Cuộc gặp giữa họa sĩ hai thế hệ

Cuộc gặp giữa họa sĩ hai thế hệ
(PLO) - Tám họa sĩ của hai thế hệ vừa có triển lãm mang tên GẶP 2017 (diễn ra từ ngày 18/3 đến ngày 2/4)  tại Bảo tàng TPHCM. Triển lãm trưng bày 120 tác phẩm đa chất liệu, gồm acrylic, màu nước, sơn dầu và chất liệu tổng hợp. 

Theo thông điệp của các họa sĩ tham gia triển lãm, Hứa Thanh Bình, Ngô Đồng, Nguyễn Thị Mai, Trần Thuỳ Linh, Việt Thị Kim Quyên, Nguyễn Duy Nhựt, Nguyễn Thành Nhân và Nguyễn Hồng Đức, “GẶP” mang ý nghĩa của hội tụ.

Sự hội tụ của tám cá tính hội họa với phong cách và chất liệu khác biệt, với bút pháp lập thể, biểu hiện hay tả thực, siêu thực hay trừu tượng, bán trừu tượng hay ấn tượng v.v... tất cả đều tạo nên thật nhiều cảm hứng cho công chúng và cho chính các nghệ sĩ. “GẶP” – mang ý nghĩa của kết nối. Sự kết nối và chấp nhận khác biệt trong tư duy và các thủ pháp mỹ thuật cùng đồng hành. Sự khác biệt trong hình thái tiếp cận vấn đề xã hội hay nội tâm họa sĩ, hướng tới sự khám phá bản thân, mang lại một phòng tranh đa sắc và tạo nên nhiều trạng thái cảm xúc.

Nếu như HS Việt Thị Kim Quyên, Nguyễn Thành Nhân và Nguyễn Hồng Đức cùng GẶP phố và GẶP nhau trong một sự đồng điệu về tình yêu đối với Sài Gòn, thì với Nguyễn Thị Mai - vốn được biết tới như một cá tính qua những bức tranh sơn mài, GẶP lại là sự gặp gỡ với chính mình trong chất liệu acrylic, tưởng đã quen thuộc mà vẫn đầy lý thú và mới mẻ đến không ngờ. Mới mẻ ở chỗ, chị dùng chất liệu này thay thế cho chất sơn mài truyền thống, tạo cho người xem mới nhìn qua, thoạt tưởng toàn bộ tranh đều làm bằng thủ pháp sơn mài không qua đánh bóng. 

Sự giao thoa thế hệ càng thể hiện rõ ở những khác biệt, nếu họa sĩ Hứa Thanh Bình – Phó Giám đốc Bảo tàng thành phố lại đem đến GẶP một thế giới hư ảo, lóng lánh mà vẫn gợi nhiều suy tư qua việc thể nghiệm chất liệu màu nước kết hợp với sơn dầu vẽ những chú ngựa bên thiếu nữ, thì HS Nguyễn Duy Nhựt lại GẶP chính mình và thế hệ 8X của mình trong một thế giới hỗn mang, trong một sự dằn vặt về phận người và sự tìm kiếm bản ngã qua những mảng màu đối nghịch, chát chúa.

Và câu chuyện của Nhựt là câu chuyện về xã hội hiện tại với những phận người, với những ánh mắt đầy cảm xúc, tư thế những đôi bàn chân, những cánh tay. Sự ào ạt, xô đập, nhấn chìm của một xã hội đầy bươn chải, nỗi đớn đau và bao điều thầm kín chung và riêng không dễ giãi bày của phận người ngồn ngộn hiện ra trong tranh của anh. Tuy vậy, người xem vẫn cảm nhận được những mảng màu vui tươi, trong trẻo như cái suy tư của một thế hệ không còn trẻ và cũng chưa đủ già để muộn phiền quẩn quanh mãi. 

GẶP mang nhiều sự sáng tạo của từng cá nhân họa sĩ khao khát thể nghiệm, muốn bứt phá khỏi những điều cũ kỹ. Chính sự Hội tụ - Kết nối và khát khao sáng tạo ấy khiến các họa sĩ đã chung bước trên con đường nghệ thuật. Đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu năm nhiều thú vị, vì đã lâu rồi chưa có một cuộc triển lãm nhóm ngẫu hứng như thế. Sự ngẫu hứng ấy đến từ duyên may và sự khác biệt trong mỗi phong cách mỹ thuật  nhưng vẫn bao hàm tính kết nối, đã làm nên tính chất đặc biệt của triển lãm. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.