Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước: Phù hợp tiến trình cải cách bộ máy, bố trí nhân sự

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các đại biểu Quốc hội - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các đại biểu Quốc hội - Ảnh: TTXVN
(PLO) - Trao đổi với Pháp luật Việt Nam xung quanh mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết, mặc dù đây là tình huống nhưng tình huống này được đặt trong một dòng chảy, một thời cuộc, một tình thế cách mạng nên phù hợp với những đặc điểm của nước ta hiện nay, đó là tiến trình cải cách tinh gọn bộ máy, bố trí nhân sự, tinh giản biên chế.

Cuộc cách mạng về công tác nhân sự

Theo PGS.TS Ngô Thành Can, trên thế giới, đã có nhiều nước áp dụng mô hình Chủ tịch Đảng làm Chủ tịch nước. Đối với chúng ta, vừa qua Hội nghị TƯ 8 (Khóa XII) đã thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước, lòng dân rất cũng ủng hộ. Như vậy đã có sự thuận lợi trong chủ trương, đường lối. Và mới đây, khi Quốc hội nhất trí bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là chúng ta đã hiện thực hóa chủ trương này.

Có thể nói đây là cuộc thay đổi lớn, nếu không muốn nói là cuộc cách mạng về công tác nhân sự, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến việc cải cách bộ máy, đến vai trò của công tác kiểm tra, giám sát mà còn ảnh hưởng đến từng cá nhân nhận trọng trách này. 

Thưa ông, trong buổi tiếp xúc cử tri ngay sau bế mạc Hội nghị TƯ 8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giải thích, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước không phải là “nhất thể hóa”, cũng không phải là “kiêm” mà đây là tình huống đặt ra khi khuyết chức danh Chủ tịch nước. Nhiều ý kiến cho rằng, tuy đây là tình huống nhưng điều đó cũng phù hợp với xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới và tình hình của nước ta hiện nay?

- Đúng vậy, đây là tình huống nhưng tình huống này được đặt trong một dòng chảy, một thời cuộc, một tình thế cách mạng nên phù hợp với những đặc điểm của nước ta hiện nay, đó là tiến trình cải cách tinh gọn bộ máy, bố trí nhân sự và cũng phù hợp với việc tinh giản biên chế.

Chúng ta hãy nghĩ rộng ra, tức là không chỉ áp dụng vị trí này ở cấp TƯ mà còn là vấn đề để bên dưới soi vào thực hiện. Bên trên đã thống nhất Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước thì ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cũng dần dần như thế.

Hiện nay chúng ta có 63 đơn vị cấp tỉnh, 713 đơn vị cấp huyện và 11.162.000 đơn vị cấp xã. Chỉ cần nói đến số lãnh đạo đang 2 còn 1, và chúng ta thống nhất được các vị trí ở tất cả các cấp chính quyền thì rõ ràng là một cuộc cách mạng lớn, một thay đổi lớn.

Phải có khung pháp lý tương đối

Thời gian qua chúng ta đã thí điểm tại một số địa phương về mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã. Theo đánh giá, việc làm này đã đem lại hiệu quả cao khi phát huy được tính tích cực của cá nhân lãnh đạo cấp xã cả về mặt lãnh đạo Đảng và chính quyền. Như ông nói, qua việc này, chúng ta sẽ nghiên cứu mở rộng mô hình trên ra nhiều địa phương và nhiều cấp khác nhau. Vậy khi áp dụng vào thực tế, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì, nhất là khi quyền lực tập trung vào một người?

- Chúng tôi rất ủng hộ cách làm này. Tuy nhiên, bây giờ hãy khoan nói đến việc nước ngoài làm thế nào, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy là công cuộc cải cách của chúng ta đang được thực hiện rất quyết liệt. Một trong những yêu cầu cải cách là thể chế, bộ máy. Mà khi chúng ta tinh gọn bộ máy thì kèm theo đó là vấn đề nhân sự.

Chính vì thế, chúng ta phải phải tìm được người phù hợp - tức là phải biết cách sử dụng người và quy chế sử dụng người, vì đây không phải chỉ áp dụng ở TƯ hay một bộ, ngành nào đó mà sau này sẽ còn một loạt các trường hợp khác nữa. Thông thường, những người trẻ sau này thường được đào tạo cơ bản, có trình độ cao, nhưng nhiều nơi lực lượng trẻ lại chưa được tin dùng, như vậy cách sử dụng người là chúng ta phải đặt ra.

Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ và sử dụng đúng thì chúng ta được một nhân sự tốt, nếu chúng ta sử dụng cán bộ mà do ảnh hưởng dưới sức ép nào đó thì sẽ không những không được người giỏi mà còn mất cán bộ và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân. 

