Xin đừng... quỳ gối!

Hãy để các em được lớn lên trong lành. Ảnh minh họa
Hãy để các em được lớn lên trong lành. Ảnh minh họa
(PLO) - Giữa tháng ba có ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam này, một giáo viên của Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) xử phạt học sinh vi phạm nội quy bằng hình thức quỳ gối. Rồi 4 phụ huynh có con bị phạt đã kéo tới trường lớn tiếng phản ánh, gây áp lực cho dù cô giáo đã nhận sai và gửi lời xin lỗi đến phụ huynh, hứa khắc phục sai sót. Và cuối cùng, giáo viên phải quỳ xuống để xin lỗi họ. Điều gì đang xảy ra bởi những sự việc chưa từng có tiền lệ này?

Thời của “hoàng tử, công chúa” tới trường

Theo ông Phạm Hữu Vốn, Chủ tịch Hội Phụ huynh học sinh trường cho biết, người buộc cô giáo phải quỳ suốt 40 phút là ông Võ Hòa Thuận, thư ký Hội Luật gia của một huyện thuộc tỉnh Long An. Trước đây ông Thuận là cán bộ tư pháp của một xã thuộc huyện Thủ Thừa và là đảng viên sinh hoạt chi bộ ấp.Theo lời kể của cô giáo N., ông Thuận một mực nói nếu cô quỳ gối thì mới cho qua, bằng không thì sẽ vận động tất cả các phụ huynh trong lớp phản đối cô giáo. Trước áp lực này, cô giáo đành quỳ để qua chuyện. Sau khi cô giáo quỳ, những người trong cuộc mới nói “được rồi”. Được biết, cô giáo N. là một trong những giáo viên dạy giỏi cấp huyện, mới chuyển về dạy tại Trường Tiểu học Bình Chánh chưa lâu và vừa đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản.

Sự việc này đã gây tranh cãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Dù có thể khẳng định, hành xử của giáo viên và phụ huynh đều sai. Đáng lẽ sự việc nên được kết thúc khi cô giáo đã nhận ra lỗi của mình và xin lỗi. Cô giáo sai đến đâu đã có pháp luật, nhà trường xử lý, chứ các phụ huynh không thể thay mặt luật pháp để “xử” cô giáo theo kiểu “luật rừng” như vậy được. Bởi cô giáo có nhiều cách để dạy bảo học trò. Phụ huynh thì cần bình tĩnh, hành xử chuẩn mực tìm ra giải pháp để cùng phối hợp dạy dỗ con trẻ chứ không phải là sự đáp trả hạ nhục như vậy.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như thế hệ 7x, 8x và trước nữa, ai cũng nhớ những học sinh cá biệt, nghịch ngợm trong lớp thường phải chịu những hình phạt khá khắt khe, bị ăn vọt, véo tai… là chuyện bình thường. Nhưng hiếm khi có chuyện cha mẹ học sinh kéo đến trường để làm ầm ĩ lên. Bởi ai cũng hiểu, con mình chắc chắn phải có lỗi, phải hư thì mới bị thầy cô xử phạt. Còn các cô, cậu học trò dù bị ăn phạt nhưng không dám “mách” bố mẹ vì sợ sẽ lại bị ăn đòn.

Tất nhiên, nhìn những bạn bị chịu phạt ai cũng sợ, cũng thương, thế nhưng nhiều người trong số ấy đã trở thành những người có ích, sau này họ quay lại trường cảm ơn thầy cô, bởi họ nói rằng nếu thầy cô không nghiêm khắc như vậy chắc chắn họ đã thành kẻ bỏ đi rồi. Và cũng không thể phủ nhận, sự nghiêm khắc của thầy cô thuở ấy đúng nghĩa là “thương cho roi, cho vọt” bởi những hành xử ấy luôn là tấm lòng của thầy cô mong muốn học sinh mình trưởng thành hơn mà thôi. Phía sau đó là rất nhiều bài học làm người, chứ không chỉ giản đơn là truyền thụ kiến thức… 

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến thẳng thắn cho rằng, nhìn đi thì có nhìn lại, trước khi chúng ta có cái nhìn khắt khe với thầy cô thì cũng nên hiểu trẻ con thời nay dạy không hề dễ.

Anh Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ: “Không ít cha mẹ thời nay hầu hết thuộc thế hệ mới giàu, mới tạm thoát đồng ruộng nhưng vẫn còn ít nhiều văn hoá nông thôn, coi con mình là trời, nuông chiều quá đáng rồi thả đấy cho nhà trường gánh hết, lo lao vào việc kiếm tiền, ăn chơi nhậu nhẹt và đủ các việc trên đời để họ tìm vui. Có gì thì đến nhà thầy cô đưa cái phong bì và nghĩ rằng mọi thứ sẽ được tiền giải quyết. Đồng tiền sẽ khiến người ta đòi hỏi một dịch vụ giáo dục tốt. Điều này cũng là bình thường đối với thị trường. Nhưng nhân cách con người thì không đồng nghĩa với thị trường đâu khi mà các vị còn chưa sòng phẳng với con cái mình và với việc giáo dục con cái mình.

