Bài 3: Theo chân “mỹ phẩm dởm” về nước

Một trong những con đường về xuyên biên của mỹ phẩm tắm trắng dởm.
Một trong những con đường về xuyên biên của mỹ phẩm tắm trắng dởm.
(PLO) - Trước khi thâm nhập thủ phủ mỹ phẩm dởm bên đất Trung Quốc, tôi đã được một ông chủ chuyên buôn lậu xuyên biên giới mách nước về cách thức vận chuyển những hoá chất có thể gây nguy hại cho người sử dụng ấy về Việt Nam một cách an toàn. Vì là hàng cấm nên từng khâu vận chuyển qua đường biên đều phải cẩn thận, cửu vạn, bao biên, chủ xe đều phải phối hợp nhịp nhàng, tránh thất thoát và tránh cả cơ quan chức năng.

Hàng gì cũng… về bến an toàn!

Những ngày lang thang ở bên kia biên giới, tôi đã được tận thấy “công nghệ” biến hóa chất thành mỹ phẩm hạng sang của những xưởng chế tác, đóng hộp của những ông chủ giàu có ở đất này. Có thể nói, mỹ phẩm dởm, trong đó có cả thứ hỗn hợp được cho là giúp da trắng mịn màng chỉ trong vài phút, rồi Coollagen “giữ mãi tuổi thanh xuân”… đang thực sự như một ma trận khiến bất cứ tận thấy cũng đều hoang mang, lạc lối.

Trở lại chuyến hành trình xuyên biên thâm nhập thủ phủ mỹ phẩm tắm trắng dởm bên đất Trung Quốc và cuộc giao dịch giữa tôi với ông chủ P., chủ đại lý phân phối mỹ phẩm tắm trắng Đ.C (tại Lũng Vài, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc). Theo nguyên tắc làm ăn, sau khi nhận tiền, ông chủ P. sẽ giúp đối tác của mình đưa mỹ phẩm về nước. Về hình thức, loại hoá chất này sẽ được đựng vào can, vận chuyển bằng đường rừng vào ban đêm. Đảm trách việc này là đám cửu vạn thiện chiến. Khi về đến bên kia biên giới, khách hàng sẽ làm việc tiếp với trùm cửu vạn để hàng hoá được về đến nơi an toàn...

Theo lời giới thiệu của cánh cửu vạn, tôi tìm gặp bà H., một người Việt, sống ở biên giới, và đang quản lý hàng trăm cửu vạn. Trò chuyện với tôi, bà H. cười giòn: “Gì chứ vận chuyển hàng xuyên biên là nghề của tôi mà, mỹ phẩm là hàng cấm, nhưng tôi đã vận chuyển cả trăm vụ rồi, an toàn hết. Giả dụ như các cơ quan chức năng ở Lạng Sơn làm ngặt quá, tôi còn có thể vận chuyển xuống Móng Cái (Quảng Ninh) cho anh, anh nhận hàng ở đó”, bà H. nói.
Kho hàng từ Trung Quốc núp dưới nhiều nhãn mác khách nhau đang chuẩn bị tuồn về nước.
 Kho hàng từ Trung Quốc núp dưới nhiều nhãn mác khách nhau đang chuẩn bị tuồn về nước.

Cũng theo bà H., giá cả sẽ thương lượng cụ thể, nếu là hàng cấm, thuộc hàng nguy hiểm thì giá vận chuyển sẽ cao hơn, và phụ thuộc vào số lượng vận chuyển, nhiều thì giá rẻ hơn. Đối với mỹ phẩm, thực phẩm chức năng thì sẽ được tính theo tạ, giá vận chuyển là 300 nghìn đồng/1tạ. Số tiền trên đã bao gồm tiền đảm bảo an toàn cho hàng xuyên biên. Với “bảo hiểm” này, nếu hàng mất hoặc bị bắt, bà trùm H. sẽ chịu trách nhiệm. Theo bà H., hàng bà sẽ giao ở nơi an toàn và khi nhận hàng mới phải trả tiền công.

“Ve sầu thoát xác”

Tôi đặt chân lên lối mòn của cửu vạn vác hàng, tiến sát hàng thép gai nơi ranh giới hai nước Việt – Trung. Tại đây, tôi phát hiện ra cách hàng thép gái ít chục mét có một nhà kho, cánh cửa đang hé mở, bên trong có 2 người phụ nữ đang dán nhãn mác vào các lô hàng mỹ phẩm. Nhận ra đây là chiêu trò của giới buôn lậu mỹ phẩm, trong vai là người đang đi tìm mỹ phẩm làm trắng có chứa tinh chất Collagen về kinh doanh, được anh em môi giới đến đây tìm hàng, tôi đã gõ cửa xin vào.