PGS. TS Ngô Thành Can
PGS. TS Ngô Thành Can

Trước đây, rất nhiều ý kiến nói rằng có nhiều người được bầu đảm nhận vị trí lãnh đạo, nhưng năng lực hạn chế, không đáp ứng được công việc. Tuy nhiên, khi chúng ta áp dụng mô hình một người đảm nhận hai vai thì yêu cầu đặt ra đối với nhân sự đảm nhận vị trí này phải có năng lực thực sự để triển khai công việc.

Tiếp đó, phải chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tuy luận đề đặt ra không phải mới, nhưng những người nhận vị trí này từ cấp xã đến cấp TƯ là họ phải đảm nhận công việc mới khác hẳn trước đó. Ở đây, chúng ta xem xét đến vai trò của người đứng đầu cơ quan Đảng và người đứng đầu cơ quan chính quyền.

Khi thống nhất hai vị trí của hai cơ quan này, không chỉ là vị trí mà con người đấy đảm nhận, nó còn kèm theo một loạt vấn đề khác như chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm... mà mấu chốt vẫn là năng lực để thực thi công vụ. 

Nếu trước đây, những cán bộ mà chúng ta chọn vào các vị trí để thực hiện chủ trương, đường lối thì chủ yếu anh cần có năng lực tư duy chiến lược, dự báo, tầm nhìn, đề ra chủ trương, đường lối, đồng thời có một năng lực lãnh đạo, có uy tín để dẫn dắt mọi người đi theo.

Nhưng, khi đảm nhận vị trí chính quyền thì ngoài vấn đề chung, anh còn phải làm những công việc cụ thể, phải thực thi những nhiệm vụ mà đường hướng, chủ trương đã định ra. Tức là hai cách làm khác nhau mà bây giờ lại là một người thực hiện thì lúc đó tính trách nhiệm cao hơn. Anh phải chịu trách nhiệm đến cùng chứ không thể đùn đẩy cho người khác. 

Đồng thời, phải tạo ra khung pháp lý tương đối, có thể là quy chế hoặc quy định để làm sao cho những người được đặt vào vị trí ấy thuận lợi trong công việc. Cùng với đó là một bộ máy giúp việc thống nhất, chuyên nghiệp, chứ không tách làm hai. Nếu chúng ta có hai hệ thống để thực hiện những công vụ tương tự nhau thì hiệu quả thực thi sẽ không cao và gây lãng phí về vật chất và nhân sự. 

Điều lưu ý cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng, đó là phải tăng cường giám sát và kiểm soát quyền lực. Khi tập trung quyền lực mà chúng ta không kiểm soát được thì tất yếu sẽ dẫn đến tha hóa quyền lực. Bài học về sự kiểm tra kiểm soát thiếu sự chặt chẽ, đồng bộ, đâu đó còn lơ là trong công tác cán bộ của chúng ta trong thời gian qua là một minh chứng khá rõ.

Nhiều cán bộ chủ chốt, giữ vị trí cao như Ủy viên Bộ Chính trị đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra TƯ cũng đã xử lý nhiều vị trí cao như Bí thư thành ủy cấp tỉnh hoặc Bí thư tỉnh ủy mà sai phạm chủ yếu liên quan đến lạm quyền, sai thẩm quyền...

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Cơ chế này phản ánh và giải quyết các mối quan hệ cốt lõi của xã hội. Khi áp dụng mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, theo ông chúng ta sẽ có thuận lợi như thế nào trong công tác quản lý nhà nước cũng như xây dựng Đảng, nhất là công tác đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng hiện nay?

- Như tôi đã phân tích, khi một người đảm nhận hai vai thì một loạt các vấn đề liên quan cũng sẽ thay đổi: về vị trí việc làm cũng như chức năng, nhiệm vụ của vị trí ấy. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ bên Đảng và chính quyền khi chúng ta thực thi các nhiệm vụ lớn, như chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí...

Trước đây, công tác lãnh đạo thường chú trọng, nơi nào để xảy ra tiêu cực, tham nhũng thì người đứng đầu của cấp chính quyền  phải chịu trách nhiệm, nhưng bây giờ một người vừa đề ra chủ trương, vừa phải theo dõi và chịu trách nhiệm thực thi thì phải chịu trách nhiệm toàn bộ. 

Chính vì tính chịu trách nhiệm cao nên anh không thể thả lỏng cho bên dưới muốn làm gì thì làm mà buộc phải thường xuyên đôn đốc, giám sát, chấn chỉnh. Rõ ràng, khi thống nhất chức danh Bí thư và Chủ tịch làm một thì cần có cơ chế kiểm tra giám sát cụ thể, cần có những quy định về kiểm soát quyền lực để làm sao kiểm soát được chặt chẽ các vi phạm nảy sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ để từ đó kịp thời xử lý và xác định rõ trách nhiệm.

Trân trọng cám ơn ông!

Đọc thêm

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.