Ấn tượng chất phù sa trong bể nước ở sân khấu Phan Thanh Liêm

Ấn tượng chất phù sa trong bể nước ở sân khấu Phan Thanh Liêm
(PLO) - Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh ấn tượng với sân khấu Phan Thanh Liêm ở chất phù sa trong bể nước. 

“Liêm nói với tôi, đó là phù sa của sông Hồng. Không chỉ ở sân khấu tại gia, mà mỗi chuyến đi biểu diễn nước ngoài, Liêm cũng mang theo phù sa sông Hồng đi để cho vào bể rối, bởi anh nói không thể tìm được màu nào giống như màu đặc trưng của đồng ruộng Việt Nam hơn thế”, Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh chia sẻ.

Phan Thanh Liêm được sinh ra tại Thôn Rạch, xã Nam Chấn, huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định. Nơi đây là một vùng quê có truyền thống về nghệ thuật múa rối nước dân gian từ lâu đời. Đây cũng là một trong những “nôi gốc” về múa rối nước cổ truyền của Việt Nam. Với truyền thống gia đình, đến đời Phan Thanh Liêm là đời thứ 7 đã và đang làm nghề múa rối nước.

Ông nội Phan Thanh Liêm là nghệ nhân Phan Văn Huyên từng là bậc thầy về nghệ thuật điêu khắc, tạo hình rối nước truyền thống. Cha là nghệ nhân Phan Văn Ngải là người đã góp công đào tạo nghệ thuật của rối nước truyền thống cho nhiều thế hệ diễn viên của Nhà hát Múa rối nước Trung ương và của các địa phương. Ông cũng là người góp công nghiên cứu tạo tác ra nhiều trò rối nước và thiết kế thành công mô hình sân khấu múa rối nước di động.

Nhà thủy đình di động do ông thiết kế nay vẫn được các nhà hát múa rối nước từ Trung ương đến các địa phương sử dụng. Bảo tàng Louvre (Pháp) cũng đã trưng bày “Chú Tễu” - một con trò rối nước do ông tạo tác…

Từ khi còn nhỏ sống ở làng quê, Phan Thanh Liêm đã chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình về nghệ thuật múa rối nước, được ông nội và cha kèm cặp, dạy bảo cho những bí quyết tạo hình con rối, kỹ thuật máy rối, cách thức biểu diễn các trò rối nước làm hấp dẫn người xem. Rời làng quê theo cha ra thành phố, cậu bé Phan Thanh Liêm đã mang theo tình yêu quê hương, mà trong đó có tình yêu đối với nghệ thuật rối nước cổ truyền.

Trong thời gian tham gia hoạt động trong đoàn nghệ thuật múa rối nước của gia đình do cha thành lập, Thanh Liêm sớm nhận ra sự hạn chế của mô hình sân khấu múa rối nước lớn. Nó không chỉ cồng kềnh, khó di chuyển mà nó còn không thích hợp với một đoàn biểu diễn có ít người theo kiểu một gia đình. Vì vậy, nghệ nhân múa rối đời thứ 7 họ Phan đã suy nghĩ, trăn trở và sáng tạo ra một mô hình sân khấu rối nước thu nhỏ.

Tại Triển lãm văn hóa nghệ thuật Vân Hồ năm 2000, mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ đầu tiên ra đời. Nhưng đây mới là bước thử nghiệm, với bể nước làm sân khấu biểu diễn chỉ rất nhỏ, dài 80cm, rộng 50cm và những con rối cũng được tạo tác cực nhỏ. Sau bước thử nghiệm, năm 2001, cũng tại Triển lãm văn hóa nghệ thuật Vân Hồ tổ chức triển lãm chào mừng Đại hội Đảng và triển lãm Bộ Nông Nghiệp trên đường Hoàng Quốc Việt, ông tiếp tục làm sân khấu múa rối nước thu nhỏ, nhưng có kích cỡ lớn hơn. Và mô hình múa rối nước thu nhỏ ấy, ông cho rằng nó đã ổn định vì nó đã tồn tại đến hôm nay.

 

Trong những năm qua, được sự bảo trợ, động viên của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc do Giáo sư Hoàng Chương, nhà nghiên cứu sân khấu lâu năm làm Tổng giám đốc. Phan Thanh Liêm đã không ngừng hoạt động, đưa nghệ thuật múa rối nước phục vụ đông đảo công chúng khán giả tại các cuộc triển lãm, các hội chợ, Hội Xuân, các ngày kỷ niệm, các gia đình, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là đưa đến các trường học biểu diễn.

Và đã từ lâu, tại đây, ngôi nhà số 1, ngõ 260 ngách 17/18 Phố Chợ Khâm Thiên (Đống Đa- Hà  Nội đã trở thành địa chỉ quen thuộc của đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Những chương trình biểu diễn với những tiết mục múa rối nước dân gian truyền thống sinh động và hấp dẫn đã diễn ra tại sân khấu thu nhỏ trên tầng 4 của ngôi nhà nhỏ bé này thực sự đã chiếm được cảm tình và sự khâm phục của người xem.

Từ đó, ông mở thêm cơ sở 2 tại số nhà 22, ngách 145/8, ngõ 145 đường Thạch Bàn, Long Biên với thiết kế khoảng 50 khách xem. Sân khấu múa rối nước thu nhỏ ở đây cũng có kích thước tương tự với sân khấu ở Khâm Thiên với 3 mét chiều ngang, 2,6m chiều sâu và bể nước 2,5 m khối. 

Không chỉ tích cực hoạt động phục vụ công chúng khán giả ở trong nước, trong những năm qua, ông còn thực hiện thành công nhiều chuyến lưu diễn ở nước ngoài: Hàn Quốc Italia, Ba Lan, Canada, Thái Lan, Cộng hòa Liên ban Đức, Malaysia, Pháp, Nhật; Trung Quốc; Ba Lan; Hàn Quốc, Italia, Canada, Anh, Mỹ. Ở đâu, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cũng được bạn bè quốc tế tới xem và cổ vũ nhiệt tình, yêu thích.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.