Các vị cần dạy con trước khi đưa nó đến trường, và các vị là người dạy chính, chứ không phải các thầy cô. Chứ chẳng thể ở nhà biến con mình thành những ông trời con, chiều tới cái cọng tóc và đến trường cũng bắt thầy cô phải đội những ông trời ấy lên thiên đình. Tôi hoàn toàn chia sẻ với không ít các thầy cô giáo ngày hôm nay, không chỉ phải dạy mà phải chịu đựng các ông trời con lẫn cha mẹ ông trời con ấy. Chưa kể, phụ huynh nào cũng cầm lăm lăm cái điện thoại kiểu tung hết lên mạng cho mất việc, cho cả thế giới này vào rỉa rói, cấu cắn cho biết mặt. Thế nên cô bạn giáo viên của tôi có lần tâm sự, đi dạy bây giờ không chỉ yêu chiều học sinh mà còn cả nhịn nhục nữa”.

Từ bao giờ nhà trường không còn là thánh đường?

Đành rằng, những sự việc giáo viên có những  hành vi phản cảm với trò thời gian gần đây không còn là chuyện hi hữu. Có rất nhiều clip được tung lên mạng internet khiến dư luận bất bình về cách hành xử thô bạo của giáo viên đối với học sinh, trong đó  có nhiều giáo viên đã bị xử lý bằng các hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. 

Quay trở lại sự việc đau lòng cô giáo phải quỳ để xin lỗi, dù có thể khẳng định, việc cô giáo bắt học sinh phạm lỗi quỳ trong trường không phải hành động phù hợp với quy định của ngành Giáo dục cũng như Luật Trẻ em. Còn việc buộc cô giáo phải quỳ xin lỗi chính là hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo và là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy nên, có ý kiến cho rằng chỉ nghĩ đến hình ảnh quỳ gối trong môi trường sư phạm, thì hẳn tất cả mọi người, kể cả những người có trí tưởng tượng phong phú đến đâu cũng đều cho rằng đó là việc học trò sẽ quỳ gối để xin lỗi thầy cô giáo hoặc vì vi phạm kỷ luật nên bị thầy cô phạt quỳ để cho nhớ, chứ không thể có chuyện cô giáo phải quỳ gối để xin lỗi phụ huynh!

Và đau lòng hơn cả, là cô giáo trẻ đã chấp nhận quỳ gối trong suốt 40 phút. Có thể cô còn tương lai, còn con nhỏ, còn gia đình phải lo toan; nhưng là người thầy, bạn nhất định phải không vì bất cứ lý do nào để quỳ gối cho một sự việc không đáng như vậy! Xin lỗi, nhận lỗi và nhận kỷ luật của cơ quan là đủ, không bao giờ nên quỳ gối nếu động cơ của bạn là trong sáng, nếu bạn không làm điều gì trái với lương tâm, đạo đức người thầy. Không làm cô giáo, mất việc không phải là thảm họa, quỳ gối mới là thảm họa.

Và qua sự việc này, tất cả đều là giọt nước tràn ly cho những vô cảm và phản cảm trong xã hội. Khi nhà trường không còn là thánh đường, ở đó thầy cô không chỉ là những người thầy giỏi, mà còn là những độ lượng, bao dung và cần rất nhiều tới kĩ năng sư phạm! Phạt học sinh không thể bắt các em phải quỳ! Khi một đứa trẻ bị phạt quỳ, và rồi chứng kiến cô giáo cũng bị hạ nhục phải quỳ để xin lỗi cha mẹ mình, đó sẽ là tổn thương mãi mãi không phai mờ suốt cuộc đời con người sau này! Trong nhà trường, cũng như gia đình, không gì khác, đứa trẻ phải được định hướng bởi những yêu thương và trong lành, không phải là kiến thức, những con số vô cảm! 

Thầy Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội bày tỏ: “Không thể chấp nhận được việc ép giáo viên phải xin lỗi bằng hình thức quỳ gối! Điều này vừa trái với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc vừa xúc phạm danh dự nghề nghiệp của nhà giáo. Giáo viên sai, có thể xin lỗi công khai, chân thành tới học sinh và phụ huynh là điều tất yếu phải làm trong câu chuyện cụ thể này, nhưng nếu dùng một hành vi sai trái để “chuộc lỗi” thì sự việc vốn đã sai lại càng trở nên nghiêm trọng hơn”.

Theo ông Đặng Đình Đại, ngăn chặn những hành vi xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của nhà giáo cũng chính là để bảo vệ truyền thống tôn sư trọng đạo, bảo vệ vị thế của người thầy trong xã hội. Bởi nếu ngành Giáo dục không có động thái quyết liệt trong những vụ việc như thế này thì còn không ít giáo viên sẽ phải “quỳ gối”, học sinh sẽ không còn tôn trọng người thầy của mình. Hơn nữa, lãnh đạo nhà trường phải cương quyết hơn và thể hiện vai trò làm người hòa giải, người “cầm cân nảy mực” khi có mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh chứ không thể để người thầy bị đơn độc trên bục giảng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.