Cha Đặng Văn Lâm nói về ý nghĩa tên con trai

Thủ thành Đặng Văn Lâm.
Thủ thành Đặng Văn Lâm.
(PLO) - “Lâm sinh ra vào giữa tháng 8. Theo chiêm tinh phương Tây đó là tháng Sư Tử, nên chúng tôi đặt tên con là Lev, có nghĩa là sư tử. Cộng thêm, Olia, vợ tôi, mẹ của Lâm, rất say mê và thần tượng Lev Yashin - thủ môn huyền thoại của Liên Xô trước đây. Thành ra, cuối cùng thì có sự trùng hợp luôn như vậy”, ông Đặng Văn Sơn - bố của thủ môn Đặng Văn Lâm – tiết lộ khi trả lời phỏng vấn độc quyền hãng tin Sputnik.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Đặng Văn Sơn cho biết ông nhận thấy niềm đam mê bóng đá của con trai từ khi Lâm 8 tuổi.

“Năm đó, trong trường phổ thông cháu học có lớp bóng đá. Lúc đầu tôi không để ý, chỉ nghĩ cháu tập thể thao thì tốt cho sức khỏe thôi. Ở bên cạnh trường có lớp bóng đá của Câu lạc bộ Spartak. Các huấn luyện viên của CLB này hay tới các trường phổ thông để tìm những em có năng khiếu. Hàng tuần, vào thứ bảy, chủ nhật thì hay có những trận đấu giữa đội của các trường phổ thông và CLB.

Một hôm, Lâm hớn hở nói với tôi: - Bố ơi, con hôm nay đi thi đấu. Tôi nói: - Con thích thì con đi đi!

Sau đó cháu về nhà và vui mừng nói: - Bố ơi, thầy HLV muốn nói chuyện với bố mẹ.

Tôi mừng quá, nhưng trong lòng thì lo, rồi nói với con: - Nói mẹ đi với con. Bố là người Việt Nam, nhỡ thấy thế họ không nhận con thì sao?

Nhưng Lâm nói: - Con đã nói với thầy là bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga rồi.

Nhưng tôi vẫn cứ lo nên nói với con: - Họ thấy bố người nhỏ người như thế này, họ không nhận con thì sao?

Cuối cùng thì vợ tôi đi tới gặp HLV với cháu. Cháu rất say mê bóng đá, có năng khiếu, nhưng thực sự chỉ chuyên gia mới nhận biết được.

Tiếp theo, cháu sáng đi học, chiều tập đá bóng. Sau một thời gian thì cháu vào thẳng trường của CLB Spartak. Cháu học ở đó 5 năm, được đi nhiều nơi, tham gia nhiều giải. Tôi còn nhớ cháu từng đoạt giải “Găng tay thủ môn”, cha của Đặng Văn Lâm kể.

Đặng Văn Lâm khi còn nhỏ.
Đặng Văn Lâm khi còn nhỏ.

Theo ông Đặng Văn Sơn, sau khi tốt nghiệp trường Spartak, Đặng Văn Lâm đã chuyển sang học ở Dinamo Moskva 3 năm, tốt nghiệp năm 16 tuổi.

Về con đường về Việt Nam của thủ thành mang 2 dòng máu Nga – Việt, ông Sơn cho biết, ở Nga, người ta đào tạo rất nhiều học sinh như Lâm. 

“Khi ra trường thì trụ lại được ở các CLB của Nga rất khó, chỉ một số ít em làm được. Đó là vì cạnh tranh rất lớn.

Hai bố con quyết định về Việt Nam. Lúc đầu đưa cháu tới thử ở mấy CLB ở Hà Nội, nhưng cháu không thích. Có lẽ do ở Việt Nam điều kiện tập luyện lúc đó còn hạn chế.

Thời đó, như tôi nhớ là năm 2007, Hoàng Anh Gia Lai mở CLB. Năm 2011, tôi đưa con tới câu lạc bộ của Hoàng Anh Gia Lai. Trường mới mở, đẹp, điều kiện tập luyện tốt, Lâm rất thích. Chúng tôi đã ký hợp đồng 5 năm với Hoàng Anh Gia Lai. Nhưng khi cháu mới học được 2 năm thì HLV cho cháu sang Lào tập luyện”, cha Lâm kể lại.

