“Chứng nhận và công bố hợp quy” tạo dư địa cho nhũng nhiễu?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đó là nhận định của đại diện cộng đồng DN Việt Nam về các quy định liên quan đến thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cộng đồng DN Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTT ngày 31/2/2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

VCCI dẫn quy định tại Thông tư 30/2011/TT-BTTT, theo đó, thủ tục chứng nhận hợp quy phải qua các bước như sau: Doanh nghiệp phải mang sản phẩm đến đơn vị đo kiểm đã được Bộ TTTT chỉ định hoặc thừa nhận để thực hiện việc đo kiểm (kết quả đo kiểm chỉ có giá trị trong 2 năm); Doanh nghiệp phải mang kết quả đo kiểm đến Tổ chức chứng nhận hợp quy để xin cấp Giấy chứng nhận hợp quy (tổ chức chứng nhận hợp quy này là một đơn vị sự nghiệp được Bộ TTTT giao trách nhiệm); Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị trong 3 năm (hết 3 năm DN phải thực hiện lại toàn bộ thủ tục trên); Sau khi có Giấy chứng nhận hợp quy, DN phải làm thủ tục công bố hợp quy tại Cục Viễn thông (Bộ TTTT) và phải được cấp Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy.

Cộng đồng DN nhận định, quy trình này là quá phức tạp, mất nhiều thời gian, không cần thiết và gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời có thể tạo điều kiện cho tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực.

Thứ nhất, Tổ chức chứng nhận hợp quy trong Thông tư 30/2011/TT-BTTT chỉ là một tổ chức được Bộ TTTT giao trách nhiệm. Điều này trái với tinh thần của Luật Đầu tư, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Nghị định 107/2016/NĐ-CP về dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Theo các văn bản này, chứng nhận hợp quy là một dịch vụ được cung cấp bởi tất cả các DN, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Việc Thông tư 30/2011/TT-BTTT quy định chỉ có một tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã tạo cơ chế độc quyền cho việc cung cấp dịch vụ này. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua khi làm việc với các bộ ngành đã có nhiều ý kiến về việc tránh tạo độc quyền trong cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

Thứ hai, theo quy định này, việc đo kiểm sản phẩm do DN và đơn vị đo kiểm thực hiện. Tổ chức chứng nhận hợp quy không thực hiện việc đo kiểm, mà chỉ so sánh kết quả đo kiểm với quy chuẩn kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận. Việc so sánh kết quả đo kiểm với quy chuẩn kỹ thuật là việc tương đối đơn giản và rất khó để có sai sót hoặc gian lận. Do đó, việc yêu cầu DN phải làm hai thủ tục (đo kiểm và chứng nhận) tại hai tổ chức khác nhau là không cần thiết. 

Thứ ba, việc quy định thời hạn của Giấy chứng nhận hợp quy là không cần thiết. Toàn bộ các hàng hoá phải chứng nhận hợp quy đều là các thiết bị điện tử, được sản xuất hàng loạt theo từng kiểu loại (model) với thiết kế xác định. Nguy cơ hàng hoá bị suy giảm chất lượng hay sai khác so với thiết kế ban đầu sau 3 năm sản xuất là không đáng kể. Nguy cơ này hoàn toàn có thể tránh được thông qua biện pháp hậu kiểm sản phẩm đã lưu thông mà không cần thiết phải tiền kiểm bằng quy định về thời hạn giấy phép.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi thủ tục chứng nhận hợp quy. Cụ thể, Bộ TTTT chỉ định, thừa nhận, công nhận nhiều DN, tổ chức chứng nhận sự phù hợp đáp ứng đủ điều kiện tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP. Các DN kinh doanh hàng hoá có thể mang sản phẩm của mình đến bất kỳ DN, tổ chức chứng nhận sự phù hợp nào đã được chỉ định, thừa nhận, công nhận để xin cấp Giấy chứng nhận hợp quy.

Bên cạnh đó, DN, tổ chức chứng nhận sự phù hợp chịu trách nhiệm đo kiểm, so sánh kết quả đo kiểm với quy chuẩn kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sự phù hợp này sẽ gửi hồ sơ thông báo công bố hợp quy đến Cục Viễn thông. Giấy chứng nhận hợp quy đối với mỗi mẫu sản phẩm có giá trị vĩnh viễn.

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.