Nghệ thuật cải lương -Cần thêm nhiều bàn tay nâng đỡ

Một cảnh trong dự án phim về nghệ thuật cải lương “Song Lang” của đạo diễn Ngô Thanh Vân.
Một cảnh trong dự án phim về nghệ thuật cải lương “Song Lang” của đạo diễn Ngô Thanh Vân.
(PLO) - Cải lương vẫn còn nhiều khán giả, vẫn còn sức sống trong lòng người hâm mộ, đặc biệt ở phương Nam. Nhưng cải lương, như nhiều ngành nghệ thuật sân khấu truyền thống khác, cũng đang đứng trước một bờ vực chênh vênh mà không có những bàn tay, những nỗ lực vực dậy, rất có thể sẽ bị lụi tàn vào một ngày nào đó.

Dự án điện ảnh đưa cải lương đến gần công chúng

Một tin vui cho những người yêu nghệ thuật cải lương, trước thềm kỉ niệm 100 năm sân khấu cải lương, nữ đạo diễn trẻ “mát tay” với sản xuất phim đã công bố dự án điện ảnh “Song Lang”. Đây là một dự án điện ảnh nhằm mục đích đưa cải lương đến gần hơn với công chúng, thông qua việc đưa nghệ thuật cải lương truyền thống lên màn ảnh nhỏ, với các giá trị nguyên bản của nó, đồng thời thông qua loại hình nghệ thuật điện ảnh cùng nhiều diễn viên trẻ đang được công chúng mến mộ, Ngô Thanh Vân mong muốn tạo ra một cách tiếp cận dễ dàng, gần gũi hơn của cải lương đối với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. 

Đồng thời với bộ phim, Ngô Thanh Vân cùng nhiều nghệ sĩ khác bày tỏ mong muốn gìn giữ và phát huy nghệ thuật cải lương nói riêng và nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung đến với đông đảo công chúng. Mấy ngày gần đây, chiến dịch “Tôi muốn bảo tồn văn hóa Việt” do Ngô Thanh Vân phát động đang lan rộng trên mạng xã hội, từ sự ủng hộ của các nghệ sĩ cải lương gạo cội, nổi tiếng như NSƯT Hữu Châu, NSƯT Kim Tử Long, Thanh Hằng, Nghệ sĩ Bạch Long, Quế Trân… cho đến nhiều trí thức, bạn trẻ làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật, báo chí, truyền thông… và các lĩnh vực khác.

Trước đó, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng từng đưa cải lương vào điện ảnh với bộ phim điện ảnh “Dạ cổ hoài lang”, có sự tham gia thủ vai chính của nghệ sĩ nặng lòng với nghệ thuật cải lương là Hoài Linh. Bộ phim đã gửi gắm được gần như trọn vẹn tinh thần của vở kịch nổi tiếng cùng tên, khiến khán giả hiểu hơn về vở nghệ thuật vọng cổ, cải lương và tinh thần Nam bộ. Một nhóm các nghệ sĩ cải lương trẻ mới đây cũng tìm cách làm mới cải lương bằng cách bỏ tiền đầu tư cho các MV minh họa cải lương nhằm khiến các bài cải lương hấp dẫn, thu hút công chúng hơn.

Yêu thì... tự làm

Nhiều năm nay, nhiều nghệ sĩ phía Nam nặng lòng với nghệ thuật cải lương cũng âm thầm thực hiện nhiều dự án để bảo tồn và phát triển ngành nghệ thuật truyền thống này. Nhiều dự án, chương trình, vở diễn cải lương đã ra đời nằm trong những nỗ lực ấy. Các nghệ sĩ tâm huyết đã đem nhiều cách tân mới lạ, hơi thở của thời đại vào các vở diễn cải lương. Tuy nhiên, những vở diễn mới gần gũi với công chúng vẫn chưa nhiều, vì vấn đề về kinh phí.

Đa phần các nghệ sĩ khi thực hiện các dự án đều phải tự thân vận động, tự kêu gọi tài trợ hoặc bỏ tiền túi ra làm, vì nói cho cùng, cải lương không phải là một lĩnh vực đang “hot”, có thể sinh lợi nhuận tốt để thu hút nhiều người tham gia vào cuộc chơi. 

Một chương trình tìm kiếm tài năng cải lương thường niên là Chuông vàng Vọng cổ do Đài Truyền hình TPHCM tổ chức đã qua 13 năm, được đánh giá cao về chất lượng, nội dung, thu hút được nhiều khán giả và góp phần phát hiện nhiều nghệ sĩ cải lương trẻ. Tuy nhiên, càng những năm về sau,

Chương trình càng có dấu hiệu “đuối” vì ngày càng khó tìm kiếm những tài năng trong lĩnh vực cải lương khi giới trẻ ngày nay bị thu hút bởi nhiều lĩnh vực giải trí hợp thời, có tiềm năng nổi tiếng cao hơn. Trong khi đó, các chương trình gameshow thực tế về cải lương lại bị chính những nghệ sĩ trong nghề phản ứng vì không những không góp phần bảo tồn cải lương mà còn bóp méo cải lương bằng sự lố lăng và các yếu tố thị trường.

Ý thức được tầm quan trọng của lớp nghệ sĩ trẻ kế cận, những năm gần đây nhiều nghệ sĩ cải lương có tâm với nghề đã xây dựng những dự án nhằm đào tạo diễn viên cải lương nhí, thu hút diễn viên cải lương trẻ, hoặc tạo sân chơi cho những người yêu cải lương. Tuy nhiên, nhiều dự án chỉ duy trì được một thời gian ngắn rồi dần dà phải ngưng nửa chừng vì thiếu kinh phí, không nhận được nhiều sự ủng hộ, quan tâm. Việc đào tạo thế hệ kế thừa cũng đang là vấn đề làm “đau đầu” những người tâm huyết với nghệ thuật cải lương. 

Các nghệ sĩ cải lương trẻ, tài năng hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Quế Trân, Võ Minh Lâm, Bình Tinh, Hồng Phượng…  Đa số xuất thân từ gia đình có truyền thống cải lương, là “con nhà nghề”, từ nhỏ tình yêu cải lương đã thấm vào trong máu.

Ngoài ra, trường hợp theo nghề rồi nản lòng và bỏ nghề không ít. Ngay cả tại các trường đào tạo chính quy, số lượng học viên đăng kí vào khoa nghệ thuật sân khấu, vào chuyên ngành cải lương cũng thiếu và yếu trầm trọng… Nhiều người lo lắng cho cải lương vẫn trăn trở, bao giờ thì cải lương mới có lại một thế hệ “vàng” như Minh Vương, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Vũ Linh, Kim Tử Long, Thoại Mỹ…

Trong vài năm gần đây, nghệ thuật cải lương đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là có thể hoàn toàn yên tâm về đường đi của cải lương. Về căn cơ, cải lương vẫn còn đang khá yếu ớt, khá đang lo và rất cần sự chống đỡ, sự góp sức của nhiều nghệ sĩ, nhiều người trẻ như Ngô Thanh Vân, Nguyễn Quang Dũng... 

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.