Thủ tướng dự Diễn đàn Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Thủ tướng chứng kiến các đơn vị ký kết dự án hợp tác về du lịch.
Thủ tướng chứng kiến các đơn vị ký kết dự án hợp tác về du lịch.
(PLVN) - Sáng nay (12/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam, sự kiện lần đầu tiên được tổ chức nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tham dự Diễn đàn có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM Nguyễn Thành Phong; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng; ông Trần Lưu Quang - Phó Bí thư thường trực Thành Ủy TP HCM.

Hơn 300 đại biểu là đại diện các bộ, ban ngành liên quan, các Sở Du lịch trong cả nước, các đơn vị đào tạo ngành du lịch trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp, chuyên gia… cùng tham dự.

Theo Ban Tổ chức, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và cơ cấu. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã dần được nâng cao.

 

Hiện tại, cả nước có 346 cơ sở đào tạo du lịch các cấp từ sơ cấp đến đại học. Riêng TPHCM có 63 cơ sở đào tạo du lịch (24 đại học, 20 cao đẳng, và 19 trung cấp).

Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn gặp những bất cập trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như quy mô đào tạo tăng mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế.

Thống kê sơ bộ từ ngành du lịch Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng du lịch như hiện nay, đòi hỏi mỗi năm phải đào tạo khoảng 25.000 lao động mới, đồng thời phải đào tạo lại số lượng nhân lực tương tự.

Nước ta có khoảng 1,3 triệu lao động trong lĩnh vực du lịch, chiếm 2,5% tổng số lao động của cả nước, trong đó có khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ.

 

Trong xu thế phát triển, việc tìm ra đáp số cho bài toán nguồn nhân lực du lịch là không đơn giản mà nguyên nhân là những bất cập trong quy mô đào tạo, sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, chính sách và hành lang pháp lý. 

Vì vậy, Diễn đàn sẽ là dịp để cho các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo về du lịch gặp gỡ trao đổi tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam; đánh giá khách quan, toàn diện và khoa học nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam hiện nay; phân tích thực trạng và nhu cầu đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

 

Diễn đàn  tập trung vào 3 chủ đề chính là đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân sự du lịch; ứng dụng hiệu quả công nghệ mới trong đào tạo nhân lực và hoạch định chính sách trong phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn
Các đại biểu tham dự Diễn đàn 

Mở đầu diễn đàn, ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc.

Năm 2018, thành phố thu hút 7,5 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 50% cả nước. Du khách nội địa tăng 16% một năm, năm 2018 thu hút 29 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 36% cả nước.

Từ năm 2001 đến nay, du lịch được TP HCM xác định là 1 trong 9 ngành đóng góp vào sự phát triển thành phố,.

TP HCM cũng phấn đấu đến 2030 thuộc nhóm địa phương có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á. Thành phố đã triển khai đồng bộ giải pháp, trong đó phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm. Hiện thành phố có 140.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, 15% trình độ Đại học, 50% trình độ trung cấp cao đẳng, 5.400 hướng dẫn viên, 63 cơ sở đào tạo ngành du lịch cung cấp 3.000 lao động hàng năm cho cả nước. Phấn đấu đến 2020 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế xã hội và các ngành khác, đồng bộ, sản phẩm đa dạng có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.

Phong-2-8536-1555032432.jpg

Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc.

Mặc dù đạt được kết quả tích cực nhưng ngành du lịch vẫn có khó khăn, đặc biệt là nhân lực. Nguồn nhân lực chỉ mới đáp ứng 70% nhu cầu, thiếu hướng dẫn viên biết nói tiếng Đức, Hàn, Thái...

Ngoài ra thành phố cũng thiếu hướng dẫn viên các thứ tiếng làm hạn chế thu hút khách du lịch. Cùng với đó cơ chế chính sách còn thiếu, nguồn nhân lực cả nước và thành phố đối diện cạnh tranh từ nguồn nhân lực của quốc gia khác khi di chuyển lao động tự do. Đó là những vấn đề khó, phức tạp trong quản lý du lịch. Có những nội dung mới nhưng cũng có những nội dung kéo dài nhiều năm, của cả nước nói chung, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ.

