“Điểm danh” một số dòng máy bay “đoản thọ” nhất thế giới

Máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga
Máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga
(PLVN) - Những công bố đầu tiên về kết quả phân tích dữ liệu hành trình chuyến bay trên chiếc máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airways bị rơi cho thấy có nhiều điểm trùng với chiếc máy bay cùng loại của hãng hàng không Lion Airways (Indonesia) bị rơi trước đó không đầy nửa năm. 

Những công bố này dẫn dắt đến nhận thức là cả hai chiếc máy bay rơi không phải do lỗi của phi công mà do lỗi của bản thân chiếc máy bay, tức là lỗi về thiết kế và chế tạo. Điều này vô cùng nguy hại đối với loại máy bay được ví như cỗ máy in tiền cho hãng Boeing này. Hiện tại, loại máy bay này đã bị cấm bay trên khắp thế giới.

Không biết rồi nó còn có thể vực dậy được hay sẽ lại giống như không ít đồng loại của nó trên thế giới. Chúng đều được coi là những dòng máy bay “gặp nhiều vấn để nhất” với cách hiểu là rủi ro nhất, đáng lo ngại nhất và cũng đoản thọ nhất.

Loại máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga là một ví dụ. Nó được cấp phép cất cánh lần đầu tiên năm 2011 nhưng thường xuyên mắc phải nhiều trực trặc và lỗi kỹ thuật cũng như hao mòn quá nhanh chóng.

Chỉ sau có không đầy năm năm, cơ quan hàng không Nga đã phải cấm bay hoàn toàn loại máy bay chở khách này và đầu năm 2017 mới cho phép cất cánh trở lại. Tuy nhiên, vì không được tin tưởng vào mức độ an toàn kỹ thuật nên chỉ có rất ít hãng hàng không đặt mua loại máy bay này.

Trước đấy phải kể đến dòng máy bay De Havilland DH-106 của Anh. Năm 1949, loại máy bay này cất cánh lần đầu tiên và trở thành chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên trên thế giới. So với tất cả các loại máy bay chở khách cùng thời thì loại máy bay này bay với tốc độ nhanh gấp đôi, ít tiếng ồn và rung lắc hơn nhiều. Khách hàng và hãng hàng không phấn khích. 

Máy bay De Havilland DH-106 của Anh
Máy bay De Havilland DH-106 của Anh

Nhưng rồi từ năm 1954 xảy ra hàng loạt vụ máy bay rơi làm cả nhiều trăm người bị thiệt mạng. Kết quả điều tra tai nạn cho thấy nguyên nhân là lỗi thiết kế, là điều chỉnh áp suất không đúng và các mối hàn, ghép kim loại không được đảm bảo. Dòng máy bay vốn được người Anh coi là niềm tự hào về khoa học công nghệ này chết yểu ngay từ cuối thập kỷ 50 thế kỷ trước.

McDonnell Douglas DC-10 là dòng máy bay xấu số khác. Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, dòng máy bay này được sử dụng khá phổ biến. Nhưng rồi sau nhiều vụ tai nạn xảy ra khiến rất nhiều hành khách và phi hành đoàn bị thiệt mạng, loại máy bay này bị Cơ quan hàng không Mỹ cấm bay hoàn toàn.

Ở bên ngoài nước Mỹ, nó không còn được sử dụng để vận chuyển hành khách nữa mà chỉ để vận chuyển hàng hoá. Chỉ có hãng hàng không Biman Bangladesh Airlines còn sử dụng nó cho tới tận năm 2014.

Máy bay McDonnell Douglas DC-10
Máy bay McDonnell Douglas DC-10

Hai dòng máy bay chở khách nổi tiếng nhất thế giới về tốc độ nhưng cũng đồng thời cả về số phận bi thảm là loại máy bay siêu tốc độ Concorde của Anh/Pháp và Tupolev Tu-144 của  Liên Xô. Tu-144 xuất xưởng trước Concorde, cụ thể là vào năm 1968, tốc độ bay có thể đạt tới 2300 km/h, nhanh hơn cả tốc độ âm thanh.

Hai tháng sau thì Concorde mới chào đời. Hai loại này trông bề ngoài khá giống nhau. Tu-144 không bị rơi chiếc nào như Concorde nhưng chỉ sau một năm đã không được đưa vào sử dụng để vận chuyển hành khách và đã vận chuyển được cả thảy có 3284 hành khách.

Concorde còn bi thảm hơn. Pháp và Anh hợp tác chế tạo ra hàng chục chiếc, vận chuyển được 2,5 triệu lượt khách. Đối với các hãng hàng không Pháp và Anh sử dụng loại máy bay này thì chỉ được tiếng chứ càng sử dụng nhiều càng thua lỗ nặng ngay từ đầu.

Máy bay Tupolev Tu-144
Máy bay Tupolev Tu-144

Sau vụ việc chiếc Concorde bị rơi ở Paris sau khi cất cánh ngày 25/7/2000, dòng máy bay này bị ngừng sử dụng luôn, cho dù kết quả điều tra vụ tai nạn máy bay cho thấy lỗi thuộc về sân bay chứ không phải ở máy bay. Dù nguyên nhân gì thì nó cũng bị đẩy vào dĩ vãng.

Mới đây nhất, đương nhiên còn trước loại Boeing 737 Max 8 kể trên là số phận của dòng Boeing 787 Dreamliner. Nó xuất xưởng năm 2011 nhưng ngay từ đầu năm 2013 đã bắt đầu xuất hiện hết lỗi thiết kế chế tạo này đến lỗi khác.

Tuy không bị cấm bay, nhưng hiện tại gần như chẳng thấy có chiếc nào được sử dụng. Loại máy bay khủng Airbus 380 của EU cũng rất bi thảm khi chỉ sau có không đầy một thập kỷ mà không còn được chế tạo ra nữa.

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.