Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông: Chạy thử 3 - 6 tháng để quyết thời điểm đưa vào khai thác

Dự án  đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã trải qua 3 đời Bộ trưởng
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã trải qua 3 đời Bộ trưởng
(PLO) - Không chỉ  di chuyển trên cao, đường sắt Cát Linh - Hà Đông có hệ thống ray hàn liền và sử dụng động cơ điện nên khi vận hành, tàu cho cảm giác êm ái, không rung lắc như tàu hỏa truyền thống của Đường sắt Việt Nam.

13km trong 30 phút

Sáng sớm hôm qua (20/9), toàn bộ 13 đoàn tàu thuộc Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã chạy thử; xuất phát từ điểm đầu là ga Hà Đông đến điểm cuối ga Cát Linh. Theo ghi nhận, tàu chạy với vận tốc trung bình khoảng 35km/h và mất gần 30 phút để đi hết hành trình hơn 13km, tính cả mỗi ga đoàn tàu dừng 1 phút (tổng 12 ga). Mỗi đoàn tàu có 4 toa, dài 80m, sức chứa khoảng 1.000 khách. Mỗi toa dài khoảng 19m, rộng 2,8m, cao 3,8m.

Có khá đông người đi trên chuyến tàu chạy thử, đa số đến từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đơn vị vận hành và một số đơn vị liên quan. Người dân không được đi trên các chuyến chạy thử. Đa số những người tham gia đều cảm thấy an toàn, tàu chạy êm, ít rung lắc. Bên trong tàu, ngoài dãy hàng ghế ngồi ở hai bên còn có các thanh trụ và thanh treo để khách đứng có thể trụ vững. Hệ thống nhà ga được thiết kế nhiều tiện ích, gồm thanh cuốn, thang máy, bảng thông tin, hệ thống thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera giám sát an ninh...

Ông Vũ Hồng Phương - Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, sau khi chạy thử trong vòng 3 - 6 tháng, tùy vào kết quả chạy thử, Bộ GTVT sẽ quyết định thời điểm đưa tàu vào khai thác thương mại.

Hanoi Metro sẽ tiếp nhận, vận hành 

Theo tìm hiểu của PLVN, đơn vị quản lý vận hành thương mại tới đây sẽ là Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội, có trụ sở tại đường Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng. Trao đổi với PLVN, đại diện đơn vị này cho biết, việc vận hành chạy thử toàn tuyến đường sắt này hiện do tổng thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm thực hiện. Thời điểm này, Hanoi Metro đã cử người đi đào tạo, tới đây khi học xong sẽ tiếp nhận và từng bước vận hành thay thế người Trung Quốc.

Như PLVN đã thông tin, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông từ khi khởi công xây dựng đến nay đã trải qua 3 đời Bộ trưởng Bộ GTVT, và từng được dư luận cả nước biết đến là một dự án đầy tai tiếng do chậm tiến độ, vi phạm an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng… dẫn tới phải thay “tướng” ở Ban quản lý dự án đường sắt - đơn vị làm đại diện chủ đầu tư.

Mới đây, sau khi nhậm chức Bộ trưởng GTVT, ông Nguyễn Văn Thể đã chủ trì một số  cuộc họp để tháo gỡ khó khăn cho dự án. Cụ thể, trong cuộc họp với các bên liên quan diễn ra hồi cuối năm 2017, ông Thể đã chốt tiến độ: “Dự án này phải hoàn thành trong năm 2018, không thể lùi hơn nữa”.

Theo Bộ này, để đẩy nhanh tiến độ theo đúng yêu cầu của Bộ trưởng, có thời điểm tổng thầu đã huy động tới 700 công nhân có mặt thi công trên công trường.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được khởi công xây dựng vào năm 2011và dự kiến hoàn thành công tác xây dựng vào cuối năm 2017, đưa vào vận hành thương mại trong Quý I/2018.

Cát Linh - Hà Đông là tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, và là tuyến  thứ hai của dự án được đề xuất, sau tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch. Tuyến này được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc và phần đối ứng của Việt Nam.

Còn bao nhiêu “nấc” nữa mới có thể chạy tàu thương mại? 

Trao đổi với PLVN, ông Phan Quang Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng& Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho hay, để đoàn tàu đô thị Cát Linh - Hà Đông có thể vận hành thương mại, các cơ quan liên quan phải tiếp tục thực hiện nhiều khâu với sự giám sát của nhiều cơ quan như Tư vấn độc lập của Pháp, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Hội đồng Nghiệm thu cấp nhà nước… sau khi theo dõi, đánh giá các chỉ số về an toàn hệ thống và thiết bị…

“Công trình này liên quan đến an toàn tính mạng con người khi vào vận hành chính thức nên quy trình phải rất chặt. Việc tàu chạy thử ngày 20/9 mới chỉ là bước đầu thôi. Chúng tôi sẽ còn theo dõi đánh giá trong 3 - 6 tháng. Tuy nhiên, cảm nhận đầu tiên khi ngồi trên tàu đi thử là êm hơn nhiều so với đường sắt truyền thống, vì đường là hệ thống ray liền nên ít tiếng ồn; ngoài ra tàu được cấp điện qua hệ thống ray nên việc tăng tốc, giảm tốc có sự khác biệt so với động cơ diesel”, Phó Cục trưởng Hiển nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.

Các gia đình cùng nhau tạo dựng thói quen tiết kiệm điện

Các gia đình tạo dựng thói quen tiết kiệm điện vì một hành tinh xanh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trước tình hình hạn hán nghiêm trọng, nhiều hồ thủy điện xuống dưới mực nước chết, nguy cơ thiếu điện hiện hữu, hưởng ứng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như phát động tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023 của Bộ Công Thương, các gia đình cùng nhau tạo dựng thói quen tiết kiệm điện.