, các biên pháp để giữ chân lao động. Song, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không dễ dàng bởi hạn chế về vốn và doanh thu.

Từ đó cho thấy, đầu tư phát triển du lịch không đơn thuần chỉ chú trọng vào xây dựng cảnh quan mà việc đào tạo đội ngũ nhân sự để hướng đến sự chuyên nghiệp cũng là vấn đề quan trọng cho ngành công nghiệp không khói hiện nay. Tuy nhiên, qua nhiều năm đội ngũ nhân lực ngành du lịch nói chung, lĩnh vực lưu trú nói riêng đã bộc lộ rõ sự yếu kém về chất lượng trong kỹ năng, chuyên môn và ngoại ngữ. Đối với vị trí cấp cao cần người chuyên nghiệp, biết việc – thạo nghề, thông thạo ngoại ngữ, còn thiếu hụt trầm trọng hơn, cần phải tìm kiếm người nước ngoài.

Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo, và cơ quan quản lý nhà nước; cũng là cơ hội – thách thức đối với các ứng viên, sinh viên đang theo học ngành du lịch phải biết định hướng, trau dồi kỹ năng phù hợp với yêu cầu của ngành. Như câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Nước ta cần có 3C để tạo ra bước phát triển đột phá của ngành du lịch: đó là con người, cơ sở hạ tầng và chiến lược”.  

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.