Nữ nghệ sỹ “bật mí” về nghề “múa bút trên cơ thể”

Nghệ sĩ xăm hình Thục Linh đang chăm chú sáng tạo
Nghệ sĩ xăm hình Thục Linh đang chăm chú sáng tạo
(PLO) - Cách đây gần chục năm, xã hội vẫn còn kỳ thị những người xăm hình. Việc một cô gái trẻ bỗng dưng bỏ nghề dạy học bao người mơ ước để theo nghề xăm trổ ấy là một điều không dễ chấp nhận...

Mẹ sốc nặng khi con gái xăm trổ

Sinh ra tại Hà Nội trong gia đình có truyền thống nghề giáo và bác sĩ, ngay từ nhỏ, Thục Linh được bố mẹ định hướng theo nghề giáo. Được đầu tư học tập, Thục Linh dễ dàng cầm bằng cử nhân trong tay và đi dạy học tại một trường lớn tại Hà Nội. Sau 3 năm dạy học, vốn là cô gái mạnh mẽ, cá tính, thích “nổi loạn”, Thục Linh nhận ra công việc dạy học không phát huy sở trường của mình. 

Trong thời gian ấy, như một cơ duyên, Thục Linh gặp một người bạn có đam mê môn nghệ thuật xăm hình. Linh được người bạn phân tích về cái hay, cái đẹp của môn nghệ thuật này. Sẵn có năng khiếu vẽ, Linh vẽ mẫu các mẫu mình tưởng tượng cho anh bạn lấy đó xăm cho khách hàng.  Được bạn động viên, Linh bắt đầu học môn nghệ thuật xăm hình. Càng học, Linh càng “ngấm”, đam mê lúc nào không hay. Một quyết định của Linh khiến người mẹ choáng váng, sốc nặng đó là từ bỏ nghề dạy học bao người mơ ước để theo môn nghệ thuật xăm hình. 

Vì tình yêu với nghệ thuật “vẽ lên cơ thể” quá mãnh liệt, chấp nhận “hình phạt”… từ mặt của mẹ và đại gia đình, cô gái trẻ một mình xách va li ra ngoài ở thuê. Ban đầu khi ở thuê, Thục Linh gặp rất nhiều vất vả về kinh tế, cô đơn và sự đàm tiếu của những hàng xóm khi khách xăm ra vào nhà cô. Vượt qua nỗi buồn, sức ép dư luận ấy, Linh cố gắng nâng cao trình độ xăm hình của mình. Để tạo dấu ấn, Linh đã xăm hình bông hoa, hình thù độc đáo, ngộ nghĩnh đầy màu sắc trên người. 

Trước đây, việc một người đàn ông xăm đã khó được cộng đồng  chấp nhận cô gái có hình xăm trên người lại càng khó chấp nhận hơn. Vậy nên, Thục Linh luôn thận trọng với đơn đặt hàng của những cô gái muốn xăm hình. Có một bác sĩ nam trẻ cứ nặng nặc đòi xăm lên cổ hình đầu lâu xương chéo. Vị bác sĩ này hứa sẽ trả cho Thục Linh gấp 3 lần công. Dù vậy, Linh nhẹ nhàng từ chối vì sợ hình đó sẽ gây phản cảm với bệnh nhân. Vượt qua sự cám dỗ của vật chất, biết từ chối đơn đặt hàng của người thích xăm nghệ thuật để giữ đạo đức nghề nghiệp cũng là một thử thách thường nhật của Thục Linh mà không phải ai cũng vượt qua được.

Sống bằng chất xám và đôi bàn tay

Trong vài năm trở lại đây, những người trẻ dần yêu thích môn nghệ thuật “vẽ lên cơ thể người” này. Ai cũng có thể vẽ được những bức tranh cho riêng mình nhưng để bức tranh sinh động, có “hồn” thì điều đó lại phụ thuộc vào đôi bàn tay của người thợ xăm. “Đã xăm mình, là thợ xăm thì càng cần giữ hình ảnh đẹp” - đó cũng là tôn chỉ trong nghề mà Thục Linh và các nghệ sĩ trẻ luôn ghi nhớ.

Những hình vẽ đầy nghệ thuật, đẳng cấp và đạo đức nghề nghiệp của các nghệ sĩ trẻ đã dần dẹp tan định kiến về một lối sống “hổ báo” của một số người. Xã hội dần cởi mở khi có quan niệm: “Nghệ thuật xăm là vẽ lên ước mơ của mọi người. Những nghệ sĩ xăm hình là sống bằng chất xám và đôi bàn tay”.  Người nghệ sĩ xăm hình vừa phải có kỹ thuật xăm hình, vừa phải trau dồi vốn kiến thức hội họa như một họa sĩ thực thụ.

Sau nhiều năm gắn bó với nghệ thuật xăm hình. Thục Linh đã được mẹ và gia đình hiểu đây là một môn nghệ thuật tinh tế. Họ đã đón Linh về với sự thương yêu, trân trọng. Cũng như những nghệ sĩ xăm hình khác, Thục Linh rất yêu và tự hào với nghề “múa bút trên cơ thể” của mình.

 Lần đầu tiên, tại Hà Nội, triển lãm hình xăm lớn nhất Việt Nam 2018 Vietnam Tattoo Expo 2018 sẽdiễn ra trong vòng 2 ngày 7- 8/7/2018 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) hội tụ hơn 150 nghệ sĩ trong và ngoài nước tham gia. 

Là trưởng ban tổ chức triển lãm xăm hình này, Thục Linh hào hứng: “Không chỉ phô diễn tài năng trong thiết kế hay đường nét, các nghệ sĩ xăm mình thực sự là những bậc thầy với sự am hiểu sâu sắc về sắc độ của da, cấu tạo cơ thể, văn hoá và phong cách của mỗi khách hàng. Đến với triển lãm, giới mộ điệu không chỉ được chiêm ngưỡng hàng trăm hình xăm khổ lớn ấn tượng và độc đáo, mà còn được tìm hiểu về thứ nghệ thuật làm nên phong cách của giới trẻ ngày nay”.

Không chỉ là một triển lãm đơn thuần, Triển lãm hình xăm lớn nhất Việt Nam còn có những buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các loại hình nghệ thuật này; trình diễn của các chuyên gia cũng như công nghệ, xu hướng mới nhất…                  

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.