Quá khứ sống động - tọa đàm của những người trẻ yêu sử Việt

Quá khứ sống động - tọa đàm của những người trẻ yêu sử Việt
(PLO) - Nhà xuất bản Kim Đồng và Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace) tổ chức tọa đàm “Quá khứ sống động - Tọa đàm của những người trẻ yêu sử Việt” nhân dịp ra mắt ấn bản đầu tiên cuốn sách “Lĩnh Nam chích quái”.

Sách “Lĩnh Nam Chích Quái” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành với hơn 200 minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long được đánh giá là một trong những cuốn sách ấn tượng nhất trong năm 2017.  

Những bức tranh minh họa của anh đã thổi hồn vào tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đưa nó trở lại sống động, tươi mới với bạn đọc Việt Nam hiện đại, thể hiện một cách nhìn mới mẻ về truyền thông văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Tác phẩm được bạn đọc trẻ đón nhận nồng nhiệt. Rõ ràng người trẻ không hề quay lưng lại với các giá trị truyền thống, nhưng với người trẻ cần một cách tiếp cận khác để có được sự đồng điệu. Điều đó đặt ra vấn đề: cần làm mới các tác phẩm truyền thống để phù hợp với bạn đọc hiện nay. Đặc biệt để đưa người đọc trẻ tiếp cận với văn hoá truyền thống. Từ tác phẩm này cũng đặt ra vấn đề cách nhìn về văn hoá, lịch sử... Làm sao để người trẻ hiểu, yêu quý và trân trọng giá trị truyền thống?.

Đó cũng là nội dung chính của buổi tọa đàm “Quá khứ sống động”, với sự tham dự của họa sĩ Tạ Huy Long, nhà văn Lưu Sơn Minh, nhà nghiên cứu - tiến sĩ Nguyễn Tô Lan. Một buổi nói chuyện kết nối các mảnh ký ức dân tộc, làm đầy thêm tình yêu với non sông xứ sở! 

Tại Tọa đàm “Quá khứ sống động”, các nhà văn, họa sĩ, nhà nghiên cứu chia sẻ về quan niệm và những câu chuyện của họ trong quá trình làm việc, sáng tạo để đưa lại cho độc giả hôm nay vẻ đẹp sống động của quá khứ. Quá khứ không đóng cứng trong những dòng ghi chép cô đọng của người chép sử. Quá khứ đầy sống động với những số phận, những câu chuyện kể, những sắc màu… để chúng ta hôm nay tiếp cận và say mê với vẻ đẹp vàng son.

 

Họa sĩ Tạ Huy Long đã gắn bó với đề tài lịch sử liên tục trong suốt hơn 20 năm nay cùng các tác phẩm được đánh giá cao: Bộ tranh truyện lịch sử với Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Yết Kiêu- Dã Tượng, Trần Nhân Tông… đến Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Lược sử nước Việt bằng tranh, Lĩnh Nam chích quái…

Bộ tranh minh họa Lĩnh Nam chích quái của họa sĩ Tạ Huy Long là sự kết hợp nhuần nhuyễn những tìm tòi về lịch sử, văn hóa tín ngưỡng của người Việt thể hiện bằng phong cách minh họa hiện đại, trẻ trung, ở đó kĩ thuật đồ họa truyền thống được sử dụng kết hợp với ngôn ngữ đồ họa mới mẻ. 

Để làm sáng tỏ cách làm mới, những đóng góp của họa sĩ Tạ Huy Long, nhà văn Lưu Sơn Minh một nhà văn tâm huyết của đề tài tiểu thuyết lịch sử cũng sẽ có những trao đổi về câu chuyện này từ kinh nghiệm sáng tác nghiên cứu của bản thân qua các tiểu thuyết lịch sử đình đám: Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư.  Khi được hỏi về cái tên "Quá khứ sống động", tiến sĩ Tô Lan cho hay, với cô “Quá khứ không phải cái gì đó đông cứng, đóng khuôn máy móc về các nhân vật, trận đánh mà phải là số phận, những câu chuyện, nhưng sắc màu”...

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.