Vụ ông Hoàng Xuân Quế bị tố đạo văn: Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đã kháng cáo đúng hạn

Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Hoàng Xuân Quế thắng kiện cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vào ngày 14/12/2018
Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Hoàng Xuân Quế thắng kiện cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vào ngày 14/12/2018
(PLVN) - Ngày 24/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được bản án hành chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Xuân Quế đối với quyết định của cựu Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Phạm Vũ Luận. Ngày 4/1/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp đơn kháng cáo toàn bộ Bản án hành chính sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội lại cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kháng cáo quá hạn. 

Bộ kháng cáo quá hạn, bản án có hiệu lực ngay lập tức? 

Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội vừa có phiên họp xem xét kháng cáo quá thời hạn của cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận liên quan đến bản án sơ thẩm số 197/2018/HCST của Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Xuân Quế.

Phiên họp có các thẩm phán, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hà Nội.

Phía Bộ GD-ĐT có ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, được triệu tập đến phiên họp để giải trình một số nội dung liên quan đến việc kháng cáo quá thời hạn.

Trước đó, ngày 14/12/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên hủy quyết định 4674/QĐ-BGĐT ngày 11/10/2013 của cựu Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đồng thời kiến nghị Bộ GD-ĐT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế.

Sau khi xem xét giải trình của Bộ GD-ĐT, Toà cấp cao không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận; Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cũng đề nghị không chấp nhận kháng cáo quá hạn của cựu Bộ trưởng GD-ĐT; đồng thời, đề nghị bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS ngày 14.12.2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội có hiệu lực ngay lập tức.

Theo quy định tại Điều 176 Luật Tố tụng hành chính năm 2010: 

– Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án; trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức.

– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

– Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có đơn đề nghị giám đốc thẩm 

Ngay sau khi nhận được Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông cáo báo chí cho biết "rất lấy làm tiếc về quyết định này của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội".

Trong thông cáo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Ngày 24/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được bản án hành chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Xuân Quế, tuyên hủy Quyết định số 4674/QD_BGDDT ngày 11/10/2014 của cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến nghị khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Quế.

Nhận thấy bản án sơ thẩm chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với bản chất thật của vụ việc, ngày 04/1/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ Bản án hành chính sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm.

"Một lần nữa, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: việc cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là hoàn toàn đúng pháp luật. Hành vi sao chép luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế đã rõ ràng và có minh chứng đầy đủ. Cụ thể, mức độ sao chép (hoàn toàn giống nhau về nội dung) giữa cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với cuốn luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế là 52,5 trang/159 trang; cụ thể: Chương  I sao chép 17 trang/ 54 trang; chương II sao chép 6,5 trang/ 61 trang; chương III sao chép 29 trang/ 44 trang.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm để các quy định của pháp luật được thực thi, bảo vệ kỷ cương trong giáo dục, bảo vệ chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng giáo dục và đạo đức Nhà giáo" - Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định. 

Đâu là uẩn khúc trong vụ thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế? 

Để hiểu rõ hơn về những uẩn khúc trong vụ án này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

PV: Trong Thông cáo báo chí ngày 05/4/2019, Bộ nói “rất lấy làm tiếc về Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về việc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Xin được làm rõ vấn đề này?

Ông Nguyễn Huy Bằng: Nói rất lấy làm tiếc vì Tòa án đã không căn cứ bản chất thực của vấn đề là Bộ đã nộp đơn kháng cáo đúng thời gian quy định, đã nộp tạm ứng án phí đúng thời hạn (thể hiện rõ tại Biên lai do Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội cấp).

Suốt 05 năm qua, cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã nghiêm túc tham gia tố tụng, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Tòa, cử người đại diện và mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị kiện tại phiên tòa.

Trong quá trình tham gia tố tụng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án mà không có căn cứ xác đáng, vi phạm quy định của Luật Tố tụng hành chính. Bộ đã nhiều lần có đơn kháng cáo đối với các quyết định của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhưng Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đều không chấp nhận. Trong khi đó, khi Bộ có sơ suất nhỏ (chưa kịp thời nộp Biên lai thu tạm ứng án phí đúng hạn) thì Tòa lại bác Đơn kháng cáo.

