Cô gái mang nghệ thuật cắm hoa Ikebana về Việt Nam

Cô gái mang nghệ thuật cắm hoa Ikebana về Việt Nam
(PLO) - Bị thu hút bởi vẻ đẹp tinh tế của nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Nguyễn Thanh Tú – một cô gái Việt đã quyết ‘tầm sư học đạo’, gửi trọn tâm sức của mình vào môn nghệ thuật đặc biệt này của Nhật Bản.

“Ikebana là một nghệ thuật cắm hoa đại diện cho văn hóa Nhật Bản bên cạnh những nghệ thuật như nghệ thuật pha trà, viết chữ đẹp, ngửi (nghe) khói hương trầm (các loại gỗ thơm, quí đốt lên, ngửi (nghe) hương thơm và đề thơ hay cảm nhận)... và có một lịch sử riêng, lâu đời. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, Ikebana có triết lý riêng. Triết lý cơ bản, nền tảnǵ là tôn trọng đời sống riêng, đặc tính cũng như vẻ đẹp tự nhiên của cỏ cậy hoa lá.

Tú kể ngày còn bé, trong một lần đọc một bài  báo có nói về nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản, chị đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ. Năm 2009, khi sang Nhật sinh sống cùng chồng  chị mới bắt đầu tìm hiểu để tìm thầy , đầu năm 2010 chị may mắn tìm được cô giáo đồng ý dạy mình.

Chị Tú bên những tác phẩm của mình
Chị Tú bên những tác phẩm của mình


“Như mọi người vẫn nói, cứ đi rồi sẽ đến, tìm rồi sẽ thấy. Trên con đường của mình, tôi đã may mắn gặp và 'kết duyên' được Ikebana, môn nghệ thuật cắm hoa mà tôi mong ước được học khi còn tấm bé. Ban đầu, tôi học chỉ đơn giản là yêu thích hoa lá cỏ cây mà thôi. Nhưng sau khi nhập môn và được cô giáo dẫn đến buổi triển lãm Ikebana đầu tiên, tôi đã hoàn toàn bị chinh phục và ngưỡng mộ vẻ đẹp của Ikebana.

Cho đến lúc này, tôi vẫn còn nhớ cảm giác lần đầu được ngắm nhìn những tác phẩm đó, đó là cảm giác bất ngờ xen lẫn sự kinh ngạc thú vị về vẻ đẹp khác lạ của thiên nhiên dưới bàn tay sắp xếp và tâm hồn nhạy cảm của người nghệ nhân. Và còn một cái gì đó khác, sâu xa hơn, vượt qua vẻ bề ngoài của tác phẩm mà tôi nhìn thấy, nhưng tại thời điểm đó thì tôi chưa thấu hiểu và nhận ra được. Theo thời gian, cùng với quá trình thực hành trong mỗi lần cắm, tôi đã ngộ  ra một điều tuyệt vời, một món quà vô giá mà khi nhập môn hay khi tìm hiểu thông tin về Ikebana tôi không hề biết được, đó chính là sự thanh tĩnh trong tâm hồn mà Ikebana mang lại.  Mỗi khi đối diện với hoa lá, hòa mình vào với tác phẩm, tôi thấy mình như được hoa lá cỏ cây thanh lọc, và sự bình yên được cảm nhận, hiện hữu.” – Tú tâm sự.

Để chinh phục được Ikebana,  theo Tú, điều khó khăn nhất là việc cảm nhận vẻ đẹp của hoa lá và làm sao truyền tải được nét đẹp đó khiến người chiêm ngưỡng cùng rung động với mình.

Không thừa nhận mình đã thấu hiểu hết “tiếng nói” của môn nghệ thuật đặc biệt này, Tú  tâm sự: “Cái sự học trong Ikebana là vô cùng, học cả đời người. Cùng học với mình có những người đã 60 đến 70 tuổi và thực tế họ hiện đã là những người đã được phép và đang là giáo viên dạy cắm hoa rồi nhưng vẫn đều đặn ít nhất 1 tháng 1 lần đến nhà người giáo viên của mình tiếp tục việc học.”

"Chỉ cần bạn có tình yêu với thiên nhiên, và một chút kiên nhẫn để dành thời gian lắng mình lại với cỏ cây hoa lá và cảm nhận, bạn sẽ nhận được niềm vui trở lại, khi đó, bạn sẽ có những tác phẩm Ikebana của riêng mình."
"Chỉ cần bạn có tình yêu với thiên nhiên,  và một chút kiên nhẫn để dành thời gian lắng mình lại với cỏ cây hoa lá và cảm nhận, bạn sẽ nhận được niềm vui trở lại, khi đó, bạn sẽ có những tác phẩm Ikebana của riêng mình."

Điều đặc biệt, chị chia sẻ khi đến với môn học này  không chỉ học mỗi về nghệ thuât cắm hoa. Ngắm một tác phẩm Ikebana, chúng có sự tổng hòa của các yếu tố như nguyên liệu cắm (hoa, lá...), bình hoa và không gian đặt bình hoa. Và trong tổng hòa đó luôn có sự chuyển động của không gian, thời gian nên hoa lá đại diện cho các mùa trong năm là một yếu tố quan trọng. 

Trả lời câu hỏi: Học cắm hoa Ikebana có khó không, có cần kỹ năng đặc biệt nào không? Chị chia sẻ:  "Sự tinh tế ở loại hình nghệ thuật nào cũng cần, và đặc biệt là với hoa lá thì điều đó thì lại cần hơn. Tuy nhiên, Ikebana không khó nắm bắt như mọi người nghĩ, nó gần gũi với cuộc sống hàng ngày mang hơi thở hiện đại chứ không cũ xưa như mọi người nghĩ.  Chỉ cần bạn có tình yêu với thiên nhiên,  và một chút kiên nhẫn để dành thời gian lắng mình lại với cỏ cây hoa lá và cảm nhận, bạn sẽ nhận được niềm vui trở lại, khi đó, bạn sẽ có những tác phẩm Ikebana của riêng mình."

Với mong muốn đưa nghệ thuật Ikebana về Việt Nam,  hiện chị đã  mở lớp dạy cho những học viên yêu thích môn nghệ thuật này. Kết hợp với Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản thực hiện các workshop để làm cầu nối giới thiệu nét văn hóa đẹp này đến mọi người.

Ngày 10 và 11 tháng 12 tại Trung Tâm Triển Lãm TP Hà Nội 45 Tràng Tiền, sẽ diễn ra  triển lãm Ikebana đầu tiên tại Hà Nội  của Nguyễn Thanh Tú cùng với các học trò của mình. Triển lãm nhằm giới thiệu đến người yêu nghệ thuật tại Việt Nam một môn nghệ thuật đặc trưng của người Nhật Bản - Nghệ thuật cắm hoa Ikebana.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.