Diễn đàn hôm nay là cơ hội để thảo luận giải pháp tháo gỡ các hạn chế trên. Thành phố kỳ vọng lắng nghe nhiều ý kiến, bài học thực tiễn về quản lý du lịch, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết Nhà nước và cơ sở đào tạo, doanh nghiệp.

Hợp tác mang lại nhiều lợi ích cho du lịch

Các ý kiến tại Diễn đàn cho rằng hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và trường đại học là xu hướng mang lại hiệu quả cao trong đào tạo nhân lực, trong đó có nhân lực du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, liên kết “3 bên” này chưa tốt khi mà vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và trường đại học chưa được thể hiện.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chia sẻ định hướng, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch tại Diễn đàn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chia sẻ định hướng, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch tại Diễn đàn 

Theo chuẩn của các trường đại học quốc tế thì sinh viên du lịch phải có tỉ lệ lý thuyết và thực hành là 50-50. Thực tập được xem là một trong những thành tố chính của chương trình đào tạo ngành khách sạn. Do đó, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp được đánh giá là giải pháp khả thi nhất có thể trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch hiện nay. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng một vấn đề cần giải quyết là ban hành chuẩn chung về nghề du lịch để áp dụng tại các cơ sở đào tạo trên toàn quốc.

Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm phát triển du lịch 

Sau các bài tham luận của lãnh đạo TP HCM, cơ sở đào tạo du lịch và doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có những phát biểu chỉ đạo.

Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến tổ chức Diễn đàn để lắng nghe ý kiến đa chiều về chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Các ngành khác cũng có thể nghiên cứu cách làm này để thu thập ý kiến cho ngành.

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi cho Diễn đàn:

Thứ nhất, mọi người đặt ra câu hỏi nguồn nhân lực có đủ đáp ứng nhu cầu cho ngành du lịch. Nhưng Thủ tướng đặt ngược lại câu hỏi: Ngành du lịch có đủ hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam và quốc tế tham gia không? Các chính sách nghề nghiệp có đủ thu hút?

Thủ tướng tin rằng những công ty có chính sách tốt sẽ trả lời tốt nhất câu hỏi trên. Đó là những công ty có môi trường tốt, văn hóa công ty tốt. Đây không chỉ là câu hỏi cho doanh nghiệp du lịch mà cả cơ quan nhà nước. Du lịch là ngành có tính chất toàn cầu nên khó áp dụng chế độ bảo hộ, chính sách không được rời rạc mà phải tổng thể.

Nguồn nhân lực tốt Thủ tướng đánh giá cao như Viettel, Samsung, Intel... Các quốc gia, doanh nghiệp đều đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam tốt. Do đó môi trường thu hút con người rất quan trọng, cần nghiên cứu vấn đề này.

Vì sao chúng ta chưa có nguồn nhân lực tốt ở trường mình, công ty mình? Ví dụ: khi dùng bữa tại một nhà hàng, có người phục vụ xếp đũa muỗng ở tay trái vì biết rõ người khách này thuận tay trái. Đây là một ví dụ cho thấy họ có chiều sâu trong đào tạo, thấu hiểu du khách.

Câu hỏi thứ hai: Thủ tướng đặt ngược lại. Chúng ta xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn chiếm trên 10% GDP, tạo lan tỏa sâu rộng, vậy chúng ta đã làm gì để tương xứng với hai chữ mũi nhọn? Làm gì để thu hút lao động chất lượng cao? Làm gì để tối ưu hóa nguồn lực sẵn có?

Thủ tướng muốn mở rộng nội hàm chủ đề nguồn nhân lực du lịch. Thủ tướng cho rằng không chỉ các đơn vị, công ty mà người dân, cộng đồng - nơi diễn ra hoạt động du lịch cũng phải tham gia. Nhất là khi năm qua, chúng ta nói nhiều về du lịch cộng đồng. Chính người dân mới là yếu tố quyết định quan trọng trong hệ thống du lịch Việt Nam.

