Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Kiên định các mục tiêu đề ra"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan điểm nhất quán trong những tháng cuối năm vẫn là kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm. Theo Thủ tướng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.

Tình hình kinh tế 6 tháng và các giải pháp cho nửa còn lại của năm là trọng tâm phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trong hai ngày qua (2-3/7) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây cũng là phiên họp sơ kết 6 tháng, nên có sự tham gia của lãnh đạo ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thông qua hình thức họp trực tuyến.

Theo đánh giá của Chính phủ, kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt được kết quả khá toàn diện, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra trên tất cả các mặt như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội...

Đáng chú ý là thành công trong kiểm soát lạm phát. Tốc độ tăng giá bắt đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 6,9% so với cùng kỳ, là cơ sở để Chính phủ có thể điều hành lạm phát mục tiêu năm nay ở mức 7-8% và tạo dư địa cho việc thực hiện chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí lãi vay vốn trong những tháng còn lại của năm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nhanh chóng khơi thông dòng vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Ảnh:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nhanh chóng khơi thông dòng vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Mặt bằng lãi suất cũng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%... Trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện,…

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 6 tháng đầu năm ước khoảng 685 triệu USD, bằng 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước cũng như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng lý do là phải tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, tình hình bắt đầu có xu hướng cải thiện hơn trong quý II. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%

Ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào và lãi suất ở mức cao, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao… song 4 tháng gần đây có chiều hướng cải thiện, nhất là công nghiệp chế biến. Chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần.

“Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng nhìn nhận, tình hình kinh tế - xã hội vẫn tồn tại nhiều thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước; lạm phát có chiều hướng giảm ở mức thấp hơn so với định hướng điều hành; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay.

Cho biết những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt trong đó có khó khăn về thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản như lúa gạo, cao su, cá tra…, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mong muốn sớm có chính sách hỗ trợ nông dân thông qua tái cơ cấu nợ, cho vay mới. Đồng thời ông đề xuất có chính sách hợp lý để hỗ trợ các hộ nông dân nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh… Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ rừng,…

Nhấn mạnh chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần nhưng chưa nhiều, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, nhất là qua xúc tiến thương mại ở thị trường ngoài nước và thị trường nội địa.

Các Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh cho rằng cần phải có đánh giá tổng thể hệ thống tiêu thụ nông sản trên thị trường, qua đó xây dựng lại hệ thống các kênh tiêu thụ nông sản hợp lý hơn nhằm đảm bảo lợi ích cho người nông dân; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm của chỉ số giá tiêu dùng. …

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý trong xử lý nợ xấu cần phân tích tường tận cơ cấu nợ và việc xử lý không chỉ chờ đợi vào các giải pháp mang tính dài hạn mà phải áp dụng cả các giải pháp mang tính ngắn hạn và phải triển khai ngay từ lúc này.

Chính phủ khẳng định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo. Ảnh:
Chính phủ khẳng định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan điểm nhất quán trong những tháng cuối năm vẫn là kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi theo Thủ tướng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Đồng thời, theo Thủ tướng, cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.

Bộ Tài chính sẽ có nhiệm vụ tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách, kiểm soát kỹ lại nguồn thu; giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua; thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu đề xuất biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.

Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về lộ trình và phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng; phương án thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo cơ chế thị trường; dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống khủng bố; Tờ trình về dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai...

Theo Chinhphu.vn

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.