Nghiêm trị tội phạm môi trường

Bộ luật hình sự (BLHS) dành hẳn một chương quy định về trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy nhiên thực tiễn áp dụng các quy định này thời gian qua gặp khá nhiều khó khăn, bất cập. Một trong những nguyên nhân chính là do một số quy định về tội phạm môi trường chưa được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là sự thiếu thống nhất trong việc xác định rõ ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự...

Bộ luật hình sự (BLHS) dành hẳn một chương quy định về trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy nhiên thực tiễn áp dụng các quy định này thời gian qua gặp khá nhiều khó khăn, bất cập.

Một trong những nguyên nhân chính là do một số quy định về tội phạm môi trường chưa được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là sự thiếu thống nhất trong việc xác định rõ ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự, cũng như phân loại mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để áp dụng các chế tài cho hợp lý, chính xác. Việc xây dựng Thông tư liên tịch tới đây sẽ tháo gỡ vấn đề này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quá khứ nhập nhèm ranh giới hành chính – hình sự

Để nghiêm trị tội phạm môi trường, một loại tội phạm mới và ngày càng trở nên phổ biến, BLHS sửa đổi năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đã quy định 11 tội danh về tội phạm môi trường. Mức phạt tiền trong các tội danh này cũng được quy định theo hướng tăng nặng hơn quy định cũ. Những tưởng đây là “gậy Như Ý” trừng phạt tội phạm môi trường nhưng thực tế lại không như vậy.

Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C36), mỗi năm toàn lực lượng phát hiện khoảng 5 - 6 ngàn vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tuy nhiên việc xử lý hình sự chỉ dừng lại ở con số hơn 100, thậm chí có năm chỉ vài chục. Ngoài lý do tội phạm về môi trường ngày càng tinh vi, khó phát hiện thì việc không thể xử lý hình sự theo nhận định của nhiều chuyên gia là do luật “nhập nhèm”.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng C36 cho rằng các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS về tội phạm môi trường hiện nay đang rất thiếu. Các khái niệm cơ bản như “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả lớn…” lại chưa được làm rõ dẫn đến việc khó áp dụng. Nói về những hậu quả nghiêm trọng do loại tội phạm này gây ra, tướng Lý ví von: “Tội phạm hình sự cướp của, giết người sẽ bị tử hình nhưng tội phạm trong lĩnh vực môi trường giết cả thế hệ chỉ phạt 500 triệu đồng là xong. Chính vì vậy mà tội phạm môi trường ngày càng nhiều”.

Chính vì những bất cập trong quy định của pháp luật mà nhiều vụ việc bị “bỏ qua”, không được xử lý hoặc chỉ xử lý về hành chính trong khi mức độ vi phạm đáng phải xử lý về hình sự. Đơn cử là vụ việc của Công ty Vedan. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải ra sông Thị Vải tới 5.000 m3/ngày, diễn ra từ năm 1994, khi Vedan mới bắt đầu hoạt động. Sau nhiều lần thanh kiểm tra, thương thảo, dư luận tốn không ít thời gian, công sức cho vụ việc này, cuối cùng Vedan mới chịu phạt hơn 200 triệu và bị truy thu trên 120 tỷ phí bảo vệ môi trường, một kết thúc khá “nhẹ nhàng”. Hành vi nguy hiểm thì đã rõ nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở xử lý hành chính.

Vấn đề này, Bộ Tư pháp nhận định: “Thực tiễn các hành vi vi phạm môi trường ngày càng gia tăng với hình thức và mức độ ngày càng tinh vi, xảo quyệt, và việc áp dụng các điều khoản của BLHS để xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng vẫn còn hết sức lúng túng”.

