TP. Hồ Chí Minh: Đào hồ... chống ngập

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Năm nào trước mùa mưa lũ TP.HCM cũng bàn chuyện chống ngập. Năm trước, TP.HCM chọn giải pháp đặt cống lắp rạch thoát nước tự nhiên. Thế nhưng, kết quả thống kê cho thấy trong năm 2013, TP.HCM xóa được 9 điểm ngập thì lại có đến 21 điểm ngập mới. 
Cống tắc, thì…đào hồ?
Mùa mưa năm nay các ngành chức năng lại tiếp tục “bài ca” chống ngập. Phương pháp được các nhà quản lý đưa ra cho năm 2014 là… đào hồ nổi, đào hồ ngầm… chống ngập. Theo lý giải của Thạc sĩ Đỗ Tấn Long -Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước TP.HCM - thì có nhiều hình thức tích trữ nước như đặt các bồn chứa nước dưới đất rồi lấp lại, mặt bằng bên trên vẫn sử dụng bình thường. Ở các quận, huyện ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, Q.12… có thể làm hồ nổi kết hợp xây dựng công viên, khu du lịch. 
TS.Hồ Long Phi - Đại học Quốc gia TP.HCM -  trong buổi trả lời báo chí mới đây thì cho rằng: “Việc làm nhiều hồ điều tiết có diện tích khác nhau là giải pháp rất hay. Làm được dạng hồ ngầm vừa giúp trữ nước mưa chống ngập, mặt bằng vẫn được sử dụng vào mục đích khác. Cố gắng đưa về giải pháp thoát nước tự nhiên của TPHCM trước đây, đồng thời sửa chữa sai lầm trong quá khứ”. 
Nhưng các vị này cũng nhìn nhận rằng, việc đào hồ sẽ hết sức khó khăn về kinh phí và quỹ đất. Mặc dù đã sơ chọn được 2 vị trí là khu vực rạch Gò Dưa (quận Thủ Đức) rộng khoảng 100ha, trũng tự nhiên và khu vực Bàu Cát (Tân Bình) là nơi ngập nhiều và thường xuyên với nhiều vị trí khác như huyện Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12… nhưng ngay cả chủ đầu tư cũng tỏ ra thiếu tự tin về giải pháp của mình: “Để thực hiện được việc này phải có sự quyết tâm cao của chính quyền, sự đồng thuận của xã hội và làm sao để ít gây xáo trộn đến dân sinh, ít giải tỏa di dời nhất”. 
Nghi ngờ…tính khả thi
Và mặc dù “Qui hoạch mạng lưới hồ điều tiết phân tán để giảm ngập úng tại TP.HCM” đã hoàn tất giai đoạn lấy ý kiến sở, ngành và cuối tháng 5 năm nay sẽ báo cáo trình UBNDTP xem xét nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng việc đào hồ chống ngập là thiếu khả thi.  
Ông N.T.C - Giám đốc một Cty về phát triển đô thị - cho rằng: “TP.HCM là một thành phố trẻ, năng động, hiện đại, mà lại giải quyết bài toán chống ngập bằng cách đào hồ theo kiểu hố bom như thế là không ổn. Nó vừa làm mất cảnh quan đô thị vừa không giải quyết vấn đề về kỹ thuật.” Theo ông, phải mời các chuyên gia hàng đầu về thủy lợi để họ đóng góp ý kiến, phải khảo sát kỹ càng để tìm ra giải pháp tối ưu, “chứ đào hồ như vậy vừa băm nát TP, vừa lãng phí và tạo sự bức xúc trong dân”.
Ông V.M.H - cán bộ về hưu ở quận Tân Bình - cũng bức xúc: “Tưởng tượng trong nội thành mà có hàng chục cái hồ chứa nước lớn, bé thì rõ ràng là không phù hợp, chưa nói tới việc đó có hiệu quả chống ngập hay không, chỉ thấy về mặt cảnh quan đô thị thì khó chấp nhận”. 
Trao đổi với lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Tất Thành Cang về phương pháp chống ngập này, ông Cang cho biết:  “Chưa thấy ai nói gì cả”.  Ông Trần Hữu Trí – Bí thư quận ủy Quận 12 - cho rằng: “Câu chuyện về hồ điều tiết phân tán, qui hoạch thì đã có rồi, vấn đề triển khai thực hiện như thế nào là do ý kiến của TP. Theo tôi, đây là một trong những giải pháp “cơ bản” và lâu dài chứ không chỉ chống ngập trong mùa mưa năm nay. Người dân nên hiểu đây là cái hồ điều tiết chứ không phải cái hố đựng nước mưa nên chúng ta phải sắp xếp thực hiện theo qui hoạch và tính toán đầu tư như thế nào cho hợp lý”. 

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.