Đặng Văn Lâm và cha mẹ.
Đặng Văn Lâm và cha mẹ.

Kết thúc hợp đồng với Hoàng Anh Gia Lai, sự giúp sức của bác Đặng Hùng, Lâm vào một CLB ở TP Hồ Chí Minh.

Ông Sơn cũng cho biết, năm 2014-2015, Lâm về Nga vì lúc nào cũng ở vị trí dự bị.

“Mọi người lúc nào cũng khen cháu, nhưng không cho ra sân. Tôi và cháu cũng không hiểu vì sao mà lúc nào cũng dự bị. Thế là tôi quyết định cho cháu về Nga”, ông kể.

Cha thủ thành Đặng Văn Lâm cho biết, trở về Nga, ông cho Lâm vào trường kế toán. Một hôm, giáo viên mời ông lên.

“Câu chuyện giữa chúng tôi diễn ra như sau: - Anh có phải là diễn viên múa?

-Vâng, tôi là diễn viên múa.

- Con anh chơi thể thao?

- Vâng.

- Anh có đi học kế toán không?

- Không.

- Thế sao anh cho cháu đi học ngành này? Nếu không đúng theo sở thích, đam mê thì sẽ không bao giờ học được”, ông Sơn hồi tưởng lại và cho biết Lâm cũng nói với ông rằng cậu không hiểu nhiều vấn đề.

Về đoạn đường tiếp theo là trở về Việt Nam, ông Sơn cho biết, Lâm đã tự viết thư cho HLV của đội tuyển quốc gia Việt Nam Miura Toshiya nói về nguyện vọng tham gia đội tuyển U23. 

“Nếu các bạn có xem facebook của cháu thì sẽ thấy tâm thư viết nửa Nga nửa Việt của cháu. Sau đó, ông Miura Toshiya có trả lời cho Lâm rằng danh sách đã đủ rồi, đợi sang năm. Mà sang năm thì cháu 24 tuổi rồi, sao mà tham dự U23 được nữa.

Rồi ngày nào cháu cũng nhìn cái túi đồ của mình…”, ông Sơn nói tiếp.

Vẫn theo ông Đặng Văn Sơn, trước giải AFF Suzuki Cup lần này, Lâm gọi điện và nói với cha mẹ: “Bố mẹ không phải lo gì nữa. 8 năm qua con đã trải qua tất cả buồn, khổ, đau. Trong con có hai dòng máu: một dòng máu đánh thắng phát xít Đức, một dòng máu đánh thắng Mỹ. Con không sợ gì nữa, giờ này con sẽ chỉ quyết tâm hết sức”.

Cha mẹ Đặng Văn Lâm.
Cha mẹ Đặng Văn Lâm.

Gửi lời chúc tới con trai ở chặng đường tiếp theo, ông Đặng Văn Sơn, chúc cho con trai và các đồng đội thành công ở giải châu Á khó khăn, đòi hỏi rất lớn về năng lực và sự cố gắng sắp tới.

“Trong cuộc sống, thường muốn đạt được thành công hay vinh quang thì phải chấp nhận hy sinh. Trước hết là tình cảm, phải xa bố mẹ. Rất may là ở Việt Nam có bà con nhiều từ Bắc tới Nam nên tôi tin tưởng cháu sẽ vượt qua được mọi khó khăn”, ông nói thêm.

Cha mẹ Đặng Văn Lâm cho biết không có can đảm để xem trận chung kết AFP Suzuki Cup vì quá hồi hộp và lo lắng. Thay vào đó, gia đình đi nhà thờ cầu nguyện cho con.
Cha mẹ Đặng Văn Lâm cho biết không có can đảm để xem trận chung kết AFP Suzuki Cup vì quá hồi hộp và lo lắng. Thay vào đó, gia đình đi nhà thờ cầu nguyện cho con. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.