Công ty Vedan hàng chục năm đầu độc môi trường
Công ty Vedan hàng chục năm đầu độc môi trường

“Đo” mức độ vi phạm bằng tính mạng, sức khỏe con người

Về việc xác định mức độ hậu quả của hành vi phạm tội gây ra đối với môi trường, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Thông tư liên tịch tới đây cần cụ thể hóa các mức độ hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra; không nên sử dụng những từ ngữ định tính như “bị thay đổi cơ bản”, “gây ảnh hưởng xấu”…

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc xác định hậu quả nghiêm trọng khác, rất nghiêm trọng khác hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác bằng tính mạng, sức khỏe con người là chưa hợp lý và rất khó xác định, vì hậu quả do hành vi phạm tội về môi trường gây ra không thể xảy ra ngay lập tức với sức khỏe, tính mạng con người mà cần một khoảng thời gian tương đối dài, có thể là 5 - 10 năm thì hậu quả này mới xảy ra. Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng đã hết.

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp cho rằng, hậu quả trực tiếp do các hành vi phạm tội về môi trường gây ra chính là đối với môi trường sinh thái, còn hậu quả khác do hành vi này gây ra có thể xác định chính là đối với tính mạng, sức khỏe con người.

Trong thực tế, cũng có nhiều trường hợp tính mạng, sức khỏe con người bị ảnh hưởng ngay lập tức do hành vi phạm tội về môi trường gây ra, có những trường hợp hậu quả đối với tính mạng, sức khỏe con người chỉ xảy ra sau một thời gian dài.

Hơn nữa, “gây hậu quả nghiêm trọng khác” là một yếu tố định tội, nếu dự thảo không hướng dẫn yếu tố này thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xác định dấu hiệu phạm tội của hành vi vi phạm. Do vậy, dự thảo Thông tư vẫn giữ nguyên việc xác định hậu quả nghiêm trọng khác, rất nghiêm trọng khác hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác bằng tính mạng, sức khỏe con người.

Để thuận lợi cho việc áp dụng, dự thảo Thông tư đã hướng dẫn cụ thể từng dấu hiệu cấu thành tội phạm, yếu tố định tội, định khung hình phạt của mỗi điều luật. Khi hướng dẫn tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, dự thảo văn bản đã xác định cụ thể từng mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra đối với môi trường. Về việc xác định môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng tại một số tội, như tội gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường, dự thảo đã căn cứ vào hướng dẫn mức độ ô nhiễm môi trường được quy định tại Luật bảo vệ môi trường.

Cụ thể, dự thảo xác định môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp: Hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 - dưới 5 lần; hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 - dưới 10 lần. Việc định lượng cụ thể này sẽ giúp cho cơ quan tố tụng có cơ sở rõ ràng để truy tố các hành vi phạm tội về môi trường mà không còn phải lúng túng như khi chưa có hướng dẫn.

Trích Dự thảo Thông tư hướng dẫn Điều 182 BLHS về tội gây ô nhiễm môi trường:

Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác là gây tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tài sản thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của từ 5 người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của từ 5m người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 11% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ  70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

e) Gây hậu qủa nghiêm trọng được hướng dẫn tại khoản 4 Điều này và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiên của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ môi trường mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.

Trung Hiếu

Đọc thêm

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.

Ford Việt Nam thực hiện bán ô tô qua website

Ông Ruchik Shah - Tổng Giám đốc của Ford Việt Nam tại sự kiện ra mắt 2 phiên bản mới.
(PLVN) - Lần đầu tiên, khách hàng có thể đặt mua hai phiên bản mới ra mắt Ranger Stortrak và Everest Platinum thông qua hệ thống đặt hàng trực tuyến của Ford Việt Nam tại website của công ty. 

Phát hiện vàng không rõ nguồn gốc

Lực lượng Cục QLTT TP Hồ Chí Minh kiểm tra, lập biên bản các cửa hàng bán vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Ảnh: Hoàng Anh
(PLVN) -  Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM cho biết, đơn vị đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vàng trên địa bàn TP HCM.

Giá xăng sẽ tăng tiếp vào chiều nay?

Giá xăng dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng.Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay, đưa mức giá lên trên 25.000 đồng/lít.