Cần có 'chợ' khoa học và công nghệ

Kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cần được hiện thực trong cuộc sống
Kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cần được hiện thực trong cuộc sống
(PLO) - Khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng ở Việt Nam, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được coi trọng xứng tầm. Dường như “đích” đến của các kết quả nghiên cứu vẫn là… “ngăn kéo”.

Cung có, cầu có…

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo khảo sát có tới 85% doanh nghiệp (DN) tự thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển để có các sản phẩm mới. Chỉ có gần 14%  DN đã phối hợp với các đơn vị để triển khai nghiên cứu sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động chuyển giao từ các tổ chức KH&CN đến DN chỉ dưới 1%. 

Thực trạng về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các DN trong các ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam rất thấp. Có đến gần 60% DN công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn sử dụng công nghệ có tuổi đời trên 6 năm.

Công nghệ của các DN chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ xuất xứ từ Trung Quốc. Tỷ lệ các công nghệ từ những nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, nhưng trên 18% là công nghệ trước năm 2005. Do đó, đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN Việt Nam.

Rất nhiều DN nhận thức được điều này nên tích cực triển khai đổi mới công nghệ và Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KH&CN để hỗ trợ các DN đổi mới.

Song, có một thực tế mà Bộ KH&CN cũng thừa nhận rằng mặc dù KH&CN rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng ở Việt Nam, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được coi trọng xứng tầm, nên “đích” đến của các kết quả nghiên cứu dường như vẫn là… “ngăn kéo”.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, việc liên kết và xúc tiến đóng vai trò quan trọng cho phát triển thị trường KH&CN, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ. Nhưng việc kết nối giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học với các DN hiện còn hạn chế, trong khi các sàn giao dịch KH&CN chưa khẳng định được vai trò thu hút, tập hợp công nghệ trong nước và quốc tế.

Chính vì thị trường KH&CN ở Việt Nam chưa phát triển nên các DN không dễ dàng tìm mua được các công nghệ, bí quyết mà họ cần. Sự liên kết giữa DN với các viện/trường, các nhà khoa học ở Việt Nam gần như chưa có.

Điều này dẫn đến nghịch lý, mặc dù Việt Nam có đội ngũ các nhà khoa học đông đảo, nhiều người có tầm ảnh hưởng quốc tế. Các DN có nhu cầu đổi mới công nghệ rất lớn, song tỷ lệ kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tế lại rất thấp.

Thiếu gạch kết nối

Theo GS. Phan Ngọc Minh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Giám đốc Học viện KH&CN, hiện có nhiều kết quả nghiên cứu ý nghĩa nhưng gặp khó khăn khi tìm kiếm mô hình thương mại hóa phù hợp với điều kiện trong nước. Vì thế, sự tham gia của các nhà khoa học có kinh nghiệm trong chuyển giao kết quả nghiên cứu ra thị trường có ý nghĩa lớn đối với các nhà khoa học trẻ, các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực công nghệ.

Với kinh nghiệm của người sở hữu 30 bằng sáng chế và nhiều sản phẩm đã được thương mại, GS.Nguyễn Sơn Bình – một trong năm nhà khoa học Mỹ gốc Việt có tầm ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters công bố năm 2017 cho rằng, các nhà khoa học cần phải biết thị trường đang cần gì. Khi đã có kết quả nghiên cứu, họ cũng cần kết nối với các DN và các nhà khoa học ở lĩnh vực khác cùng hoàn thiện để có sản phẩm hữu ích nhất cho người dùng. Bởi khi nhà khoa học dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm sẽ không dễ để biết thị trường đang vận hành ra sao, nhu cầu như thế nào. 

Cũng theo GS.Bình, nguyên nhân làm hạn chế triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu KH&CN tại Việt Nam là do các sản phẩm được triển khai ứng dụng từ các nghiên cứu KH&CN tại Việt Nam đa số chỉ dùng trong nước, thậm chí chỉ được sử dụng trong một nhóm nhỏ người dân mà không tìm hiểu để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Chỉ một phần nhỏ sản phẩm được bán sỉ ra nước ngoài, sau đó các nước gia công lại và bán, thậm chí xuất khẩu ngược lại Việt Nam với giá cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc quảng bá sản phẩm cũng chưa thực sự được quan tâm mặc dù các sản phẩm được triển khai ứng dụng tại Việt Nam rất tốt.

Để phát triển thị trường KH&CN, một số đơn vị nghiên cứu khoa học, DN cho rằng nhà nước cần có trang web giao dịch kết quả KH&CN; chợ điện tử quảng bá kết quả KH&CN; giảng viên có thể thành lập, điều hành DN KHCN; tạo điều kiện để các viện, trường triển khai thực nghiệm, áp dụng các kết quả nghiên cứu. Các DN cần triển khai sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao bằng cách ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học; chủ động đầu tư KH&CN thông qua đặt hàng nghiên cứu đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học. 

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.