Kỳ diệu chăm sóc hậu sản bằng thảo mộc ở Ấn Độ

Em bé Raeshman Ray Sundran tỏ ra rất khoái khi được bà Devi Siva mát xa cho
Em bé Raeshman Ray Sundran tỏ ra rất khoái khi được bà Devi Siva mát xa cho
(PLO) -Em bé sơ sinh Raeshman Ray Sundran với chân tay mỏng manh và da thịt mềm xèo, nhưng bà đỡ Devi Siva vẫn rất tài tình khi dùng dầu dừa chà xát khắp cơ thể bé xíu đó. Bà Devi chuyên chăm sóc sức khỏe hậu sản theo phong cách Ấn Độ truyền thống, thời kỳ sau khi sinh con được gọi là “thời kỳ ở cữ”.

Devi Siva mát xe nhẹ nhàng cho Raeshman, tay thoăn thoắt đảo chiều nhịp nhàng qua lại giữa tay và chân em bé. Vừa hé miệng thổi vào mũi bé Raeshman với niềm tin rằng sẽ giúp cho mũi em bé cao hơn, bà Devi giải thích: “Tôi mát xa kiểu này là nhằm tăng cường khả năng tuần hoàn máu, giúp em bé ngủ ngon hơn. Tôi chuộng sử dụng dầu dừa hoặc dầu gừng vì chúng không chứa chất bảo quản, rất hợp với làn da mềm mại và mong manh của em bé”. Kỹ năng chăm sóc em bé thuần thục của bà Devi Siva được tôi luyện qua nhiều thập kỷ chăm sóc các bà mẹ trẻ và con sơ sinh của họ. 

Chăm sóc hậu sản kiểu Ấn Độ

Người ta yêu mến gọi Devi là “bà chăm ở cữ”, một số nơi gọi nghề này là “Doula”. Trong khoảng một tháng hoặc sau khi sinh con non, các sản phụ nằm tại nhà để hồi phục sức khỏe sau những tháng ngày mang thai vất vả và đẻ con đầy đau đớn. Những phương cách truyền thống như kiêng ăn, mát xa hậu thai sản và uống jamu (nước thảo mộc) được dùng hồi phục cho sức khỏe của người mẹ. Chăm sóc hậu sản Ấn Độ là dựa trên các phương pháp Vệ Đà có từ xa xưa. Tắm thảo mộc, mát xa hậu sản, thực đơn ăn uống dựa trên thảo mộc và bó bụng là một phần của phương pháp này. 

Giảng viên đại học Meera Eswaran, 36 tuổi, khi quan sát những cách thức chăm sóc sản phụ ở cữ đã cho rằng, đó là một cách thực hành văn hóa rất đáng được bảo tồn. Meera Eswaran giải thích: “Việc hồi phục sau khi sinh không nên coi như là cách điều trị bệnh. Chúng ta quen uống thuốc theo toa của bác sĩ như các loại thuốc kháng sinh dùng cho thủ thuật mổ tử cung mẹ để lấy con (Caesarian). Giống như phụ nữ ở cữ, một số bác sĩ cũng khuyên nên dùng cỏ cà ri và các thành phần dược thảo khác để uống nhằm tăng cường khả năng tiết sữa cho con bú. Họ cũng đề xuất một số dạng thực phẩm nên ăn và tránh dùng trong thời kỳ ở cữ”. 

Bà Devi thổi vào tai bé Raeshman nhằm giúp cho nước trong tai em bé bị bắn ra ngoài, giúp cho tai không bị ướt
Bà Devi thổi vào tai bé Raeshman nhằm giúp cho nước trong tai em bé bị bắn ra ngoài, giúp cho tai không bị ướt

