Thực - hư tác dụng máy tạo khí ozone

Một loại máy sinh khí ozone
Một loại máy sinh khí ozone
(PLO) - Vừa qua một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa nhiều ý kiến nói rằng “máy sục khí ozone lừa người tiêu dùng (NTD)” khiến cho nhiều gia đình dùng máy hoang mang, lo lắng. Vậy thực - hư về chiếc máy này như thế nào?

Đâu mới là sự thực?

Mấy ngày gần đây, chị Thảo (Giải Phóng, Hà Nội) vô cùng lo lắng khi nghe được thông tin máy tạo khí ozone dùng để làm sạch thực phẩm lại gây độc hại cho cơ thể và nếu thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc bệnh mãn tính về tai, mũi, họng, viêm mũi, hen phế quản mãn tính, viêm kết giác mạc, viêm phổi mãn tính.

“Sau khi nghe được thông tin, chồng tôi đã đem vứt ngay máy tạo khí ozone của gia đình mới mua và rất giận giữ. Quá nhiều thông tin bất lợi như vậy thì người dân chúng tôi nên tin vào điều gì, nên dùng gì và ăn gì?”, chị Thảo lo lắng nói.

Giống như chị Thảo, chị Ngà (Đống Đa, Hà Nội) đang cảm thấy bức xúc khi nghe được thông tin “máy sục khí ozone lừa NTD”. Chị Ngà bày tỏ: “Gia đình tôi đã dùng máy này được hơn 2 năm nay, nếu như người ta nói hóa ra sức khỏe của chúng tôi đang bị hủy hoại dần bởi những thứ được khoa học chứng minh là an toàn hay sao? Tôi cần biết rõ đâu mới là sự thực và sản phẩm nào mới an toàn cho người dân”.

Không chỉ người dân hoang mang, lo lắng mà nhiều DN đang sản xuất và bán máy tạo khí ozone như “ngồi trên đống lửa”. Bà Trần Thị Lan Hường, Tổng Giám đốc Công ty HCT – công ty chuyên sản xuất và bán máy tạo khí ozone bức xúc: “Chúng tôi đã sản xuất máy ozone gia dụng đã gần 10 năm và sản phẩm của chúng tôi đã được Tổng cục Đo lường chất lượng Việt Nam cấp chứng nhận chất lượng, được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia xác nhận về khả năng khử khuẩn và khử hóa chất thì sao lại là sản phẩm gây hại và lừa NTD?”.

Cũng theo bà Hường, ở Mỹ, người ta cho phép con người làm việc liên tục 8 giờ với nồng độ ozone 0,1 ppm. Máy ozone dùng trong gia đình an toàn vì: công suất ozone rất nhỏ, khoảng 100mg trong 1 giờ và khí đó lại hoàn tan trong nước, lượng thoát ra không khí còn ít hơn nhiều, chưa kể khí sinh ra lại tái hợp thành oxy (O2). Dù hàm lượng ozone thấp vô hại với người, nhưng đủ để diệt khuẩn.

“Chúng tôi cũng sẵn lòng tham gia trả lời bất kỳ phản hồi và thắc mắc của NTD và các nhà khoa học về máy tạo khí ozone này. Xin đừng giết người dân và DN bởi những thông tin thất thiệt”, bà Hường nói.

Trả lời của Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học TP Hà Nội

“Sử dụng máy tạo khí ozone là an toàn. Bản thân tôi và nhiều nhà khoa học vẫn đang dùng loại máy này này để làm sạch thực phẩm, nên thông tin sản phẩm này đang lừa người dân là không chính xác”. Đó là lời khẳng định của GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học TP Hà Nội, Phó Tổng Biên tập Tập chí Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.  

Theo vị chuyên gia này, Ozone giống clo là chất oxi hóa mạnh, dùng để khử khuẩn trong nước và trong không khí, nhưng clo thì có thể có tồn đọng và tạo ra một số độc hại, còn ozone dùng trong 10-20 phút nó sẽ phân giải hết, không để lại dư lượng nào hết. Ozone là O3 nhưng khi phân hủy ra thành O2– khí chúng ta đang hít thở để sống hàng ngày sao lại thành độc hại.

