Mùa Vu lan - hàng ngàn tỉ đồng lại bay… theo khói?

Nhà tầng, xe hơi... sẵn sàng chờ đốt
Nhà tầng, xe hơi... sẵn sàng chờ đốt
(PLO) - Từ xa xưa, rằm tháng 7 được gọi là ngày “xá tội vong nhân”, là ngày các cô hồn được người trần cúng lễ. Bởi vậy, hầu như mọi gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và phóng sinh. Nhưng việc đốt vàng mã dường như đã bị lạm dụng và đi quá giới hạn tâm linh khiến nó trở thành vấn nạn. 

Siêu xe, du thuyền, máy bay… thành tro bụi!

Ngay những ngày đầu tháng 7 âm lịch, trên các đường phố Hà Nội đã xuất hiện nhiều gánh hàng rong bán quần áo, mũ mão thần linh. Con phố Hàng Mã, Lương Văn Can…oằn mình chứa bao thứ hàng mã và đón những dòng người đến đông như đi hội. Tại làng Phố Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), người dân tất bật ngày đêm để chuẩn bị hàng phục vụ các "thượng đế". Hàng loạt xe ô tô nối đuôi nhau vào làng mua hàng mã.

Năm nay, các mặt hàng vàng mã đều đắt hơn gấp 2-3 lần năm ngoái bởi giá nguyên vật liệu (giấy, phẩm), công vận chuyển tăng (xăng, dầu) đều tăng. Ví như năm trước: một chiếc ti vi giấy có giá 30 nghìn đồng thì nay giá khoảng 50- 60 nghìn đồng. Như vậy, nếu sắm đủ bộ lễ dành cho người đã khuất (quần áo, nón mũ, dép guốc, tiền vàng, ti vi, xe máy, nhà cửa…) loại bình dân… thì phải mất 300- 500 nghìn đồng.

Có không ít người muốn người đã khuất phải được “hưởng thụ” những đồ đạc mà trần gian đang thịnh hành nên đã sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền triệu để mua “đồ giấy”. Bà Thu Giang ở phố Lãn Ông (Hà Nội) đã về tận Đông Hồ “thửa” cho ông chồng già quá cố  chiếc ô tô thể thao với kích thước, kiểu dáng y như xe thật.

Theo bà thì lúc ông còn sống gia đình nghèo khó, xe máy chẳng có mà đi. Nay ông thác, bà muốn ông “nở mặt, nở mày với ông bà tiên tổ”, tậu hẳn “siêu xe thể thao” trị giá 2,5 triệu đồng cho ông đi.Và bà cũng không quên “thửa” cho ông chiếc bằng lái xe để khỏi bị cảnh sát…tuýt còi! Theo những người dân làng Đông Hồ, những siêu xe thậm chí du thuyền, máy bay loại lớn năm nay được đặt hàng khá nhiều. Thường mỗi xe có giá từ 1,5 triệu- 4 triệu đồng tùy vào kích cỡ và sự cầu kỳ của phương tiện. 

Việc đốt vàng mã đã gây ra sự lãng phí lớn về mặt kinh tế cho xã hội. Năm nay, dù giá cao hơn nhưng sức tiêu thụ mặt hàng này không hề giảm, đồng nghĩa với việc có hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng sẽ bị thiêu rụi trong dịp rằm tháng bẩy này. Nếu chỉ tính trung bình mỗi gia đình đốt 50 nghìn đồng tiền vàng mã, với gần 25 triệu hộ gia đình thì chỉ một mùa lễ Vu lan, số tiền hóa khói là quá lớn đối với một nước nghèo như ta. 

Những chùa, đền, phủ nói không với vàng mã!

Tháng 2/2018, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật Giáo Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên nêu quan điểm: “Tôi ủng hộ quyết định của Trung ương GHPGVN, bởi tục đốt vàng mã giờ đã bị biến tướng. Nếu như trước đây ở góc độ tâm linh người ta đốt vàng mã chỉ là tượng trưng một chút lòng thành con cháu muốn gửi gắm tới ông bà, tổ tiên. Song, giờ đây cái suy nghĩ mê tín dị đoan rằng “trần sao âm vậy” nên họ đốt quá nhiều và đốt đủ thứ một cách sa đà, lãng phí gây nhiều hệ lụy, làm cho ô nhiễm môi trường, tốn kém về tài chính, thậm chí hỏa hoạn và nhiều vấn đề kèm theo dẫn đến tiêu cực, mất đi ý nghĩa ban đầu".

Chục năm gần đây, một số đền, phủ, chùa đã đi đầu việc không đốt vàng mã. Ví như chùa Liên Hoa (quận 11, TP HCM) từ năm 1998 ra thông báo các Phật tử khi đến chùa cúng vong linh xin miễn đốt giấy tiền, vàng mã, để lấy số tiền chuẩn bị đốt chuyển thành tiền thật, cứu giúp bà con nghèo và học sinh vùng sâu, vùng xa. Lò hoá vàng tại chùa được dỡ bỏ, việc thắp nhang trong chùa cũng được hạn chế.

Ngay trong năm 1998, nhà chùa đã góp được 300 phần quà thiện nguyện từ số tiền không đốt vàng mã. Năm 2016, số tiền đóng góp từ việc không đốt vàng mã của các Phật tử, khách hành hương tại đây là hơn 2 tỉ đồng. Đến năm 2017, số tiền này đã tăng lên 3,7 tỉ đồng.Tại Quảng Ninh, không chỉ Yên Tử, chùa Ba Vàng mà tại chùa Lôi Âm, Đền Cửa Ông… người dân cũng không còn mặn mà với tục đốt vàng mã. Các lò đốt vàng mã “nguội lạnh” hơn rất nhiều. 

Ông Trương Tín Hồi - Trưởng ban Quản lý Di tích Phủ Tây Hồ (Hà Nội) chia sẻ: “Trong khi chính phủ đang kêu gọi toàn dân tiết kiệm, chỉ vì mê tín dị đoan, người dân lại đang tay đốt số tiền hàng trăm tỉ đồng- số tiền thấm đẫm mồ hôi và nước mắt. Với số ấy, chúng ta có thể xây thêm nhiều trường học, nhiều mái nhà cho những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng hay những trẻ em lang thang cơ nhỡ, lo thuốc men cho trẻ tàn tật…

Từ nhiều năm nay, Ban Quản lý Phủ Tây Hồ nghiêm cấm đốt mã. Mỗi khách thập phương chỉ được thắp một nén nhang và hạn chế lễ tiền vàng. Từ việc làm thiết thực đó, Phủ Tây Hồ luôn đi đầu việc tiết kiệm và chống mê tín dị đoan. Đặc biệt, mỗi năm, Phủ Tây Hồ đã dành hơn trăm triệu đồng để hỗ trợ người nghèo, nhân dân trong vùng thiên tai, bão lụt, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam…”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...