Vô hình trung, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã bỏ qua cơ hội xem xét lại vụ việc vốn đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội làm không đúng cả về nội dung và thủ tục như Đơn kháng cáo Bộ đã nêu, làm giảm lòng tin của xã hội vào hoạt động của Tòa án. 

PV: Vậy Bộ vẫn khẳng định việc Bộ thu hồi bằng tiến sĩ của ông Quế là đúng?

 Ông Nguyễn Huy Bằng: Bộ GD&ĐT khẳng định, việc cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã ban hành quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là hoàn toàn đúng pháp luật. Bộ GD&ĐT đã căn cứ vào các bằng chứng có tính pháp lý, khách quan để kết luận hành vi vi phạm, thực hiện thu hồi bằng tiến sỹ của ông Quế là đúng pháp luật, góp phần bảo đảm kỷ cương, pháp chế XHCN, chấn chỉnh những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo. Từ trước đến nay, Bộ GD&ĐT không thay đổi quan điểm về việc này. Hành vi sao chép luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế đã rõ ràng và có minh chứng đầy đủ. Bộ đã tiến hành giải quyết vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Việc Bộ GD&ĐT sử dụng cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế lưu giữ tại Thư viện Quốc gia để làm căn cứ tiến hành xác minh hành vi sao chép của ông Hoàng Xuân Quế là có đầy đủ căn cứ pháp lý.

Việc Hội đồng xét xử sơ thẩm cho rằng cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia “không phải là luận án gốc được lưu giữ tại Bộ GD&ĐT”và “có đến 06 cuốn luận án tiến sĩ được nộp cho Hội đồng xét xử”, “không biết cuốn luận án tiến sĩ gốc là cuốn nào” là hoàn toàn suy diễn và không có căn cứ pháp lý.

Như Đơn kháng cáo ngày 25/12/2018 Bộ đã nêu, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã né tránh vấn đề cốt yếu của vụ án, đó là ông Hoàng Xuân Quế có hay không có hành vi sao chép luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế? Từ đó Bản án sơ thẩm được ban hành với nhiều nội dung không thuyết phục, thiếu căn cứ pháp lý, gây mập mờ, lẫn lộn về nhiều vấn đề cơ bản.

Hồ sơ, tài liệu do Bộ GD&ĐT đã giao nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm, đã đảm bảo đầy đủ căn cứ để khẳng định ông Hoàng Xuân Quế đã sao chép luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. Tổ xác minh của Bộ GD&ĐT đã đối chiếu cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với cuốn luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế, qua đó kết luận mức độ sao chép giữa 02 cuốn luận án là 52,5 trang/ 159 trang (Chương  I sao chép 17 trang/ 54 trang; chương II sao chép 6,5 trang/ 61 trang; chương III sao chép 29 trang/ 44 trang). Trong các bản giải trình, ông Hoàng Xuân Quế từng thừa nhận có đưa cuốn luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế đi đánh máy để tiện tham khảo cho cuốn luận án của ông Hoàng Xuân Quế, tuy nhiên thực tế là phần “tham khảo” từ cuốn luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế không được ông Hoàng Xuân Quế để trong ngoặc kép, cũng không đưa vào mục Tài liệu tham khảo trong cuốn luận án tiến sĩ của mình.

Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huy Bằng: "Đây là vụ việc liên quan tới nền khoa học và giáo dục của nước nhà. Nếu ông Hoàng Xuân Quế được tuyên vô tội, đây sẽ là một tiền lệ xấu trong lịch sử giáo dục và nghiên cứu khoa học của Việt Nam vì bản án không đúng với bản chất của vụ việc, làm mất lòng tin của đội ngũ giáo viên chân chính và của xã hội vào sự công tâm, khách quan của các cơ quan pháp luật.

Đây cũng không phải quyết định của cá nhân cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, mà đây là quyết định thực hiện theo quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền, đúng chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, hoàn toàn vì sự nghiệp giáo dục đào tạo chung của đất nước của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là người đại diện cao nhất.