“Chúng ta nên hiểu, ozone nếu sử dụng liều lượng cao có thể gây nguy hiểm nhưng nếu sử dụng đúng liều lượng, ngưỡng (10-20 phút) lại an toàn và có tác dụng tốt. Như trong thuốc chữa bệnh cũng vậy, có nhiều loại thuốc có những thành phần độc hại, nhưng dùng đúng liều lượng lại có tác dụng chữa bệnh. Với tư cách là người đang dùng sản phẩm này tôi thấy nó rất tiện lợi cho việc dùng cũng như khử bỏ những độc hại có trong thực phẩm, bảo vệ sức khỏe”, GS Diệu nói.

Cùng với ý kiến trên, GS. Nguyễn Hoàng Nghị, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, một trong những người tham gia chế tạo máy ozone ở Việt Nam đưa ra ý kiến, máy tạo khí ozone nên dùng và cần dùng đúng cách. Vì sao bom hóa học có khí clo, nhưng lại được dùng để khử khuẩn trong nước? Tương tự như clo, ozone cũng là chất diệt khuẩn trong nước theo cùng một cơ chế là oxi hóa, nhưng ozone có hai ưu thế là: khả năng oxi hóa mạnh hơn và ozone nhanh chóng phân rã để tạo ra oxy, không đọng lại lâu trong nước. 

Máy ozone gia đình có công suất nhỏ, vài trăm miligam ozone/giờ. Lượng ozone này chủ yếu được sục vào nước để rửa thực phẩm trong thời gian ngắn, cho phép từ 10-20 phút. Một phần lớn ozone hòa tan vào nước và tự phân hủy sau 30 phút. Lượng khí này thoát ra từ nước vào trong không khí chỉ khoảng 10-20%. Nồng độ này không vượt quá 0,1 ppm, tức là trong mức an toàn. Ở Mỹ người ta chấp nhận nồng độ 01ppm ozone trong 8h, còn đây chỉ tồn tại chưa đến 30 phút, như vậy đang nhỏ hơn ngưỡng cho phép tới gần 20 lần. Nếu NTD cẩn thận có thể tắt máy ozone và mở cửa cho thoáng. 

Cũng theo GS. Nghị, mọi người nói máy này tạo ra oxit nitơ gây độc hại cho cơ thể, nhưng thực tế máy ozone lại khác. Nguyên lý của máy ozone là người ta dùng cao áp không quá 1-4kv, cao áp này tạo ra điện trường đủ để phá hủy liên kết giữa hai nguyên tử O2 (có năng lượng liên kết nhỏ) để tạo ra ozone. Năng lượng liên kết của phân tử nitơ (N2) lớn gấp đôi so với phân tử oxi, với điện trường đó khó phá hủy phân tử N2, khó tạo ra các loại oxit nitơ.

Do đó, nồng độ các oxit nitơ đồng hành với ozone là ít. Trong khi đó, ngưỡng cho phép các loại oxit nitơ lớn khoảng 25-50pmm tức là hàng trăm lần cao hơn ngưỡng ozone (0,1pmm). Vì thế, vấn đề các oxit nitơ đồng hành sinh ra trong quá trình tạo ra ozone không đáng kể, thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép. 

Theo khuyến cáo của GS. Diệu và GS. Nghị, thức ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh hay các chất hóa học đều cần dùng đúng mức, trong giới hạn cho phép, dùng quá ít cũng không tốt. Tất nhiên, giới hạn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, với máy ozone để dùng làm sạch thực phẩm, diệt khuẩn, khử mùi trong thời gian 10-20 phút tốt nhất, nhưng phải rửa thực phẩm sạch rồi mới cho vào để sử dụng máy này mới tạo kết quả tốt nhất.

Đọc thêm

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.

Ford Việt Nam thực hiện bán ô tô qua website

Ông Ruchik Shah - Tổng Giám đốc của Ford Việt Nam tại sự kiện ra mắt 2 phiên bản mới.
(PLVN) - Lần đầu tiên, khách hàng có thể đặt mua hai phiên bản mới ra mắt Ranger Stortrak và Everest Platinum thông qua hệ thống đặt hàng trực tuyến của Ford Việt Nam tại website của công ty.