Chúng ta có 346 cơ sở du lịch, mỗi năm nhu cầu du lịch đến 40.000 người nhưng chất lượng mới là vấn đề đặt ra, còn thấp, yếu, chưa học hành đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về văn hóa, ứng xử, thái độ...

Ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn

Cách đây 30 năm, TP HCM có trường du lịch rất nổi tiếng, ai học ra thì làm nghề rất giỏi. Học và hành, các trường hiện nay có đặt yêu cầu đó không? Địa phương và các trường phải giải quyết được vấn đề này. Mô hình công ty trường này là một hình thức rất cần thiết. Nếu làm trường học mà không có thực hành thì rất xa vời với cơ hội nghề nghiệp. Nhìn phong cách phục vụ, người hướng dẫn viên là biết việc có được đào tạo tốt hay không.

Ngoài ra, ứng xử của người dân là yếu tố quan trọng thu hút du lịch. Các địa phương cần thực hiện vấn đề này. Cộng đồng văn hóa rất quan trọng. Tại Hội An có cộng đồng làm du lịch rất tốt, sáng sớm vào xem đồ mà không mua người dân rất vui vẻ, lại còn hướng dẫn đường đi. Những chị bán chè, bán gánh cũng biết thu hút du lịch. Hay như Hội nghị Mỹ - Triều vừa qua, ông bán nước bưng bát nước chè đến tận tay các phóng viên quốc tế, nên du khách ấn tượng vô cùng.

Thủ tướng cho rằng mỗi cá nhân đều có liên quan đến sự phát triển của du lịch Việt Nam. Đó chính là nguồn nhân lực quan trọng chứ không chỉ là nhân lực trong trường lớp đi ra. Thủ tướng nhấn mạnh trong ngành du lịch, tính hiệu quả của nguồn nhân lực gắn liền với giá trị của mỗi con người.

Vậy tại sao chúng ta không phát huy nguồn lực đó? Đó là còn chưa kể nguồn nhân lực lớn trong các ngành văn hóa, lịch sử, truyền thông... Ngành du lịch cần có cơ chế tốt để thu hút nhân sự trong các ngành nghề khác. Cần tập hợp những nhân sự đa ngành để phối hợp làm du lịch tốt hơn. Cách tiếp cận nguồn nhân lực du lịch như Diễn đàn hôm nay góp phần giúp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.

Câu hỏi thứ ba Thủ tướng đặt ra là câu hỏi có tính chiến lược cho các Bộ ngành. Đảng và Nhà nước những năm qua xác định thể chế, nhân lực, hạ tầng là 3 chiến lược hàng đầu, vậy các Bộ ngành đã làm gì để ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn? Thủ tướng nhấn mạnh các Bộ ngành nên thực hiện nghiêm túc chứ không chỉ chờ địa phương thực hiện và cho ý kiến.

Thủ tướng nêu 3 chữ "C" để đưa du lịch thành ngành kinh tế đột phá:

- Con người: Cần nâng cao ý thức, sự hiếu khách, sẵn sàng giúp khách du lịch, đặc biệt người dân bản địa tại địa phương.

- Cơ sở hạ tầng: Hạ tầng du lịch, kết nối giao tông, hạ tầng mềm (văn hóa), điện tử...

- Chiến lược: Làm gì cũng phải có bước đi trước sau, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, phương hướng hành động mỗi năm cùng các ngành khác để cân bằng văn hóa kinh tế môi trường. Đặc biệt là vấn đề đào tạo để nguồn nhân lực không thừa thiếu, số lượng đi cùng chất lượng để phát triển du lịch Việt Nam.

Thủ tướng kỳ vọng sau diễn đàn, các Bộ ngành sẽ có câu trả lời thỏa đáng, giải quyết đúng bản chất vấn đề, tháo gỡ nút thắt, xây chiến lược đúng hướng, khả thi, nhất là trong vấn đề nâng cao nguồn nhân lực cả về lượng và chất, để du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng.

Kết lại bài phát biểu, Thủ tướng đánh giá cao diễn đàn và chúc toàn ngành du lịch Việt Nam, TP HCM, ngành giáo dục thành công.

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.