 

Bộ GD&ĐT sử dụng cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế lưu giữ tại Thư viện Quốc gia là có đầy đủ căn cứ pháp lý, đó là Quy chế Đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGDĐT ngày 08/6/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, nghiên cứu sinh phải nộp luận án tiến sĩ đã bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước cho Thư viện Quốc gia. Trên thực tế, ông Hoàng Xuân Quế đã nộp cuốn luận án tiến sĩ tại Thư viện Quốc gia. Cuốn luận án tiến sĩ của ông Quế được Thư viện Quốc gia đóng dấu và lưu giữ. Hơn nữa, theo quy định thì trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước, ông Quế phải nộp cho Bộ GD&ĐT cuốn luận án để Bộ ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án - đó chính là cuốn luận án Bộ đã chuyển cho Thư viện Khoa học tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn luận án này hoàn toàn giống cuốn luận án ông Hoàng Xuân Quế nộp ở Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chỉ khác nhau về việc dàn trang.

Cần nói thêm, ngoài việc đối chiếu 03 cuốn luận án tiến sĩ được lưu giữ tại 03 thư viện, Bộ GD&ĐT còn đối chiếu các cuốn luận án này với cuốn sách “Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Hoàng Xuân Quế, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội xuất bản năm 2004, và nhận thấy nội dung các tài liệu này hoàn toàn trùng khớp với nhau. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 14/12/2018, khi trình bày về vấn đề này, luật sư của Bộ GD&ĐT đã liên tục bị Hội đồng xét xử cắt lời vì cho rằng cuốn sách “Bàn về các công cụ…” không thuộc phạm vi xem xét giải quyết của vụ án. Quan điểm của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm là không thỏa đáng, bởi cuốn sách “Bàn về các công cụ…” là tác phẩm của ông Hoàng Xuân Quế, được xuất bản sau khi ông Quế bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, nó có đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ được quy định tại Luật Tố tụng hành chính.

Tại điểm a khoản 3 Điều 12 Quy định quản lý văn bằng, chứng chỉ của bộ GD&ĐT đã nêu rõ như sau: “Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a. Người được cấp văn bằng chứng chỉ vi phạm các quy định về tuyển sinh, giáo dục, đào tạo do Bộ GD&ĐT hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành”. Đây chính là căn cứ pháp lý trực tiếp để Bộ tiến hành thu hồi bằng tiến sỹ của ông Quế sau khi xác định chắc chắn hành vi sao chép.

Như vậy, sự thật chỉ có một, đó là ông Quế có sao chép luận án; hành vi sao chép của ông Quế đã vi phạm quy định về đào tạo nên phải chịu chế tài thu hồi văn bằng. Tất cả những lý do phía nguyên đơn nêu ra về trình tụ, thủ tục trong quá trình xử lý vụ việc của Bộ GD&ĐT không thể làm sai khác đi bản chất vụ việc là ông Quế đã có hành vi vi phạm những quy định về đào tạo sau đại học. Bản án sơ thẩm cũng không thể phủ nhận hành vi sao chép luận án của nguyên đơn.

PV: Để bảo vệ quan điểm, quyết định của mình, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ làm gì?

 Ông Nguyễn Huy Bằng:Trước hết, Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì Bộ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Thực tế bản chất sự việc cũng như quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội cho thấy có đủ điều kiện để cơ quan có thẩm quyền kháng nghị xem xét lại Bản án này. Bộ GD&ĐT tin tưởng vụ việc sẽ được xem xét khách quan, đúng bản chất.

Vì vậy, Bộ sẽ có Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét Bản án sơ thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính để các quy định của pháp luật được thực thi, bảo về kỷ cương trong giáo dục, bảo vệ chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng giáo dục và đạo đức Nhà giáo./.

Trân trọng cảm ơn ông!

Về những ý kiến băn khoăn về việc: nếu thu hồi bằng tiến sỹ của ông Quế thì xử lý các luận văn, luận án đối với các học viên, NCS ông Quế đã hướng dẫn như thế nào, đại diện Lãnh đạo Bộ đã trả lời rõ ràng tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội là: kết quả học tập của học viên, NCS là cả quá trình. Việc đánh giá là của cả một tập thể cho nên việc thu hồi bằng của ông Quế không ảnh hưởng - ông Nguyễn Huy Bằng cho biết. 

 

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.