Một người Mỹ 'bén duyên' hầu đồng

Tewfic El-Sawy trò chuyện về cuốn sách ảnh Hầu Đồng: The Spirit Mediums of Viet Nam
Tewfic El-Sawy trò chuyện về cuốn sách ảnh Hầu Đồng: The Spirit Mediums of Viet Nam
(PLO) -Trước khi Tín ngưỡng Hầu đồng được UNESCO công nhận ngày 1/12 vừa qua,  Tewfic El-Sawy đã cho ra mắt cuốn sách ảnh Hầu Đồng: The Spirit Mediums of Viet Nam.

Hơn 100 hình ảnh thể hiện nghi thức lên đồng, kèm theo thông tin khái quát về đạo Mẫu. Ông là nhiếp ảnh gia tự do đến từ New York, người đã đi khắp nhiều quốc gia châu Á, Mỹ La-tinh và châu Phi để thâm nhập vào đời sống văn hóa bản địa và chụp lại những bức ảnh về cuộc sống, con người…

“Đạo mẫu, hầu đồng” đã quyến rũ tôi

- Được biết, trước khi làm du lịch, ông đã khá thành công trong lĩnh vực ngân hàng tại New York? Tại sao thế?

Đúng thế, 15 năm trước đây, từ một nhân viên ngân hàng tại New York, Mỹ với 12-14 giờ đồng hồ làm việc một ngày, tôi không có nhiều thời gian dành cho niềm vui của mình là đi du lịch và chụp ảnh. Và tôi đã bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh chuyên nghiệp vào năm 2000 và từ bỏ công việc tại ngành ngân hàng, từ bỏ công việc tính toán tiền nong, con số… để theo đuổi đam mê cho các hoạt động sáng tạo, nghệ thuật, âm nhạc…

Tôi được sinh ra tại Hy Lạp, có mẹ là người Pháp, tên tôi được đặt theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ với hy vọng may mắn và thành công. Và khi từ bỏ ngành ngân hàng, tôi đã dành thời gian đi tới nhiều vùng đất khác nhau ở các châu lục nhằm lưu lại những truyền thống văn hóa có thể có nguy cơ mai một.

“Hầu Đồng” là cuốn sách ảnh hiếm hoi về đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng ngay tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

“Hầu Đồng: The Spirit Mediums of Viet Nam” do Nhà xuất bản Blurb (Mỹ) phát hành, đang được bán trên các trang mạng lớn như Amazon, Ingram... Nhiếp ảnh gia người Mỹ cũng chia sẻ, ngoài cuốn sách được xuất bản, sắp tới ông cũng giới thiệu bản online trên mạng internet.

- Thật ngạc nhiên khi có một người ở xa đến nửa vòng trái đất lại đến nghiên cứu về phong tục tập quán, nét truyền thống của Việt Nam. Từng có nhiều tác giả người Việt đã chụp, nhưng trong các tác phẩm của ông là những góc cạnh của nghi lễ hầu đồng chân thật nhất, kể từ những người hầu dâng, lên khăn áo, cung văn, để mang ra thế giới. Vậy cảm xúc, sự thôi thúc nào đưa ông đến với nghi lễ Hầu đồng của Việt Nam? 

Tháng 9/2014, trong chuyến đi Fansipan, qua một ngôi làng nhỏ ở Sa Pa, Lào Cai, tôi chợt nghe thấy giai điệu âm nhạc rộn ràng phát ra từ đền Hàng Phố và tò mò tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra ở đây. Mọi người đều vui vẻ chào đón tôi nhưng không ai biết tiếng Anh nên họ chỉ nói được hai từ “lên đồng”, “đạo Mẫu”. Từ đó, hai từ ấy luôn trong tâm trí tôi, mặc dù tôi không hiểu gì về nó.

Ngay hôm sau, những điệu nhạc truyền thống ấy lại lọt vào tai và dẫn tôi đến đền thờ Gia Quốc Công Vũ Văn Mật ở Bắc Hà. Ở đó, tôi nhìn thấy nhiều phụ nữ xinh đẹp trong trang phục đầy màu sắc đang chuẩn bị hành lễ. Tôi thực sự ngạc nhiên.