Cô Meera Eswaran cũng đã sử dụng dịch vụ hậu sản của bà Devi Siva sau khi sinh 3 đứa con trai Nameelan Jay Sundran, Himeshan Dev Sundran và mới đây là Raeshman, hào hứng cho biết: “Tôi rất thoải mái với những gì mà dì Devi đã làm cho mẹ con tôi vào cái ngày đó. Dì làm việc rất tận tâm để giúp phục hồi sức khỏe cho tôi. Dì dạy mẹ tôi cách nấu những bữa ăn và canh giàu chất dinh dưỡng, và dặn chúng tôi nên tránh các loại thức ăn và đồ uống trong thời gian nuôi con bú”. Những khi bị kiệt sức và tâm trạng thay đổi, cô Meera cũng cầu cứu bà Devi. Meera tâm sự: “Hàng ngày, dì Devi thường hỏi tôi đang làm gì. Thật tốt khi luôn có ai đó khuyên bảo, đặc biệt lại càng thú vị khi nghe những lời khuyên vàng ngọc về con tôi và sức khỏe của bé. Đó cũng là cách hay để phòng ngừa chứng bệnh trầm cảm hậu sản”. 

Thảo mộc làm nên làn da đẹp của trẻ

Ngày nay, không nhiều bà mẹ trẻ có kinh nghiệm chăm sóc con sau sinh, và vì thế nhiều gia đình đổ xô đi tìm người có tay nghề chăm sóc như bà Devi. Trung bình 1 ngày, bà Devi thường đến thăm từ 2 đến 4 bà mẹ ngay tại nhà. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bà là mát xa cho trẻ sơ sinh, tắm thảo mộc cho trẻ. Thay vì những thảo mộc mua sẵn ở siêu thị, bà Devi thường mang đến những túi thảo mộc được làm riêng dùng để nấu ăn và nấu nước tắm. Các thảo mộc này thường là kasturi manjal (nghệ tây hoang dã), poolankilangu (củ nghệ tây trắng) và payatham paruppu (đậu xanh). Bà đỡ Devi giải thích: “Những túi hỗn hợp thảo mộc này được một người bạn thân của tôi chuẩn bị sẵn. Chúng được rửa sạch, hong khô và trộn lẫn vào nhau.

Theo cách này, tôi sẽ có những hỗn hợp thảo mộc chất lượng, tươi và sạch nhất. Da trẻ em thì nhạy cảm và vì thế tuyệt đối không dùng các sản phẩm gây hại vì có thể ảnh hưởng xấu đến làn da thiên thần này”. Bà Devi đã lên chức bà nội, có 4 cháu và đã học về chăm sóc hậu sản Ấn Độ từ mẹ đẻ của mình và những họ hàng cao niên khác. Đầu tiên, bà Devi nhẹ nhàng thoa dầu gừng lên khắp mình mẩy em bé, rồi mát xa nhẹ nhàng, trước khi tắm thảo mộc cho nó.

Bà Devi mát xa tay, chân bé Raeshman, cũng như làm sạch mắt em bé
Bà Devi mát xa tay, chân bé Raeshman, cũng như làm sạch mắt em bé

Để tắm cho em bé, bà Devi kéo duỗi chân em bé hơn là đặt nó nằm trong bồn tắm. Bà đỡ hồn hậu cười nói: “Mấy bé nằm yên và thoải mái trên chân tôi. Làm theo cách này, tôi cũng có thể kiểm soát lượng nước rót lên người đứa bé. Tắm như thế an toàn hơn là cho trẻ hẳn vào trong bồn tắm vì nếu chỉ cần lơ đểnh một cái là bé sẽ chìm xuống nước ngay”. 

Bà Devi thường dùng nước vo gạo để lắng trong để tắm cho em bé bởi vì bà tin rằng nó có thể giúp làm dịu các cơ mệt mỏi của bé. Có những nghi thức quan trọng mà bà Devi hay làm sau khi tắm cho em bé: thổi vào tai, đầu và rốn của em bé nhằm chắc chắn rằng những nơi này hoàn toàn khô ráo. Em bé sẽ được lau khô bằng một chiếc khăn bông mượt, rồi được hong bằng một cây hương sambrani (nhang thắp đặc biệt) nhằm ngừa trẻ bị cảm lạnh đột ngột. Bà Devi vui vẻ nói: “Tôi chăm sóc cho các cháu như thể chúng là cháu tôi. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Và quan trọng là các bà mẹ phải hiểu nhu cầu của con mình là gì”. 

