Sau nhồi máu cơ tim cần kiêng gì?

Sau nhồi máu cơ tim cần kiêng gì?
(PLO) -Trải qua biến cố của một cơn nhồi máu cơ tim, điều chỉnh lối sống là cần thiết để ngăn ngừa biến chứng và làm giảm nguy cơ tái phát cơn đau tim trong tương lai.

Trải qua biến cố của một cơn nhồi máu cơ tim, điều chỉnh lối sống là cần thiết để ngăn ngừa biến chứng và làm giảm nguy cơ tái phát cơn đau tim trong tương lai. Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh sẽ đặt bạn vào nguy cơ phát triển các biến cố tim và các bệnh khác, vì vậy, nên và tránh ăn gì, thay đổi lối sống ra sao luôn là mối quan tâm đặt ra đối với bệnh nhân sau cơn đau tim.

Thực phẩm cần tránh sau cơn đau tim

Thực phẩm giàu chất béo trans (chất béo chuyển hóa) và chất béo bão hòa: Thực phẩm có chứa rất nhiều chất béo trans và chất béo bão hòa sẽ dẫn đến tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu, có thể làm xơ vữa và tắc nghẽn các động mạch. Lượng chất béo hằng ngày không nên vượt quá 7% tổng lượng calo.

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo trans bao gồm các món ăn vặt như bắp rang lò vi sóng, đồ nướng, mỡ thực vật, bánh pizza đông lạnh, bánh quy và bánh quế, thức ăn nhanh, bơ thực vật, kem cà phê, thịt đỏ, thịt gà với da, chất béo trong thực phẩm đóng gói sẵn và được xử lý đặc biệt.

Cần đọc kỹ các thành phần trên nhãn thực phẩm. Để tránh các chất béo có hại cho tim mạch, cần phân tích hết sức cẩn thận do đôi khi bạn vẫn có thể bị nhầm lẫn, ví dụ: tránh các chất béo hydro hóa một phần vì thực tế đây là chất béo trans.

Sau nhồi máu cơ tim cần kiêng gì?Tránh xa các đồ ăn vặt như bắp rang lò vi sóng vì chứa nhiều chất béo trans và chất béo bão hòa sẽ dẫn đến tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu.

Kết quả hình ảnh cho NHỒI MÁU CƠ TIM NÊN TRÁNH ĂN GÌ

Thực phẩm giàu muối và đường: Cần duy trì một mức huyết áp và lượng đường trong máu trong giới hạn bình thường, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường, điều này là rất quan trọng cho việc phục hồi cơ thể sau một cơn đau tim. Lượng muối tăng có thể dẫn đến tăng huyết áp và có hại cho sức khỏe tim mạch.

Khuyến cáo dùng hằng ngày natri (muối) không được vượt quá 2.300mg và nếu có các yếu tố nguy cơ khác có mặt, bạn nên hạn chế thấp hơn với mức 1.500mg. Cố gắng tránh thêm muối vào thức ăn và có thể thay thế bằng thảo mộc. Hạn chế ăn khoai tây chiên giòn, bánh quy, các loại hạt có thêm muối và thực phẩm chế biến với mức natri cao.

Chế độ ăn uống sau khi bị cơn đau tim cũng nên có mức thấp đường tinh chế để tránh tăng cân và lượng đường trong máu khỏi bị xáo trộn. Tránh xa các món tráng miệng, đồ uống có ga, bánh ngọt và bánh kẹo.

Thực phẩm giàu cholesterol: Cholesterol được biết đến là một trong những thủ phạm cho tắc nghẽn các động mạch. Lượng cholesterol hàng ngày không nên có nhiều hơn 300mg ở bệnh nhân sau một cơn đau tim. Cholesterol cao trong trứng, bơ, sữa, pho-mát và thịt, đặc biệt là thịt nội tạng như gan.

Thay đổi lối sống để tránh cơn đau tim tái phát

Giảm tiêu thụ calo: Không chỉ là những gì bạn ăn là quan trọng, số lượng thực phẩm cũng rất quan trọng. Để giữ cơ thể cân đối và khỏe mạnh sau một cơn đau tim, bạn nên cẩn thận về các phần thức ăn hằng ngày. Hãy thử hạn chế lượng calo trong mỗi bữa ăn và cần phải tiêu thụ kiêng khem calo theo khuyến cáo trong một ngày.

Hãy chủ động rèn luyện thể chất: Bắt buộc 30 phút tập thể dục hàng ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ hay các môn tập thể dục vừa sức cho phép khác. Bắt đầu tập thể dục từ từ và dần dần tăng cường độ lên. Nếu khó khăn cho bạn duy trì tập thể dục trong vòng 30 phút, bạn có thể chia đôi: 15 phút cho mỗi lần tập. Nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện mạnh mẽ nào khác.

Kết quả hình ảnh cho TẬP THỂ DỤC

Tránh xa stress: Stress có thể là kẻ thù lớn nhất, vì vậy, cần quản lý stress để kiểm soát huyết áp tốt hơn và tốt cho sức khỏe chung. Chúng ta không thể loại bỏ stress từ cuộc sống hằng ngày, nhưng các môn tập như hít thở sâu, yoga và thiền có thể hữu ích để kiểm soát stress.

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là cách phục hồi sức khỏe tốt nhất và rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, 7 - 8 giờ ngủ mỗi đêm là cần thiết. Tránh dùng cà phê hoặc trà trước khi ngủ và nên duy trì một thói quen ngủ theo lịch đã xây dựng. Tránh sử dụng các tiện ích như máy tính xách tay và điện thoại di động trên giường trước khi ngủ.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.