Đó là một nghi lễ tôn giáo hỗn hợp giữa thời trang, vũ đạo và nghệ thuật sân khấu, tất cả những người tham gia đều say mê, hào hứng theo một cách mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây. Rất may mắn là tôi được phép tham dự từ đầu đến cuối, được chụp ảnh, thậm chí một người phụ nữ còn đưa tiền cho tôi.

Tôi cảm ơn bà nhưng bảo rằng tôi không cần tiền. Còn mọi người xung quanh thì cứ khăng khăng nói tôi phải cầm lấy. Lúc sau, tôi mới biết rằng đó được coi là món quà linh thiêng, mang lại may mắn cho tôi.

- Từng chứng kiến nhiều nét văn hóa cổ xưa với nhiều nghi lễ khác nhau, hầu đồng có giống với hình thức nghi lễ nào ông đã trải nghiệm hay không?

Quay về Mỹ, tôi lập tức tìm kiếm thông tin về tín ngưỡng dân gian của người Việt. Nhưng tôi đã rất ngạc nhiên vì có rất ít thông tin trên mạng, hay các cuốn sách tư liệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp về đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Thậm chí, tôi đã tới thư viện tôn giáo tại New York nhưng cũng không thể tìm thấy. Điều đó càng khiến tôi thêm tò mò và nảy ra ý định thực hiện một dự án ảnh về tín ngưỡng dân gian độc đáo này. 

Sau đó, tôi quyết định trở lại VN, tham dự các buổi hầu đồng ở khắp mọi nơi, từ thành phố cho đến các làng quê, phỏng vấn những ông đồng, bà cốt nổi tiếng. Bên cạnh nguồn tư liệu ít ỏi có được, tôi tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng từ chính những cuộc trò chuyện với các thanh đồng, đồng thời quan sát điệu bộ, hành động, quần áo... của họ trong các buổi lễ. 

Với những trải nghiệm của mình, tôi nhận thấy hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là nghi lễ tôn giáo duy nhất kết hợp giữa tôn giáo và nghệ thuật: thời trang, âm nhạc, hát, múa. Ở đó, có những con người kết nối với thần linh và những người cùng tham gia nghi lễ theo cách mà tôi chưa từng được chứng kiến trước đó. 

Nghi lễ hầu đồng đầy màu sắc, vui tươi, trái ngược hẳn so với nhiều lễ nghi tôn giáo hà khắc ở nhiều nơi. Không chỉ vậy, tín ngưỡng nghi lễ này còn ca tụng lịch sử của Việt Nam, cuộc chiến của những người anh hùng chống lại giặc ngoại xâm, và củng cố tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Đó là điều vô cùng đặc biệt.

- Sau khi ra mắt sách ảnh về hầu đồng, dự định tiếp theo của ông là gì?

Tôi vẫn tiếp tục các chuyến đi để tìm kiếm những nghi lễ thú vị như hầu đồng. Còn với dự án này, bên cạnh cuốn sách, tôi cũng dự kiến chia sẻ phiên bản online, nhằm giới thiệu rộng hơn về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt tới người phương Tây khi di sản này được UNESCO công nhận. Dự định thời gian tới sẽ thực hiện các dự án khác với nghệ thuật ca trù, chèo cổ của Việt Nam.

- Trân trọng cảm ơn ông về “ Hầu Đồng” và buổi trò chuyện thú vị!

Tối ngày 1/12/2016 (theo giờ Việt Nam), Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 của UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo PGS Ngô Đức Thịnh, người từng có hàng chục năm nghiên cứu về thờ Mẫu, tín ngưỡng dân gian thuần Việt này đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, hướng tới cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn.
Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với nhiều hình tượng người phụ nữ là các nhân vật lịch sử hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương truyền là người mẹ của Thánh Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu...

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.