Như bắt được đầu mối, hai người phụ nữ này tự giới thiệu, một người là người Việt, tên K., còn một người là chủ, người Hoa. Họ nói: “Mỹ phẩm tắm trắng kiểu gì nhà em làm được, anh đặt hàng không, nhà em làm cho!”.
Một loại mỹ phẩm sắp được ra lò.
Một loại mỹ phẩm sắp được ra lò. 
Cuộc trao đổi về các loại mỹ phẩm tắm trắng siêu tốc diễn ra, đôi bên thống nhất giá cả, số lượng, mẫu mã, hẹn ngày sang giao tiền và nhận hàng. Lúc này tôi mới vờ tỏ vẻ lo lắng, con đường về sẽ như thế nào, tôi không yên tâm lắm với đội cửu vạn. Lập tức, cầm một số sản phẩm có in chữ Thái Lan, Hàn, K. trấn an: “Với những sản phẩm đóng gói sẵn như thế này mình phải dán nhãn và mã vạch của Trung Quốc mới đưa ra khỏi Trung Quốc được. Khi sang đến Việt Nam rồi, người ta sẽ bóc nhãn mác đi, không sao hết, dễ dàng và ngon ơ ấy mà”.

Theo cách lý giải của K., đây là cách lách cơ quan chức năng khi vận chuyển về nước. Đó là trường hợp ở khu vực biên giới thôi, chứ về đến xuôi là phải dán thêm chữ Việt vào, nếu không sẽ bị soi về nhãn mác. Nghĩa của chữ Việt ở đây đơn giản thôi, đó là ghi công dụng của sản phẩm, mà điều này có thể bịa, chứ người dùng làm sao mà biết được các loại chữ Thái, Hàn, Nhật trên mỗi lô mỹ phẩm tắm trắng, dưỡng da.

Nói rồi, K. chỉ cho tôi xem, đúng là có cả một kho mỹ phẩm đang đợi dán nhãn mác, nhiều vô kể. Tất cả các lô hàng này đang chờ trời tối để đưa sang Việt Nam tiêu thụ. Khi tôi hỏi mua một thùng thì được biết, họ đã đặt hết rồi, tuy là cả kho nhưng chỉ sau đêm nay tất cả sẽ được chuyển đi. Và dĩ nhiên, đường rừng là lối đi an toàn và thông dụng nhất.
K. đang dán nhãn Trung Quốc vào mỹ phẩm để chuẩn bị qua biên giới.
K. đang dán nhãn Trung Quốc vào mỹ phẩm để chuẩn bị qua biên giới. 

Khi về đến Việt Nam, theo K., số mỹ phẩm dởm này sẽ theo hai hướng về xuôi bằng đường ô tô hoặc tàu hỏa. Theo K., đã có hàng nghìn lô hàng được chuyển về xuôi, núp dưới nhiều nhãn mác khác nhau. Thị trường phân phối của nhà cô chủ yếu trải dài từ Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang, đặc biệt Hà Nội và Bắc Ninh là hai thị trường lớn nhất của gia đình K..

Đối diện thủ phủ mỹ phẩm tắm trắng dởm này là cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn). Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan Cốc Nam, đơn vị vẫn thường xuyên bắt được các đối tượng vận chuyển mỹ phẩm trái phép từ Trung Quốc về. Số lượng từ một vài tuýp nhỏ cho đến một vài thùng, có lúc lên đến trên dưới chục kg. Họ chủ yếu đi ở hai bên cánh gà Hải quan và đường rừng vào ban đêm./.

Bắt không xuể

Trong 4/2015 Chi cục QLTT TP.HCM đã kiểm tra 46 vụ liên quan đến mặt hàng mỹ phẩm, tạm giữ 28.262 đơn vị sản phẩm gồm: kem thoa mặt, kem dưỡng da, kem tẩy trắng, sữa rửa mặt, sữa tắm,... có xuất xứ Trung Quốc.

Mới đây, ngày 1/5, Công an TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng công an địa phương tiến hành kiểm tra cơ sở mua bán hàng may mặc, mỹ phẩm, lực lượng chức năng phát hiện 2.616 hộp và 132 chai mỹ phẩm ngoại nhập các loại, không rõ nguồn gốc. Còn tại Hà Nội, ngoài các vụ bắt hàng mỹ phẩm dởm, đơn vị QLTT còn phát hiện dấu hiệu mỹ phẩm giả, nhái, không rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ tại một công ty có tiếng trong giới mỹ phẩm. Còn theo Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, năm 2014, đơn vị này kiểm tra được 193 vụ, trong đó số vụ vi phạm là 29 vụ. Quý I năm 2015, đơn vị này mới kiểm tra được 30 vụ, trong đó số vụ vi phạm là 13 vụ với đầy đủ các loại mỹ phẩm làm trắng da. 

Mất mạng vì dùng mỹ phẩm dởm

Đến giờ người ta vẫn chưa quên cái chết buồn thương của em Nguyễn Ngọc B. (trú tại huyện Châu Thành, Đồng Tháp) khi Bích mua kem trắng toàn thân với giá chỉ 9.000 VNĐ/tuýp về thoa lên người. Thoa xong khoảng 30 phút, Bích bị co giật, buồn nôn, các bác sĩ đã có mặt sau ít phút và dùng mọi biện pháp nhưng vô phương cứu chữa. Rồi trường hợp chị Nguyễn Thị Thuỷ (trú tại huyện Chợ Mới, An Giang) cũng suýt mất mạng cũng vì sử dụng kem tắm trắng không rõ nguồn gốc.

Chuyên mục Tiêu dùng & Dư luận của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng...
Mọi kiến nghị, phản ánh gọi vào số: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com

Đọc thêm

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...