Việt Nam có nhiều nơi từng là chấn tâm động đất?

Theo TS. Lê Huy Y, Liên hiệp Khoa học địa chất và Du lịch, nơi nào đó tại Việt Nam ghi nhận hoặc cảm thấy có động đất thì chấn tâm gây ra trận động đất ấy phải ở trong lòng đất khu vực đó và cách xa nơi ghi nhận được không quá vài chục km... Việt Nam có rất nhiều nơi từng là chấn tâm động đất.

Xin dẫn bài viết của TS. Lê Huy Y, Liên hiệp Khoa học địa chất và Du lịch:

Lâu nay nhiều lần nghe báo tin động đất ở miền Trung, ở TP HCM, ở Tây Bắc, ở cao nguyên đá vôi Đồng Văn - Hà Giang. Tuy vậy, những hiện tượng này đều được các nhà chuyên môn giải thích là do dư chấn của các trận động đất mà chấn tâm của nó nằm ở Vân Nam (Trung Quốc), ở Lào và ở Biển Đông.

Thiết nghĩ không phải như vậy, bởi vì ai cũng biết, động đất lan truyền bởi sóng địa chấn. Sóng này lan truyền theo hình cầu và tắt nhanh theo khoảng cách. Nếu ở Việt Nam (Sài Gòn, Ninh Thuận, Bình Thuận, Điện Biên...) đo được 4 – 5 độ Richter, thì ở cách xa đó hàng trăm cây số, động đất sẽ có cấp bao nhiêu, trong khi chấn tâm của trận động đất đo được chỉ ở độ sâu cỡ vài chục km. Quan niệm chưa đúng này không phải chỉ có ở Việt Nam.

dẻuy

Bản đồ dự báo các chấn tâm động đất …

Chúng tôi cho rằng, động đất có thể xảy ra đồng thời ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta chỉ ghi nhận được tại những nơi có người ở và những nơi có trạm quan sát động đất. Vì vậy nếu ở nơi nào đó tại Việt Nam ghi nhận hoặc cảm thấy có động đất thì chấn tâm gây ra trận động đất ấy phải ở trong lòng đất khu vực đó và cách xa nơi ghi nhận được không quá vài chục km.

Nếu biết được vị trí các chấn tâm động đất đã và có thể xảy ra ở Việt Nam, nói riêng, trên quả đất nói chung, chúng ta có thể chủ động hơn trong việc phòng, tránh động đất và hạn chế tác hại của nó. Mặt khác, không được xây dựng các công trình quan trọng như đập thuỷ điện, nhà máy điện nguyên tử lên các vùng giữa hoặc rất gần chấn tâm động đất.

fgw

Bản đồ dự báo các chấn tâm động đất

Cơ sở khoa học của những ý kiến nêu trên như sau. Thứ nhất, về địa chất: Dễ dàng công nhận rằng, động đất được gây ra do các hoạt động bên trong lòng đất của các khối đá macma xâm nhập nông á núi lửa trẻ. Các khối đá macma này tái hoạt động nhiều lần tại giao điểm của 4 đứt gãy sâu. Có thể nói: sự tái hoạt động của các khối đá macma trẻ và đứt gãy là nguyên nhân của nhau và nguyên nhân của các trận động đất.

Vì vậy, chấn tâm động đất chính là giao điểm của 4 đứt gãy sâu có khối macma xâm nhập nông á núi lửa đang hoạt động. Các chấn tâm động đất được nối với nhau bởi các đứt gãy theo quy luật kiến tạo. Quả đất có rất nhiêu đứt gãy sâu, ở Việt Nam cũng như vậy. Do đó đã và sẽ có rất nhiều chấn tâm động đất.

Mặt khác, do sự phân dị kết tinh, các khối đá macma thành phần axit lớn đã kết tinh ổn định. Các khối đá macma hiện còn hoạt động chủ yếu có thành phần bazic hoặc bazơ-kiềm, ít nơi là các mạch, cột đá trung tính hoặc axit chứa nhiều quặng sắt – sulfua đa kim.

Thứ hai, về địa vật lý, các khối đá macma thành phần bazơ và bazơ-kiềm nêu trên có tỷ trọng cao (cỡ 3,1 – 3,2 kg/dm3) và từ tính rất mạnh. Vì vậy, các chấn tâm động đất sẽ có vị trí trùng với các điểm trùng nhau của trung tâm các dị thường dương trọng lực và dị thường trường từ toàn phần T. Quy mô của các dị thường từ và trọng lực càng lớn (về cường độ và diện tích) thì khối lượng của các khối macma càng lớn và động đất càng mạnh. Tuy vậy, cần đề phòng những dị thường địa vật lý (từ và trọng lực) nhỏ nhưng lại liên quan với các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ còn đang hoạt động, hoặc sắp hoạt động trở lại.

Việc xác định các đứt gãy sâu cho quả đất và cho Việt Nam là khó chính xác và sẽ có nhiều tranh cãi. Nhưng giao điểm của các đứt gãy, nơi hoạt động của các xâm nhập nông á núi lửa trẻ thành phần bazơ-kiềm thì có thể dùng các phương pháp địa vật lý thăm dò từ và trọng lực để xác định và không ai có thể nghi ngờ được.

Xuất phát từ các quan điểm nêu trên và trên cơ sở phân tích các bản đồ từ hàng không tỷ lệ 1/1.000.000 của Việt Nam do Liên Xô giúp và hải quân Mỹ tiến hành bay đo vào những năm 1960 đến 1970 của thiên niên kỷ trước, chúng tôi đưa ra một bản đồ dự báo các chấn tâm động đất ở Việt Nam (miền Bắc và miền Nam).

Chúng tôi cho rằng, Việt Nam có rất nhiều nơi từng là chấn tâm động đất. Chúng phân bố nhiều nhất ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ, TP HCM - Bà Rịa, dải Sóc Sơn - Mê Linh ( Hà Nội), Cao Bằng – Hà Giang, ít hơn ở vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ. Ở ngoài khơi, nếu có bản đồ trường từ và trọng lực thì việc xác định các chấn tâm động đất cũng làm tương tự. Thông thường, theo tác giả, tâm của các trận sóng thần phải trùng với chấn tâm động đất ở ngoài khơi.

Chúng tôi chưa và không thể phân biệt được vùng nào có các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ còn hoạt động, vùng nào sẽ không hoạt động nữa để biết ở đâu sẽ có động đất. Tuy vậy, nếu có động đất xảy ra ở Việt Nam, thì chấn tâm của nó sẽ ở trên đất Việt Nam, tại một số nơi trong những điểm mà chúng tôi đã đánh dấu, với sai số không nhiều.

TS. LÊ HUY Y (Liên hiệp Khoa học địa chất và Du lịch)

Theo Sài gòn Tiếp thị

Đọc thêm

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.