Thách thức nhất của bà Devi là chăm sóc cùng lúc 3 đứa trẻ sinh ba cùng một lúc, các cháu cân nặng từ 500 gram đến 1,2kg. Bà mẹ trẻ Theresa Lok có chồng là người Ấn Độ, khoe: “Một người bạn thân đã giới thiệu dì Devi và chồng tôi lập tức ngỏ ý hỏi tôi nên thử dịch vụ của bà một lần xem sao. Phương pháp “ở cữ” Ấn Độ giúp đỡ cho các bà mẹ tất tần tật từ tắm thảo mộc, mát xa em bé cũng như lên danh sách về những bữa ăn lành mạnh, chất lượng cao. Thức ăn kiểu Ấn bao gồm nhiều gia vị, nó tạo ra một tổng hòa mùi vị kích thích sự thèm ăn”.

Những phương pháp chăm sóc thời kỳ ở cữ theo Ấn Độ truyền thống
Những phương pháp chăm sóc thời kỳ ở cữ theo Ấn Độ truyền thống

Liệu pháp tắm thảo mộc kỳ thú

Bà mẹ trẻ Theresa rất vui khi có sự chăm sóc tận tình của bà Davi. Trong suốt thời gian ở cữ, bà Devi thường xuyên thực hiện nhiều phương pháp tắm và mát xa thảo mộc rất độc đáo giúp trẻ hóa làn da và cải thiện hệ tuần hoàn máu. Phương pháp tắm xông hơi khô bằng thảo mộc của bà Devi sử dụng các loại lá cây thảo mộc được nấu lên, hay nghệ thuật tắm Omom (hạt Chia), tắm muối, tắm trái cây (táo, đu đủ, chuối và lê hòa với mật ong và sữa chua) và tắm dầu gừng (với hạt thì là, cỏ cà ri và lá trầu). Bà Devi cũng khuyên các bà mẹ trẻ nịt bụng để cho bụng thon gọn.

“Để làm cho bụng thon gọn, không sồ sề trong thời gian ở cữ, tôi thường nghiền củ gừng già thành bột mịn rồi xát lên bụng chị em, sau đó buộc gừng quanh bụng khoảng 6 hay 8 tiếng. Gừng giúp đẩy nhanh việc teo mỡ, gừng còn làm ấm cơ thể và khiến các bà mẹ thoải mái hơn”. Trong suốt tháng ở cữ, bà Devi cũng hướng dẫn các bà mẹ đeo tất chân cả ngày và thường xuyên uống nước thảo mộc. 

Bà Devi cũng khuyên các bà mẹ trẻ như Meera và Lok dùng pathiya samayal (những món ăn giàu dinh dưỡng được làm từ 21 loại rau thảo mộc và gia vị như rau mùi, cây thì là và tiêu sọ để nhằm thúc đẩy sự miễn dịch, tăng khả năng tiết sữa cho em bé bú và khuyến khích khả năng nhanh lành bệnh. Những món ăn được khuyên dùng là thịt gà và thịt cá mập vì chúng rất giàu chất đạm. Bà Devi cũng khuyên các bà mẹ đang ở cữ nên ăn món tráng miệng làm từ hạnh nhân, bột sữa, đường và nho khô, vì nho khô làm tăng cường trí nhớ, hạt nhân và hạt điều rất giàu các thành phần vitamin.

Thịt cá mập và cà ri gà nấu cùng với gia vị là món mà bà Devi muốn cho các bà mẹ mới sinh con ăn
Thịt cá mập và cà ri gà nấu cùng với gia vị là món mà bà Devi muốn cho các bà mẹ mới sinh con ăn

Các bà mẹ đang ở cữ không nên ăn bắp cải, bông cải vì chúng gây đầy hơi, cũng không ăn thực phẩm chiên xào hay hải sản vì sẽ gây ra khó tiêu hóa. Bên cạnh việc chuyên chăm sóc sức khỏe hậu sản, bà Devi cũng chuẩn bị những bữa ăn đặc biệt cho người cao tuổi và bệnh nhân sau khi họ phục hồi từ bệnh ung thư hoặc sau phẫu thuật…/. 

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.