Thủ tướng 'thúc' Chủ tịch tỉnh, Tư lệnh ngành hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao

Thủ tướng 'thúc' Chủ tịch tỉnh, Tư lệnh ngành hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao
Để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 đã đề ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Rà soát, có giải pháp cụ thể tạo thuận lợi thúc đẩy triển khai thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư trên địa bàn, bao gồm cả dự án đầu tư công và đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các địa phương có tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ cao, điều tiết về ngân sách trung ương (16 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ) tập trung rà soát, có giải pháp cụ thể tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trên địa bàn, nhất là những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của cả nước.

Trước đó, ngày 16/8, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực phụ trách.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; có giải pháp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài; phấn đấu đạt được mục tiêu tổng đầu tư toàn xã hội tương đương khoảng 34-35% GDP; rà soát, kiến nghị loại bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp, bảo đảm nguyên tắc thị trường cạnh tranh, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, tập trung vào một số nội dung: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; chống chuyển giá, thất thu thuế; kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; phát triển mạnh thị trường chứng khoán để trở thành kênh huy động vốn quan trọng, chi phí thấp cho doanh nghiệp và các chủ thể khác của nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, chứng khoán theo hướng liên thông, hiện đại, công khai minh bạch, góp phần giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, người dân.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ phối hợp với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm tăng trưởng tín dụng trên 20% gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng; phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; triển khai nghiêm túc, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020; có giải pháp phù hợp huy động các nguồn ngoại tệ, vàng trong dân phục vụ cho đầu tư phát triển.

Bộ trưởng Bộ Công Thương rà soát, chỉ đạo thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tập trung thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất, kinh doanh và sản lượng đã đề ra; chủ động làm việc với các địa phương công nghiệp chủ lực có các giải pháp tập trung thúc đẩy các ngành công nghiệp trên địa bàn; tập trung nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu; thực hiện các giải pháp kiểm soát nhập khẩu phù hợp, trong đó có biện pháp hàng rào kỹ thuật, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định của pháp luật và phù hợp các cam kết quốc tế; thực hiện các giải pháp phát triển mạnh thị trường trong nước; rà soát, kiểm tra, có biện pháp hiệu quả không để đối tác nước ngoài chiếm lĩnh, thâu tóm thị trường bán lẻ trong nước; cùng các bộ ngành liên quan xử lý nghiêm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và thủy sản; thực hiện rà soát, điều chỉnh phù hợp các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sản xuất, nuôi trồng liên quan; hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp, người dân có phương án sản xuất kinh doanh, thu hoạch, đánh bắt, nuôi trồng phù hợp, hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo rà soát, đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án xây dựng lớn; rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh mang tính áp đặt, không phù hợp theo lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp phép xây dựng và chứng chỉ hành nghề xây dựng; nghiên cứu, xử lý căn bản về cát và vật liệu xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao, nhất là các lĩnh vực giao thông, vận tải, logistics; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn của các dự án đầu tư xây dựng trong ngành giao thông để đẩy nhanh tiến độ, tập trung giải ngân các dự án giao thông trọng điểm; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp thất thoát, lãng phí, chậm trễ, vi phạm quy định; chỉ đạo hoàn thiện thủ tục để sớm đầu tư nâng cấp Sân bay Tân Sơn Nhất.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là đối với doanh nghiệp; rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh mang tính áp đặt, không phù hợp theo lĩnh vực quản lý nhà nước được giao; có biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và thu hút khách du lịch; phấn đấu đạt mục tiêu khách du lịch tăng 30%, thu hút trên 13 triệu lượt khách quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; có giải pháp phù hợp khuyến khích tiêu dùng và chi tiêu đối với du khách; tăng cường kiểm tra, giám sát điểm đến và các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, xử lý nghiêm các vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Bộ ngành, địa phương tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực thi pháp luật đất đai, tài nguyên và môi trường trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư; tập trung làm tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và các doanh nghiệp, dự án lớn có nguy cơ lớn gây ô nhiễm môi trường.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp truyền thông, các nhà mạng và trong ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với khu vực doanh nghiệp; bảo đảm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng ngành, lĩnh vực liên quan theo kịch bản đề ra; tập trung đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, chống phá từ các thế lực thù địch; đẩy mạnh thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và từng bước hướng đến các chuẩn mực quốc tế, tận dụng tốt cơ hội dân số trẻ và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện đồng bộ, hiệu quả giải pháp bảo đảm đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu về xã hội trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, bảo đảm đạt được kế hoạch đề ra cho năm 2017; đề cao trách nhiệm người đứng đầu Bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong triển khai thực hiện và có giải pháp xử lý nghiêm lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước cố tình làm chậm, không thực hiện; bảo đảm công khai minh bạch, thực hiện đúng quy định pháp luật trong cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; không để thất thoát vốn, tài sản nhà nước, lợi ích nhóm; xử lý nghiêm các vi phạm; có biện pháp xử lý dứt điểm dự án, doanh nghiệp không hiệu quả, thất thoát, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.