Hai tuyệt phẩm của Tchaikovsky đến Việt Nam

Hình ảnh trong vở Hồ Thiên Nga
Hình ảnh trong vở Hồ Thiên Nga
(PLO) - Khán giả mộ điệu Việt Nam có cơ hội thưởng thức “Hồ thiên nga” (1/12 tại Nhà hát Hòa Bình, TP HCM) và “Kẹp hạt dẻ” (3/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Hà Nội)  - hai vở ballet đỉnh cao của nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky. Phía sau số phận của 2 vở ballet được coi là mẫu mực kinh điển, là những câu chuyện kỳ thú về tinh thần cách tân của nhà soạn nhạc vĩ đại…

Nhà soạn nhạc Piotr Tchaikovsky đã tiến hành một cuộc cách mạng thực sự khi đưa sự phát triển giao hưởng không ngừng, nội dung hình tượng sâu sắc, và biểu cảm kịch tính vào âm nhạc ballet. Ông đã coi âm nhạc cho ballet như một tác phẩm giao hưởng. Trong vở ballet đầu tiên của mình - "Hồ thiên nga" (1875 - 1876) Tchaikovsky đã tạo nên một tác phẩm cách tân, trong đó có sự thống nhất giao hưởng, phát triển âm nhạc xuyên suốt và những đặc tính riêng biệt nổi bật có vai trò chính.

Chỉ tiếc rằng năm 1877, khi “Hồ thiên nga” được trình diễn lần đầu tiên trên sân khấu Moskva thì biên đạo múa Julius Reizinger đã không hiểu được những tư tưởng của nhà soạn nhạc. Reizinger sử dụng âm nhạc như cách truyền thống - chỉ là phần nền nhịp điệu. Kết quả là Hồ thiên nga đã thất bại nặng nề và bị quên lãng trong một thời gian khá lâu.

Năm 1893, sau khi nhà soạn nhạc vĩ đại đã qua đời - tại một buổi trình diễn âm nhạc tưởng nhớ Tchaikovsky, biên đạo múa Lev Ivanov đã cho trình diễn trước công chúng hồi múa “thiên nga” trong phương án biên đạo của mình. Vốn rất yêu những nhạc phẩm của Tchaikovsky, Ivanov đã cảm nhận rất sâu sắc và tinh tế thế giới cảm xúc của vở ballet này, và đã sáng tạo ra một bản giao hưởng vũ đạo tương tự “những bài ca chân thành” của Tchaikovsky. Đã hơn 100 năm trôi qua kể từ ngày ấy, nhưng “bức tranh thiên nga” do Ivanov biên đạo vẫn còn có thể nhìn thấy trong bất kỳ dàn dựng cổ điển nào của “Hồ thiên nga”.

Hình ảnh trong vở Hồ Thiên Nga
Hình ảnh trong vở Hồ Thiên Nga

Biên đạo lừng danh Marius Petipa nhận ra ngay giá trị giải pháp tuyệt vời của Ivanov và đề nghị Ivanov cùng dàn dựng trọn vẹn vở ballet. Marius Petipa biên đạo những cảnh dạ vũ và hội hè của cung đình. Ông đã để thiên nga trắng Odette tương phản với thiên nga đen Odile - sự mệt mỏi bi thương tương phản với sự quyến rũ mạo hiểm và sự xảo trá dịu dàng. Điệu múa trầm mặc của đàn thiên nga đối lập với những đan xen phức tạp của những điệu Valse cung đình và sự náo nhiệt rực rỡ của những điệu múa Hungary, Ba Lan, Tây Ban Nha, Italia và Nga.

Ngoài “Hồ thiên nga”, Tchaikovsky còn có một vở ballet lừng danh khác, phần không thể thiếu của các nhà hát ballet vào mùa Giáng Sinh: đó là “Kẹp hạt dẻ”. Vở ballet này được Tchaikovsky soạn vào năm 1890, dựa trên truyện ngắn "Kẹp hạt dẻ và Vua chuột" của nhà văn Đức E. T. A. Hoffmann. Âm nhạc mà Tchaikovsky viết cho "Kẹp hạt dẻ" phức tạp hơn các vở ballet khác của ông. Vào thời điểm sáng tác, Tchaikovsky đã được gọi là một trong các nhà cách tân vĩ đại nhất của âm nhạc ballet. "Kẹp hạt dẻ" vẫn theo chủ đề chính là cuộc đấu tranh giữa cái ác và tình yêu, và nguyên tắc giao hưởng hóa ballet vẫn được tác giả phát triển. Âm nhạc đã vẽ nên hai thế giới - thế giới thực và thế giới viễn tưởng.

Hình ảnh trong vở Kẹp Hạt Dẻ
Hình ảnh trong vở Kẹp Hạt Dẻ

Thế giới thực là nơi người ta đón Giáng sinh đầm ấm,  và các giai điệu khiêu vũ thông thường như polka, galop, waltz, trong khi điệu menuet và grossvate…. Thế giới viễn tưởng với những hiệu ứng của bộ dây và bộ gỗ minh họa tiếng động của chuột, kèn oboe và trống trong mô tả trận chiến của chuột và đồ chơi... Đặc biệt giai điệu của "Điệu waltz của những bông tuyết" tạo nên ấn tượng điều gì đó rất nhẹ đang bay như không trọng lượng. 

Khi Tchaikovsky sáng tác vở ballet "Kẹp hạt dẻ", ban đầu điều làm ông mệt mỏi nhất là Confiturembürg - thành phố bánh kẹo cổ tích. Ông đã tìm ra cách giải quyết - đó là lễ hội của các điệu múa dân tộc: điệu múa "Trà" của Trung Hoa, điệu múa "Cà phê" của Ả Rập, điệu múa "Sô cô la" của Tây Ban Nha phối hợp với điệu Trepak của Nga, điệu múa của tiên nữ Kẹo bi, điệu múa của những mục đồng bằng đường và kết thúc bằng cao trào long trọng - điệu "Waltz của những đóa hoa" rực rỡ và trong sáng.

Hình ảnh trong vở Kẹp Hạt Dẻ
Hình ảnh trong vở Kẹp Hạt Dẻ

Một cao trào lãng mạn khác - adagio - màn trình diễn của hoàng tử và nữ nhân vật chính. Giai điệu hoành tráng và tươi sáng của Adagio là lý do khiến cho nhiều nhà phê bình cho rằng, đây không hoàn toàn  là câu chuyện cổ tích cho trẻ em nữa.

Hơn 100 năm qua, "Kẹp hạt dẻ" luôn luôn là một trong những vở ballet cổ điển được yêu thích nhất trên thế giới của cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trong những ngày cuối năm, khi mùa Giáng Sinh an lành. Và đón mùa Giáng Sinh 2016, những mộng ước tuyệt đẹp đã đến với khán giả Việt Nam, qua vũ kịch “Kẹp hạt dẻ” và “Hồ Thiên Nga” do các nghệ sĩ ballet danh tiếng đến từ nhà hát Talarium Et Lux.

• Nhà tài trợ độc quyền:

-Tổng Công ty Viễn thông MobiFone 

• Đơn vị tổ chức sản xuất chương trình: 

Công ty Cổ phần Đào tạo và Tư vấn Truyền thông AAA  

Liên hệ mua vé 

- Truy cập website: http://www.ballet.com.vn/

- Hoặc liên hệ theo Hotline: 0903.477.455 hoặc 0902. 220.277

- Fanpage chính thức: 

Kẹp Hạt Dẻ: www.facebook.com/Nutcracker.inHanoi

Hồ Thiên Nga: www.facebook.com/TheSwanLake.inHoChiMinh

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.